Cứu sống cụ ông ngưng tuần hoàn nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo
BS. Tô Hoàng Dương, Phó Trưởng khoa Hồi sức tích cực và chống độc, Bệnh viện Hữu Nghị cho biết: Đây là một ca bệnh rất nặng, tuy nhiên, bệnh nhân hồi phục rất kỳ diệu nhờ kỹ thuật hồi sức tiên tiến. Hiện tại, sức khoẻ bệnh nhân tốt, tỉnh táo, tình trạng hô hấp và huyết động ổn định. Bệnh nhân đã có thể tự ăn uống và đi lại được.
![]() |
Bệnh nhân ngưng tuần hoàn được cứu sống nhờ kỹ thuật tim phổi nhân tạo. Ảnh: BVCC |
Trước đó, rạng sáng ngày 10/1/2025, khoa Hồi sức tích cực tiếp nhận bệnh nhân L.V.L (nam, 71 tuổi, Hà Nội), trong tình trạng ý thức hôn mê sâu, suy hô hấp nặng phải thở máy qua ống nội khí quản, suy tuần hoàn nặng, phải sử dụng thuốc trợ tim và vận mạch liều cao, tình trạng suy đa phủ tạng, nguy cơ tử vong rất cao.
Bệnh nhân nhanh chóng được tiến hành cấp cứu, đánh giá và làm đầy đủ: siêu âm tim mạch, X-quang ngực tại giường và các xét nghiệm cần thiết để tiến hành hội chẩn toàn viện.
Chủ trì hội chẩn bệnh viện, Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Nguyễn Thế Anh, Giám đốc bệnh viện Hữu nghị đã đưa ra kết luận: "Bệnh nhân bị suy hô hấp do tổn thương phổi cấp, biến chứng ngừng tuần hoàn, suy đa phủ tạng. Bệnh nhân cần điều trị tích cực nhất tại khoa Hồi sức tích cực, triển khai kỹ thuật ECMO, lọc máu liên tục, thở máy chế độ chuyên biệt, cũng như đảm bảo các công tác hồi sức toàn diện cho bệnh nhân".
Ngay sau đó, các bác sĩ đã nhanh chóng triển khai kỹ thuật ECMO, cũng như các kỹ thuật hồi sức chuyên sâu khác. Quá trình theo dõi bệnh nhân những ngày sau đó rất tỉ mỉ, sát sao, từng dấu hiệu sống của bệnh nhân.
Sau 1 tuần điều trị tích cực, bệnh nhân có những dấu hiệu cải thiện tốt về hô hấp và tuần hoàn. Bệnh nhân được ngừng kỹ thuật ECMO, cai thở máy, tiếp tục điều trị hỗ trợ phục hồi chức năng hô hấp. Những ngày tiếp sau, tình trạng lâm sàng của bệnh nhân tiến triển tốt, được cho ra viện.
"Kỹ thuật ECMO đã được triển khai tại khoa Hồi sức tích cực từ năm 2021. Trong thời gian vừa qua, nhiều ca bệnh nặng, hiểm nghèo như: Bệnh nhân suy hô hấp cấp tiến triển (ARDS) mức độ nặng, nguy kịch; các trường hợp suy tuần hoàn cấp do nhồi máu cơ tim cấp hoặc viêm cơ tim, sốc phản vệ... đã được cứu sống nhờ áp dụng hiệu quả kỹ thuật hiện đại này", BS. Dương chia sẻ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Phát triển y học cổ truyền là bảo tồn bản sắc, thể hiện tinh thần tự cường dân tộc

Tuyên truyền, hưởng ứng Tuần lễ quốc gia phòng, chống thiên tai

Chuyển cơ quan điều tra xử lý 8 cơ sở kinh doanh thuốc giả

Chủng ngừa người lớn: Hướng đi bền vững trong kỷ nguyên già hóa dân số

Phối hợp xác minh đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả

Tổ chức chiến dịch bổ sung vitamin A kết hợp tẩy giun cho trẻ

Cột mốc mới về chất lượng y tế tại Việt Nam

Cứu sống bệnh nhân viêm màng não do nấm nguy kịch

Khám sức khỏe miễn phí cho 600 nữ công nhân, lao động
