Tag

Hà Nội chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 3, 7 và 10

Giáo dục 14/04/2022 18:22
aa
TTTĐ - Ngày 14/4, đoàn công tác của Bộ GD&ĐT do Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ dẫn đầu đã kiểm tra việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Hà Nội.
Số lượng thiết bị dạy học tối thiểu mới chỉ đáp ứng được khoảng 56,5% Chủ động lĩnh hội và truyền đạt chương trình giáo dục phổ thông mới Học sinh lớp 1 tự tin, nổi trội hơn khi học chương trình giáo dục phổ thông mới

Đoàn đã trực tiếp dự giờ, thăm lớp học tại các trường học của huyện Mê Linh và làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố dưới hình thức trực tuyến tại điểm cầu UBND huyện Mê Linh.

Báo cáo với đoàn công tác, ông Trần Quốc Đạt, Hiệu trưởng Trường THCS Trưng Vương cho biết: Dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 nhưng công tác dạy học của nhà trường vẫn diễn ra bình thường theo đúng kế hoạch. Từ ngày 6/4, tất cả học sinh của trường đều đã đi học trực tiếp.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố dưới hình thức trực tuyến
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ làm việc với lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cùng các Phòng GD&ĐT, các đơn vị trường học trên địa bàn thành phố dưới hình thức trực tuyến

Để chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhà trường đã chuẩn bị đội ngũ đầy đủ về số lượng, cơ cấu bộ môn và trình độ đáp ứng chương trình mới. Tất cả thầy cô tham gia dạy lớp 6 đều được nghiên cứu về chương trình tổng thể, được tập huấn sách giáo khoa và tham gia lựa chọn sách giáo khoa.

Còn tại trường Tiểu học Tiền Phong A, năm học 2021 - 2022 là năm học thứ 2 triển khai chương trình phổ thông mới, năm học thứ 3 bị ảnh hưởng COVID-19 nên các giáo viên và học sinh đều rất vất vả. Tuy nhiên, nhà trường đã khắc phục mọi khó khăn, dạy học trực tuyến hiệu quả để triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1, lớp 2.

Về việc chuẩn bị cho chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 3, nhà trường đã phân công toàn bộ giáo viên giảng dạy các môn học, theo đó, 70% giáo viên dạy lớp 2 sẽ theo học sinh lên lớp 3 để giúp học sinh không bỡ ngỡ. Nhà trường cũng đã thành lập hội đồng lựa chọn sách giáo khoa, thống nhất trao đổi đề xuất lựa chọn sách. Cùng với đó, nhà trường đã có kế hoạch bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên để 100% đạt chuẩn.

Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội dự giờ một lớp học
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ cùng lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội dự giờ một lớp học

Sẵn sàng đón nhận chương trình giáo dục phổ thông mới, bà Lương Quỳnh Lan, Hiệu trưởng Trường THPT Sơn Tây cho biết, nhà trường đã phổ biến tới tất cả giáo viên tổ chuyên môn. Khi triển khai chương trình mới, có thể đội ngũ giáo viên sẽ thừa thiếu cục bộ. Do đó, nhà trường dự kiến đưa ra các tổ hợp, tư vấn giúp học sinh lựa chọn tổ hợp tối ưu nhất.

Theo báo cáo của Sở GD&ĐT Hà Nội, công tác tổ chức dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1, lớp 2 và lớp 6 có nhiều thuận lợi do đây là năm thứ 2 triển khai, giáo viên có tâm thế, kinh nghiệm hơn.

Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng, vận hành kho học liệu điện tử để hỗ trợ cho giáo viên, cha mẹ học sinh. Dù thời gian dạy học trực tuyến khá dài, song các nhà trường đều khẳng định chất lượng giáo dục đạt yêu cầu.

Để chuẩn bị cho việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 3, lớp 7 và lớp 10 từ năm học 2022-2023, báo cáo từ các nhà trường cho biết đang tích cực chuẩn bị các điều kiện cần thiết, trọng tâm là về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học và đội ngũ giáo viên.

Hà Nội chuẩn bị đầy đủ các điều kiện triển khai Chương trình Giáo dục phổ thông mới với lớp 3, 7 và 10
Học sinh trường Tiểu học Tiền Phong A (huyện Mê Linh)

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhận định: Với tinh thần chủ động, linh hoạt, thích ứng, các trường học ở Hà Nội đã triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đạt chất lượng, bảo đảm tiến độ. Thành phố Hà Nội cũng đạt nhiều kết quả ấn tượng, tiêu biểu về số lượng trường chuẩn quốc gia; số học sinh đoạt giải trong các kỳ thi cấp quốc gia, quốc tế; tiên phong trong việc xây dựng mô hình trường chất lượng cao…

Nhấn mạnh yêu cầu tuyệt đối không lơ là, chủ quan dù dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đề nghị các trường học trên địa bàn thành phố tiếp tục hỗ trợ học sinh, tận dụng tối đa “thời gian vàng” khi học sinh được học trực tiếp để tổ chức dạy học bảo đảm chất lượng.

Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, năm học 2022-2023 là năm học đầu tiên triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với lớp 10, ngành Giáo dục Hà Nội cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết, trong đó lưu ý việc xây dựng các tổ hợp môn phù hợp với điều kiện thực tế về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên ở từng nhà trường.

Đọc thêm

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Xem thêm