Công an Hà Nội cảnh báo lừa đảo mua bán khẩu trang qua mạng xã hội
Cơ quan công an lấy lời khai của đối tượng Lê Thị Liên để điều tra vụ lừa đảo bán khẩu trang qua mạng xã hội
Bài liên quan
Công an Hà Nội xử phạt nhiều đối tượng đăng tải thông tin sai sự thật về dịch Covid-19
Hà Nội: Phát hiện công ty sản xuất khẩu trang y tế bằng giấy vệ sinh
Công ty sản xuất khẩu trang bằng giấy vệ sinh sẽ bị xử lý thế nào?
Công ty sản xuất khẩu trang bằng giấy vệ sinh sẽ bị xử lý thế nào?
Hà Nội: Phát hiện công ty sản xuất khẩu trang y tế bằng giấy vệ sinh
Khi có người đặt mua khẩu trang, các đối tượng sẽ yêu cầu yêu cầu người mua chuyển khoản trước tiền hàng. Người mua sẽ không nhận được hàng hoặc khi nhận được chỉ là mấy chiếc khẩu trang vải.
Công an tỉnh Thanh Hóa vừa cho biết, ngày 18/2, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với đối tượng Lê Thị Liên (SN 1992, trú tại xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Trước đó, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa nhận được tin báo của người dân về việc bị một đối tượng lừa bán khẩu trang y tế trên mạng xã hội Facebook, chiếm đoạt gần 600 triệu đồng. Tiến hành điều tra, cơ quan chức năng xác định, Lê Thị Liên chính là đối tượng có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đối tượng Lê Thị Liên bị bắt giữ về hành vi lừa đảo, bán khẩu trang qua mạng xã hội, chiếm đoạt hơn nửa tỷ đồng |
Làm việc với cơ quan điều tra, Lê Thị Liên khai nhận, do cần tiền tiêu xài cá nhân, Liên đã lập tài khoản facebook mang tên "Vy Lê" có địa chỉ ở TP Đà Nẵng và đưa nội dung thông tin hiện đang có một số lượng lớn khẩu trang y tế cần bán của một nhà máy, ai cần mua bao nhiêu cũng có thể đáp ứng được.
Đọc được bài đăng của Liên, ngày 8/2, chị L.T.M (trú tại phường Ngọc Trạo, TP.Thanh Hóa) liên lạc với Liên trên tài khản facebook để hỏi mua khẩu trang.
Sau khi thống nhất giá cả và số lượng mua trong các ngày từ 8-11/2/2020, chị M đã nhiều lần chuyển tiền vào các tài khoản của Lê Thị Liên với tổng số tiền là 566.600.000 đồng để mua 600 thùng khẩu trang y tế. Sau một thời gian chuyển tiền nhưng không thấy hàng gửi về, biết bị lừa nên chị M đã trình báo công an.
Cũng với thủ đoạn trên, Lê Thị Liên đã chiếm đoạt 38,8 triệu đồng của một người dân ở TP Đà nẵng và một người ở tỉnh Cao Bằng. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa tiến hành điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước đó, Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cũng đã bắt giữ đối tượng Nguyễn Văn Bắc (SN 1989; trú tại TT Mậu A, Văn Yên, Yên Bái) để điều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt 350 triệu tiền mua khẩu trang.
Cụ thể, ngày 9/2, Công an quận Cầu Giấy nhận được tin trình báo của chị T (trú tại Nghĩa Tân, Cầu Giấy) về việc bị một đối tượng lừa đảo mua bán khẩu trang qua mạng xã hội facebook. Ngay sau đó, Chỉ huy Công an quận Cầu Giấy đã chỉ đạo các lực lượng khẩn trương xác minh, truy tìm đối tượng gây án.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Công an quận Cầu Giấy đã xác định Nguyễn Văn Bắc (SN 1989; trú tại TT Mậu A, Văn Yên, Yên Bái) là đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền của chị T.
Cảnh sát bắt giữ Nguyễn Văn Bắc - đối tượng lừa đảo mua bán khẩu trang qua mạng xã hội facebook |
Ngày 11/2, Công an quận Cầu Giấy đã bắt giữ Nguyễn Văn Bắc khi đối tượng đang lẩn trốn tại khu vực đường Hoàng Tăng Bí, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm.
Tại cơ quan Công an, Bắc khai nhận đã dùng tài khoản facebook nhắn tin và gọi điện mời chào chị T mua khẩu trang y tế với số lượng lớn. Để tạo niềm tin, Bắc đã chuyển trước cho chị T một thùng khẩu trang. Sau đó, chị T đã chuyển 350 triệu vào tài khoản ngân hàng của Bắc để đặt mua 30 thùng khẩu trang. Khi nhận được tiền, đối tượng đã không gửi hàng và chiếm đoạt số tiền mang đi đánh bạc. Công an quận Cầu Giấy đang củng cố hồ sơ, xử lý đối tượng theo quy định.
Hiện nay nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế ngày càng tăng, Công an thành phố Hà Nội khuyến cáo người dân nên lựa chọn các cơ sở, cửa hàng được cấp phép, có uy tín để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ...
Nếu mua hàng online, người dân cần cảnh giác, tỉnh táo trước các thông tin trên mạng để tránh bị mắc lừa. Khi mua hàng cần kiểm tra kỹ thông tin các tài khoản, lựa chọn địa chỉ uy tín, có công khai thông tin danh tính người bán rõ ràng, hình thức thanh toán minh bạch. Nếu thấy thông tin không rõ ràng, mập mờ thì người dân không thực hiện giao dịch.
Người dân nên hạn chế việc chuyển tiền trước để đặt cọc mua hàng mà không rõ thông tin về người bán; Đối với hàng hóa có giá trị cao, nên trực tiếp kiểm tra hàng trước khi đồng ý mua. Nếu không may là nạn nhân của các vụ lừa đảo, người dân nên đến Cơ quan Công an để trình báo sự việc.