Tag

Cùng 2k7 tự tin chinh phục chương trình giáo dục phổ thông mới

Giáo dục 31/07/2022 10:12
aa
TTTĐ - Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới khó hay dễ? Làm sao để chọn đúng được tổ hợp, định hướng nghề nghiệp cho bản thân là những vấn đề học sinh lớp 10 và phụ huynh đang quan tâm trước thềm năm học mới 2022 - 2023.
Giáo viên THCS chuẩn bị các điều kiện cần thiết thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới Sách giáo khoa mới sẽ khắc phục tình trạng chép văn mẫu trong thi cử Hà Nội chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 3, 7 và 10

Những băn khoăn này đã được giải đáp trong chương trình tư vấn học tập và hướng nghiệp với tên gọi: “Cùng 2k7 tự tin chinh phục chương trình giáo dục phổ thông mới”.

Chương trình GDPT mới lớp 10 khó hay dễ?

Đến thời điểm này, các học sinh lớp 9 chuẩn bị lên lớp 10 đến nay đã hoàn thiện thủ tục nhập học. Theo chương trình GDPT mới, ngoài 7 môn học bắt buộc, học sinh có thể lựa chọn 5 môn học từ 3 nhóm môn Khoa học xã hội (gồm Lịch sử, Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật), Khoa học tự nhiên (gồm Vật lý, Hóa học, Sinh học), nhóm môn Công nghệ và Nghệ thuật (gồm Công nghệ, Tin học, Âm nhạc, Mỹ thuật) và 3 cụm chuyên đề học tập của 3 môn học.

Chia sẻ cùng học sinh, phụ huynh những băn khoăn về chương trình GDPT mới, thầy Nguyễn Danh Chiến - Hiệu trưởng trường THPT Cao Bá Quát (Hà Nội) cho biết: Chương trình GDPT mới không làm khó học sinh mà tập trung vào những cái học sinh cần. Chương trình này chú trọng vào thực hành và giúp học sinh áp dụng kiến thức được học vào thực tiễn. Thay vì đánh giá học sinh qua việc học được gì, chương trình mới sẽ đánh giá học sinh dựa trên việc học sinh hiểu được gì và làm được những gì.

Được tổ chức dưới hình thức livestream trực tuyến, chương trình sẽ đồng hành cùng học sinh 2k7, phụ huynh trong việc lựa chọn môn học tổ hợp và định hướng nghề trong tương lai
Được tổ chức dưới hình thức livestream trực tuyến, chương trình sẽ đồng hành cùng học sinh 2k7, phụ huynh trong việc lựa chọn môn học tổ hợp và định hướng nghề trong tương lai

Thầy Chiến nhấn mạnh: “Chẳng hạn bây giờ, với các thiết bị thông minh như smartphone, máy vi tính có kết nối internet, chúng ta dễ dàng tra cứu một định luật. Thay vì kiểm tra học sinh về việc học thuộc định luật này như trước đây, chương trình mới hướng tới việc giúp cho học sinh có thể thực hành và áp dụng việc học vào cuộc sống thực tiễn và biết cách giải quyết vấn đề”.

Còn theo thầy Vũ Khắc Ngọc - giáo viên môn Hóa học đồng thời là chuyên gia tư vấn hướng nghiệp cho học sinh tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI, đối với chương trình mới, khi số môn học giảm đồng nghĩa với số tiết học trong một môn học sẽ tăng lên, dẫn đến lượng kiến thức trong môn học đó mà học sinh cần tiếp cận sẽ lớn hơn và khó hơn. Tuy nhiên, thầy Ngọc cho biết thêm, đối với những học sinh, khi đã yêu thích một môn học nào thì việc gia tăng thời gian cho môn học này hoàn toàn phù hợp với tâm lý, mong muốn của các em.

Thực tế đối với chương trình cũ, học sinh phải học tập tất cả các môn. Chẳng hạn nhiều học sinh định hướng học khối A sẽ chỉ tập trung vào việc học các môn Toán, Vật lí, Hóa học. Trong trường hợp đó, với những môn học như Lịch sử, Địa lý… các em thường học mang tính chất đối phó, thậm chí mang bài tập của các môn khác ra để làm. Điều này khiến việc học của các em trở nên không hiệu quả và ảnh hưởng đến tinh thần giảng dạy của giáo viên.

Do vậy để việc học hiệu quả, học sinh cần lựa chọn cho mình những môn học phù hợp với sở thích, năng lực. Đối với trường THPT Cao Bá Quát, nếu học sinh đã đăng ký các môn học lựa chọn mà có nguyện vọng thay đổi thì trong thời gian này, học sinh sẽ viết lại phiếu đăng ký và gửi lại cho nhà trường. Việc thay đổi môn học lựa chọn sẽ gặp khó khăn sau ngày khai giảng năm học mới, bởi điều này ảnh hưởng đến việc sắp xếp lớp học và phân công giáo viên phụ trách của nhà trường.

Lựa chọn ngành nghề phù hợp với mình như thế nào?

Bên cạnh vấn đề học tập thì việc hướng nghiệp cũng được đông đảo phụ huynh và học sinh quan tâm. Theo tinh thần của chương trình GDPT mới, học sinh sẽ phải định hướng nghề nghiệp cho bản thân từ giai đoạn lớp 10. Việc quyết định các nhóm môn học lựa chọn giúp giảm áp lực học tập cho học sinh và đồng thời là căn cứ để định hướng nghề nghiệp từ sớm.

Học sinh Lê Ngọc Tường Minh (Hà Nội) bày tỏ băn khoăn: Làm thế nào để lựa chọn được ngành nghề phù hợp với bản thân?

Bằng kinh nghiệm tư vấn hướng nghiệp cho nhiều thế hệ học sinh, thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra 3 bước để học sinh căn cứ lựa chọn ngành, nghề phù hợp: Bước thứ nhất, học sinh phải xác định được tính cách, năng lực của bản thân sẽ phù hợp với những ngành nghề nào.

Theo thầy Ngọc, logic chọn ngành đúng là đầu tiên, học sinh cần xác định được nhóm công việc (kinh tế, y dược, giáo viên, truyền thông, khoa học - kỹ thuật…) sao cho phù hợp tính cách, sở thích. Tiếp theo cần ước lượng với năng lực học tập của mình sẽ phù hợp với những trường nào, ngành nào. Sau đó xem trường đó có những phương thức xét tuyển nào. Từ đó học sinh lựa chọn và vạch ra kế hoạch học tập tương ứng.

Để xác định được tình cách của bản thân phù hợp với ngành nghề nào, thầy Ngọc giới thiệu 2 công cụ trắc nghiệm tính cách là MBTI và Holland Code. Đây là 2 công cụ được học sinh trên thế giới sử dụng để xác định ngành nghề phù hợp dựa trên tính cách. Đặc biệt, học sinh có thể làm bài test miễn phí trên 2 công cụ này tại Cổng huongnghiep.hocmai.vn. Kết quả bài test sẽ được gửi về email cho phụ huynh, học sinh.

Bước thứ hai, học sinh cần xác định nguồn lực của gia đình có phù hợp với ngành nghề mình yêu thích hay không. Thầy Ngọc lấy ví dụ nhiều học sinh mong muốn trở thành phi công. Tuy nhiên học phí đào tạo ngành này rất cao, thậm chí có nơi lên đến cả tỷ đồng; Hoặc đối với ngành bác sĩ - y dược, thời gian đào tạo khá dài (khoảng 6 - 8 năm) thì có phù hợp với điều kiện của gia đình hay không? Đây cũng là những yếu tố mà học sinh cần cân nhắc để tránh việc học trở thành gánh nặng, áp lực về sau.

Bước thứ ba, học sinh cần tìm hiểu về xu hướng nghề nghiệp trong phối cảnh phát triển của xã hội hiện nay. Những ngành nào hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực; những ngành nghề nào sẽ phát triển trong 5-10 năm tới hay những ngành nghề nào đang bão hòa và dư thừa nhân lực… Có được thông tin về điều này sẽ giúp các em học sinh có cơ hội lựa chọn được những ngành nghề tốt trong tương lai.

Để giúp học sinh lớp 9 lên lớp 10 hiểu đúng và định hướng chuẩn về nghề nghiệp trong tương lai, HOCMAI tổ chức chương trình tư vấn học tập và hướng nghiệp với tên gọi: “Cùng 2k7 tự tin chinh phục chương trình GDPT mới”.

Trước những thay đổi của chương trình GDPT 2018, HOCMAI là một trong những đơn vị tiên phong nghiên cứu và xây dựng bộ bài giảng, chương trình dạy học của mình để phù hợp với nội dung trong chương trình GDPT mới của Bộ GD&ĐT. Bên cạnh đó, với mong muốn chuẩn hóa nội dung dạy học, HOCMAI cũng mang chương trình GDPT mới do mình xây dựng theo khung chương trình của Bộ GD&ĐT đi thẩm định tại đơn vị có đủ uy tín và thẩm quyền. Ngày 15/06/2022, Đại học Giáo dục - Đại học QGHN đã trao Giấy chứng nhận “Chương trình học trực tuyến hợp chuẩn với khung chương trình GDPT 2018 của Bộ GD&ĐT” cho Hệ thống Giáo dục HOCMAI.

Các em học sinh có thể truy cập Hocmai.vn và tìm kiếm khóa học tốt 10 để học thử các môn học theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2022 hoàn toàn miễn phí.

Đọc thêm

Hà Nội quy định 7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh Giáo dục

Hà Nội quy định 7 khoản tiền không được phép thu của phụ huynh

TTTĐ - Năm học 2024 - 2025, có 7 khoản thu mà ban đại diện cha mẹ học sinh các trường học ở Hà Nội không được thu của gia đình học sinh.
Lễ khai giảng không quá 60 phút, lấy học sinh làm trung tâm Giáo dục

Lễ khai giảng không quá 60 phút, lấy học sinh làm trung tâm

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội yêu cầu các nhà trường tổ chức lễ khai giảng không quá 60 phút, từ 7h30 - 8h30.
Tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học Giáo dục

Tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học

TTTĐ - Ngày 30/8, Phòng GD&ĐT quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) tổ chức hội nghị tập huấn sử dụng trí tuệ nhân tạo AI trong dạy học và quản trị nhà trường.
Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt Giáo dục

Rộn ràng không khí chuẩn bị khai giảng ở ngôi trường đặc biệt

TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, không khí chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới 2024 - 2025 đang rộn ràng ở ngôi nhà ấm áp Tiểu học Bình Minh.
Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới Giáo dục

Các trường học ở quận Hà Đông sẵn sàng đón năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, các trường học trên địa bàn quận Hà Đông, Hà Nội đã sẵn sàng mọi điều kiện đón học sinh. Đặc biệt, các nhà trường đều chú trọng đảm bảo điều kiện tổ chức ăn bán trú.
Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới Giáo dục

Chủ động khắc phục tình trạng thiếu giáo viên trước thềm năm học mới

TTTĐ - Trước thềm năm học mới 2024 - 2025, tình trạng thiếu giáo viên còn phổ biến ở nhiều địa phương trong đó, Hà Nội không phải là ngoại lệ. Các nhà trường đã chủ động khắc phục tình trạng này bằng nhiều giải pháp khác nhau để sẵn sàng bước vào năm học.
Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025 Giáo dục

Hà Nội tăng 48.000 học sinh năm học 2024 -2025

TTTĐ - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Vương Hương Giang cho biết, năm học 2024-2025, Hà Nội tăng 39 trường mầm non, phổ thông các cấp, tăng 48.000 học sinh…
Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua Giáo dục

Công đoàn Giáo dục Hà Nội đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua

TTTĐ - Đẩy mạnh thực hiện các phong trào thi đua, cuộc vận động mang tính ngành nghề… là một trong những nhiệm vụ trọng tâm sẽ được Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội tiếp tục triển khai trong năm học 2024 - 2025.
Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới Giáo dục

Hà Nội công bố đề minh họa vào lớp 10 theo chương trình mới

TTTĐ - Ngày 29/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố cấu trúc định dạng và đề minh họa kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2025 - 2026.
Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học Giáo dục

Huyện Phúc Thọ ưu tiên nguồn lực phát triển mạng lưới trường học

TTTĐ - UBND huyện Phúc Thọ, Hà Nội, vừa tổ chức tổng kết năm học 2023 - 2024; triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025.
Xem thêm