Tag

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

MultiMedia 28/02/2023 22:05
aa
TTTĐ - 20h tối 28/2 tại Nhà hát Lớn Hà Nội đã diễn ra chương trình nghệ thuật đặc biệt với chủ đề "Đề cương về văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử". Chương trình do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức.
80 bức ảnh quý trưng bày tại triển lãm kỷ niệm "Đề cương về văn hóa Việt Nam"

Đến dự chương trình có các đồng chí: Phạm Minh Chính - Thủ tướng Chính phủ; Nguyễn Trọng Nghĩa - Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương; Nguyễn Văn Hùng - Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ VHTTDL; Lê Quốc Minh - Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Trung tướng Trịnh Văn Quyết - Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam và đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương, đông đảo các văn nghệ sĩ.

Các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự chương trình
Các vị Lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham dự chương trình

Văn hóa đang từng bước thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội

Phát biểu khai mạc chương trình, đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết: Là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, Đảng ta luôn quan tâm đến lĩnh vực văn hóa. Ngay từ khi chưa giành được chính quyền, trong Đề cương Văn hóa năm 1943 đã khẳng định phải tiến hành cuộc cách mạng tư tưởng và cách mạng văn hóa tại Việt Nam, thể hiện tư duy, tầm nhìn chiến lược của Đảng về văn hóa.

đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc chương trình
Đồng chí Nguyễn Văn Hùng - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát biểu khai mạc chương trình

Việc xác lập văn hóa là một trong ba mặt trận (chính trị, kinh tế, văn hóa), phát triển Văn hóa theo hướng Dân tộc - Khoa học - Đại chúng là một tất yếu khách quan. Khi Đảng Cộng sản Việt Nam bước lên vũ đài chính trị - bằng lý luận tiền phong dẫn đường, Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã xác định nhiệm vụ Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ”, “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi".

Các tiết mục tại chương trình
Các tiết mục tại chương trình

Các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc, các Nghị quyết chuyên đề của Trung ương, của Bộ Chính trị đều nhấn mạnh Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ Tổ quốc; Văn hóa phải được đặt ngang hàng với Chính trị, Kinh tế. Nền Văn hóa chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển Văn hóa vì sự hoàn thiện nhân cách con người - xây dựng con người để phát triển văn hóa.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

80 năm đã đi qua, hoàn cảnh lịch sử đã có nhiều thay đổi, nhưng những luận điểm, giá trị lý luận, nguyên tắc cốt lõi và giá trị thực tiễn của Đề cương - bản “Tuyên ngôn về văn hóa” đầu tiên này vẫn còn nguyên sức sống, sức ảnh hưởng của mình, đồng thời tiếp tục được vận dụng, kế thừa, bổ sung và hoàn thiện trong đường lối, chủ trương lãnh đạo của Đảng về văn hóa, đó là vai trò, sứ mệnh của văn hóa như nguồn lực nội sinh cho phát triển; Sự gắn kết của văn hóa với kinh tế, chính trị, xã hội; Ý nghĩa trung tâm của con người là chủ thể sáng tạo, đội ngũ văn nghệ sĩ giữ vai trò quan trọng của phát triển văn hóa; Các nguyên tắc vận động của văn hóa; Quá trình chuyển dịch từ ba nguyên tắc dân tộc, khoa học, đại chúng của nền văn hóa cách mạng cho tới các giá trị tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của văn hóa Việt Nam trong giai đoạn phát triển và hội nhập quốc tế.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Mang sứ mệnh khai thông những mạch nguồn văn hóa của dân tộc, Đề cương về văn hóa Việt Nam 1943 đề cao truyền thống đất nước, con người “sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững/ lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa/ Trong và thật sáng hai bờ suy tưởng/ Sống hiên ngang và nhân ái chan hòa”; thấm sâu vào trái tim của triệu triệu người yêu nước để “Ôi! Tổ quốc! Nếu cần, ta chết/ Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông"; Đến tinh thần tương thân, tương ái, sống có nghĩa, có tình, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam lại càng tỏa sáng; Cả dân tộc kết thành một khối thống nhất về ý chí và hành động.

Văn hoá đang từng bước thực sự trở thành nền tảng tinh thần vững chắc của xã hội, cùng với mặt trận chính trị và kinh tế tạo thế “kiềng ba chân” góp phần đưa đất bước vượt qua mọi khó khăn, thử thách vững bước vươn lên.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Hoạt động kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam của Đảng là dịp để các cấp các ngành, toàn thể nhân dân Việt Nam, trong đó có những người thực hành văn hóa, đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ thấm nhuần sâu sắc hơn ý nghĩa lịch sử, ý nghĩa thời đại, những giá trị to lớn, sự trường tồn và tầm ảnh hưởng sâu rộng của Đề cương trong công cuộc kháng chiến kiến quốc cũng như công cuộc đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Nhìn lại để tiến xa hơn, chúng ta được tiếp thêm sức mạnh trước kết quả bước đầu sau hơn một năm thực hiện 6 nhiệm vụ, 4 nhóm giải pháp mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã kết luận tại Hội nghị văn hoá toàn quốc năm 2021, để quyết liệt hành động, khát vọng cống hiến nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; Phát huy giá trị văn hóa, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế” mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đặt ra.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Trong thời điểm hết sức có ý nghĩa này, toàn ngành Văn hóa Việt Nam xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước; Sự ủng hộ, đồng hành của toàn thể các văn nghệ sĩ cùng nhân dân đối với sự nghiệp phát triển văn hóa.

Khẳng định dấu ấn lịch sử và sức lan tỏa của Đề cương về văn hóa bằng ngôn ngữ nghệ thuật

Theo đó, Chương trình nghệ thuật kỷ niệm 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943 - 2023) là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, thông qua chương trình làm nổi bật giá trị những luận điểm cơ bản từ bối cảnh 1943, tiền đề quan trọng để văn hóa Việt Nam phát triển qua nhiều giai đoạn với những điều chỉnh đúng đắn, sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Khẳng định những thành tựu mà văn hóa Việt Nam đã đạt được dưới ánh sáng của bản Đề cương và đường lối văn hóa của Đảng.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Bằng ngôn ngữ nghệ thuật, các nghệ sĩ tham gia chương trình cùng tái hiện, khẳng định những dấu ấn lịch sử và sức lan tỏa của Đề cương về văn hóa trong suốt chặng đường 80 năm qua.

Chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đề cương về văn hóa Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử" gồm 3 chương: Chương 1: Văn hóa soi đường cho quốc dân đi; Chương 2: Văn hóa hóa kháng chiến, kháng chiến hóa văn hóa; Chương 3: "Văn hoá là hồn cốt của dân tộc. Văn hóa còn thì dân tộc còn".

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Chương trình gồm những tiết mục ca, múa, nhạc được dàn dựng công phu, hoành tráng, đặc biệt là quy tụ những nghệ sĩ, ca sĩ nổi tiếng: NSND Quốc Hưng, Trọng Tấn, Viết Danh, Phạm Thu Hà, Thu An, Thu Hằng, Đào Tố Loan, Xuân Hảo, Đức Tuấn, Đinh Trang, Hoàng Tùng, Nhóm Phương Nam, Vũ đoàn Mây...

Các tiết mục tại chương trình

Trong đó hai ca khúc được Ban tổ chức đặt hàng nhạc sĩ viết riêng cho chương trình là "Ngọn đuốc soi đường" (lời: NSND Trần Bình, nhạc: Đức Trịnh), Văn hoá trường tồn cùng dân tộc (Trọng Đài) được dàn dựng khá ấn tượng và cũng là những điểm nhấn của chương trình. Tiết mục khẳng định tầm quan trọng của văn hóa nghệ thuật trong giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Thể hiện ca khúc "Ngọn đuốc soi đường", nam ca sĩ Xuân Hào chia sẻ: “Ca từ trong "Ngọn đuốc soi đường" rất giản dị nhưng lại như có lửa, như một lời hiệu triệu xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Được tham dự chương trình, mỗi nghệ sĩ, ca sĩ chúng tôi đều ý thức hơn về tầm quan trọng của văn hóa, nghệ thuật trong việc giáo dục thế hệ trẻ, xây dựng con người Việt Nam yêu nước, độc lập, tự cường, tự chủ”.

Thu An, cô gái tài sắc quê Ninh Bình đoạt giải Á quân Sao Mai 2022 chia sẻ: “Được tham gia chương trình nghệ thuật đặc biệt này, Thu An rất vinh dự và tự hào, xúc động và cũng rất hạnh phúc khi được mang lời ca tiếng hát lan tỏa tình yêu quê hương đất nước Việt Nam đến với mọi người”.

Đặc sắc chương trình nghệ thuật đặc biệt chào mừng 80 năm ra đời Đề cương về văn hóa Việt Nam

Với ý nghĩa đó, chương trình "Đề cương về văn hoá Việt Nam - Những dấu ấn lịch sử" đã đáp ứng được tiêu chí đặt ra của Ban chỉ đạo, Ban tổ chức khi vừa mang tính chính luận, vừa có dáng dấp sử thi.

Điều này cho thấy, Tổng đạo diễn, NSND Trần Bình cùng ê kíp sáng tạo, Nhà hát Nghệ thuật đương đại Việt Nam cùng các đơn vị phối hợp thực hiện đã rất nỗ lực cố gắng. Mỗi chương trong chương trình đều đã lựa chọn được những ca khúc để tạo nên điểm nhấn cho từng giai đoạn mang dấu ấn lịch sử như đánh giá của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đánh giá.

Đọc thêm

Bài 2: Trải thảm đỏ nhưng Hà Nội vẫn thiếu nhân tài Emagazine

Bài 2: Trải thảm đỏ nhưng Hà Nội vẫn thiếu nhân tài

TTTĐ - Đảng và Nhà nước và thành phố Hà Nội đã có nhiều văn bản hướng dẫn, chiêu mộ nhân tài, mới đây nhất, Luật Thủ đô sửa đổi năm 2024 cũng đã có nhiều đổi mới, trong đó có những điều khoản trọng dụng, thu hút người giỏi. Tuy nhiên, thực tế trong các cơ quan Nhà nước, việc tuyển và sử dụng người giỏi dù trên tinh thần “trải thảm đỏ đón nhân tài” vẫn gặp phải nhiều khó khăn.
Bài 5: Giải pháp xây dựng chi bộ Đảng tại chung cư cao tầng Emagazine

Bài 5: Giải pháp xây dựng chi bộ Đảng tại chung cư cao tầng

TTTĐ - Việc phát triển chi bộ tại khu chung cư đòi hỏi sự nỗ lực và phối hợp đồng bộ từ nhiều phía. Thực hiện tốt các giải pháp sẽ nâng cao chất lượng hoạt động, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng trong mọi mặt đời sống xã hội, từ đó tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững của Thủ đô.
Bài 4: Chi bộ Đảng trong xây dựng văn hóa đời sống Emagazine

Bài 4: Chi bộ Đảng trong xây dựng văn hóa đời sống

TTTĐ - Chi bộ 16 phường Mai Động (quận Hoàng Mai, Hà Nội) có gần 400 đảng viên sinh sống tại 4 tòa nhà: T18, Park 5, Park 6, Park 7 của khu Park Hill Times City. Số lượng cư dân ở các tòa nhà đều rất lớn với tổng 10.257 người. Đây vừa là thuận lợi vừa khó khăn triển khai các hoạt động trên địa bàn. Tuy nhiên, với cách làm minh bạch, sáng tạo, Chi bộ 16 đã quy tụ lòng dân, xây dựng văn hóa đời sống, văn minh đô thị.
Bài 3: Bí thư chi bộ khéo gỡ rối Emagazine

Bài 3: Bí thư chi bộ khéo gỡ rối

TTTĐ - Nhiều người về hưu thường chọn nghỉ ngơi và không tham gia công tác xã hội nữa. Khi được hỏi tại sao lại tham gia, ông Thụ và bà Thoa cười, nói: "Đó cũng chính là điều mà chúng tôi luôn day dứt”. Hai Bí thư chi bộ tuổi ngoài 60 này luôn nhắc bản thân: "Mình phải đầu tàu gương mẫu. Bởi thứ nhất mình là đảng viên, hai nữa là Bí thư chi bộ nên càng phải đầu tàu, gương mẫu trong mọi công việc”.
Bài 2: Một buổi họp của chi bộ ở chung cư Emagazine

Bài 2: Một buổi họp của chi bộ ở chung cư

TTTĐ - Đúng 20h ngày 4/11/2024, 22/25 đảng viên ở Chi bộ Tổ 5 chung cư Homeland (quận Long Biên, Hà Nội) tập trung tại nhà cộng đồng, để họp thường kỳ (3 đảng viên trẻ phải đi công tác nên vắng mặt). Buổi sinh hoạt diễn ra nghiêm túc, đúng nguyên tắc, thủ tục, quy định từ 20h đến 21h30. Nội dung chính cuộc họp là kiểm điểm đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ tháng 10, xác định các nhiệm vụ trọng tâm tháng 11/2024…
Bài 1: Nỗi niềm đảng viên chung cư cao tầng Emagazine

Bài 1: Nỗi niềm đảng viên chung cư cao tầng

TTTĐ - Những tòa nhà cao tầng mọc lên san sát, chung cư trở thành lựa chọn của nhiều người dân Thủ đô, nhất là các gia đình trẻ. Chi bộ Đảng tại các khu chung cư đóng vai trò hạt nhân chính trị, là cầu nối giữa Đảng với Nhân dân. Với sự lãnh đạo của tổ chức Đảng, cư dân sẽ có nơi để chia sẻ, đóng góp ý kiến, cùng nhau giải quyết những vấn đề chung của cộng đồng. Tại các chi bộ này, đảng viên cũng là lực lượng tiên phong trong việc tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng một cộng đồng văn minh, hiện đại.
Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt” MultiMedia

Một thương hiệu quốc gia “Đặc biệt” và “Khác biệt”

TTTĐ - Tại Trung Đông, có một thương hiệu Việt đã gắn bó với người dân gần 30 năm. Tại Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, một sản phẩm quen thuộc của Việt Nam có thể được mua ở nhiều siêu thị lớn nhỏ. Năm 2023, với định giá 3 tỷ đô la, thương hiệu này đã gây chú ý vì sự có mặt của mình trong Top 10 toàn cầu. Đó là một hành trình vừa “đặc biệt” vừa “khác biệt” của thương hiệu quốc gia - Vinamilk - để biến “giấc mơ sữa Việt” thành hiện thực và nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ ngành sữa thế giới.
Bài 1: Mở lối tìm người tài MultiMedia

Bài 1: Mở lối tìm người tài

TTTĐ - Minh chứng này được thể hiện rõ nét nhất tại Luật Thủ đô (sửa đổi) được ban hành có thêm điều quy định việc thu hút, trọng dụng nhân tài, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Việc đưa nội dung mới này vào luật tiếp tục khẳng định tầm quan trọng đặc biệt của nguồn nhân lực và khát khao thu hút nhân tài của Hà Nội.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Xem thêm