Tag

"Cuộc đua nghẹt thở" vào lớp 10 công lập của cha mẹ

Giáo dục 29/06/2021 11:38
aa
TTTĐ - Hôm qua (28/6) có lẽ là ngày đáng nhớ nhất của hơn 90 nghìn cha mẹ học sinh có con thi vào lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội. Nhiều người đã “đau tim” khi xem điểm chuẩn cho con vào phút cuối.
Đáp án, thang điểm các bài thi vào lớp 10 công lập Hà Nội Tương lai vẫn rộng mở với thí sinh không đỗ vào lớp 10 công lập Lưu ý dành cho học sinh khi biết điểm thi vào lớp 10 công lập Hà Nội

“Đau tim” chờ điểm chuẩn

Dù cuộc đua vào lớp 10 trường THPT công lập đã diễn ra trước kỳ thi cả 1 năm nhưng giây phút “nghẹt thở”, “đau tim” nhất có lẽ là khi công bố điểm chuẩn vào lớp 10.

Chị Nguyễn Thu Hòa ở quận Ba Đình kể: “Căng thẳng, hồi hộp từ rất lâu rồi nhưng điều “đau tim” nhất đó là khi chờ điểm chuẩn của các trường. Mấy ngày nay, nhất là ngày 28/6, tôi căng thẳng đến mức không làm được gì, chỉ lo lắng đợi điểm chuẩn. Con trượt thì sao? Nguyện vọng 2 chắc khó đỗ vì các trường trong nội thành đều có tỷ lệ đăng ký đầu vào cao… Dù tin tưởng vào sức học của con nhưng tôi vẫn rất lo lắng”.

Thí sinh điền thông tin trước khi bước vào làm bài thi
Thí sinh điền thông tin trước khi bước vào làm bài thi

Trên diễn đàn mạng xã hội Facebook, sáng nay nhiều mẹ đã chia sẻ về cảm giác “thót tim” khi con đỗ, con trượt…

Chị Đỗ Thảo Nguyên chia sẻ: “Cảm xúc khi nghe tiếng ting ting báo điểm của trường chuyên dù không kỳ vọng đỗ nhưng con cũng tò mò xem để biết kiến thức mình đang đứng ở chỗ nào. “Không trúng tuyển hệ chuyên. Trúng tuyển hệ không chuyên” - kết quả như dự đoán nhưng lại vượt qua sự mong đợi của mẹ. Không sao, mẹ con mình đã tiên liệu như vậy và chả phải buồn con yêu nhỉ.

Nhìn điểm con đạt được mẹ không tin và mắt mình, không biết có phải mẹ hoa mắt không. Ôi! mẹ dụi mắt đến những mấy lần mà lần nào mở mắt ra mẹ cũng thấy kết quả là một. Điểm của con chỉ thiếu một chút là đỗ vào lớp chuyên đã chọn nhưng cũng đủ để đỗ vào 2 lớp chuyên khác và hệ không chuyên của trường… Mẹ vui quá, như người ta khi biết “không trúng tuyển” tâm lý thường rất buồn. Với mẹ, đây là một niềm vui…”.

Nhiều cha mẹ chai sẻ cảm xúc sau khi biết điểm chuẩn các trường
Nhiều cha mẹ chai sẻ cảm xúc sau khi biết điểm chuẩn các trường

Chị Nguyễn Thị Thêu ở quận Long Biên cho hay: “Trải qua những giây phút sống trong không khí của chờ đợi, hồi hộp, lo lắng, hy vọng… mình chưa bao giờ cảm thấy thương con như thế. Mình không dám nói ra nhưng nhìn con đau đáu chờ điểm chuẩn khiến mình thắt gan ruột. Bảng điểm chuẩn đó không chỉ là thông báo con đỗ hay trượt mà nó là cả ước mơ, hoài bãi, khát vọng của con. Vì thế, mình càng áp lực.

Mình cũng đã trải qua nhiều cảm xúc hỷ, nộ, ái, ố… nhưng đến hôm qua thực sự vẫn rất phấp phỏng, thấp thỏm chờ đợi kết quả thi của con. Dù khá tự tin vào khả năng của con nhưng mình vẫn hồi hộp và mong ước cho con thi đỗ để niềm vui được trọn vẹn…

Đúng 18h30, Sở GD&ĐT công bố điểm chuẩn, mình hồi hộp theo nhịp thở của con khi dò điểm và mình vỡ òa niềm vui cùng con khi biết đã đỗ vào trường mong muốn. Dù biết là vui nhưng mình vẫn không khỏi trào nước mắt. Quãng thời gian vừa qua không chỉ là kỳ thi với con mà còn là cuộc đua “nghẹt thở” của cha mẹ. Tuy không nói và thể hiện ra nhưng mình và nhiều cha mẹ khác đã không ngừng lo lắng, âm thầm theo con suốt cả năm lớp 9”.

Nháo nhào tìm phương án

Sau khi biết điểm chuẩn, nhiều cha mẹ vui mừng vì con đỗ nhưng cũng không ít người gạt nỗi buồn để tìm phương án khác khi con không đỗ vào trường công lập.

Có những học sinh dù đạt điểm tương đối cao nhưng vẫn trượt trường top đầu, nguyện vọng 2 cũng mong manh vì ở những trường trong khu vực nội thành, hầu hết số lượng đăng ký đều rất lớn. Điều đáng nói là điểm số của các em cũng không thấp…

Chị Nguyễn Lan Hương ở quận Ba Đình cho biết: “Sau khi biết điểm số, con buồn một, mình buồn mười. Dù thế, mình vẫn phải động viên con và tìm phương án khác cho con. Hôm nay, mình đã đi nhờ tư vấn vài chỗ để xem nên vào nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 hay vào trường dân lập nào đó. Với điểm số là 51,3 thì con vào nguyện 2 hay nguyện vọng 3 hoặc dân lập không khó khăn gì”.

Cũng có nhiều cha mẹ sau khi biết điểm số của con không đủ vào trường đã đăng ký, dù cộng thêm 1 điểm là vừa đủ vào nguyện vọng 2 nhưng cũng vẫn không đủ tự tin chờ đợi. Trong khi đó, nhiều trường dân lập đều nhận hồ sơ ngay sau khi công bố điểm chuẩn của các trường.

Chị Nguyễn Ái Linh ở quận Long Biên chia sẻ: “Con mình thi vào trường THPT Phúc Lợi nhưng thiếu mất nửa điểm. Nguyện vọng 2 của vào trường THPT Thạch Bàn, dù cộng thêm 1 điểm thì vẫn thừa điểm vào trường này tuy nhiên mình vẫn lo. Mình đang nấn ná muốn đợi các trường công bố trúng tuyển nguyện vọng 2 nhưng thời hạn nộp hồ sơ vào một số trường THPT dân lập lại là thời điểm này. Vì thế mình đang rất hoang mang, nếu đợi thì sẽ mất cơ hội vào trường dân lập, mà không đợi, lỡ con trúng nguyện vọng 2 thì sao?”.

Nhiều ý kiến cho rằng, dù đỗ hay trượt thì cánh cửa tương lai của học sinh không chỉ là trường THTP công lập. Các em có rất nhiều cách để bước vào đời, thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Có người từ học nghề mà thành công, cũng có người đi vòng bằng cách học dân lập, cao đẳng nghề, sau đó liên thông lên đại học để thành công…

Thành công bằng cách nào thì tâm lý của cả học sinh và phụ huynh là quan trọng nhất. Hơn ai hết lúc này, cha mẹ nên có tâm lý cởi mở, định hướng cho con, giúp con tự tin, vững bước vào đời dù ở môi trường học tập nào.

Nguyên tắc xét tuyển lớp 10 THPT công lập tại Hà Nội

Học sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 (NV1) được xét tuyển NV2 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 1 điểm.

Học sinh không trúng tuyển NV1 và NV2 được xét tuyển NV3 nhưng phải có điểm xét tuyển cao hơn điểm chuẩn trúng tuyển NV1 của trường ít nhất 2 điểm.

Khi hạ điểm chuẩn, các trường THPT công lập được phép nhận học sinh có NV2, NV3 đủ điều kiện trúng tuyển.

Ngoài phương thức “Xét tuyển” theo quy định nêu trên, các trường không được tổ chức thi tuyển hay sử dụng một phương thức khác để tuyển sinh.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm