Đại biểu Quốc hội: Chính phủ quyết liệt nhưng bộ máy bên dưới thiếu trách nhiệm
![]() |
Ngày 31/10, Quốc hội thảo luận về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2017; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2018 và kế hoạch tài chính - ngân sách nhà nước 3 năm quốc gia 2018 -2020.
![]() |
Nêu ý kiến thảo luận, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương cho rằng, qua báo cáo của Chính phủ, điểm nổi bật nhất, căn bản nhất là cả 1 chỉ tiêu của Quốc hội đều dự kiến đạt và vượt. Đây là điều đáng ghi nhận, thể hiện sự quyết tâm, cố gắng rất lớn trong chỉ đạo điều hành của Chính phủ.
Tuy nhiên, theo đại biểu đang xảy ra tình trạng bộ máy hành chính “trên nóng dưới lạnh”. Trong khi Chính phủ quyết liệt nhưng bộ máy hành pháp bên dưới ở một số nơi không làm tròn nhiệm vụ.
Minh chứng cho nhận định này, đại biểu dẫn chứng về tình trạng buôn lậu. Trong báo cáo của Chính phủ có nêu “tình trạng buôn lậu vẫn đang xảy ra”, nhưng trên thực tế tình trạng này đang phức tạp, “sôi động” trên cả đất liền và trên biển.
ĐB Cương cho biết sau khi nghe báo đài đề cập tình trạng buôn lậu thuốc lá, ông đã đi thực tế để mục sở thị tình trạng này ở một số tỉnh phía Nam và nhận thấy việc vận chuyển thuốc lá lậu khá công khai; thuốc lá lậu cũng được bán công khai ở các chợ Long An, An Giang cho tới TP.HCM. Trong khi đó, suốt 3 ngày đi thực tế tại đây, ông không hề thấy bóng dáng của lực lượng chống buôn lậu ở điểm nóng này.
“Tôi không phủ nhận thành quả chống buôn lậu của các cơ quan chức năng thời gian, nhưng nếu như không tăng cường và chống tiêu cực thì buôn lậu sẽ còn gia tăng từ nay tới Tết Âm lịch", ông Cương trăn trở.
Dẫn chứng thứ 2 được đại biểu đưa ra là tình trạng phá rừng, Thủ tướng yêu cầu đóng cửa rừng tự nhiên, nhưng rừng vẫn không được đóng, những vụ phá rừng ở một số địa phương vẫn xảy ra.
Đại biểu cho biết, từ việc tiếp xúc với một chủ doanh nghiệp trồng rừng, nghe anh ta nói mới biết trồng rừng và giữ rừng rất khó khăn. Với kinh nghiệm thực tế của chủ doanh nghiệp đó, nếu không có tiếp tay của chính quyền sở tại, kiểm lâm thì lâm tặc không thể phá rừng ghê gớm đến như vậy.
“Một cây to có đường kính 1 mét phải 70-100 năm mới có được nhưng với lâm tặc chỉ 15 phút là chặt hạ xong. Một trạm kiểm lâm mỗi đêm có 80-100 xe máy đi qua, mỗi xe chở 4 khúc gỗ và phải nộp cho kiểm lâm 300-400 nghìn đồng tiêu cực thì số tiền bất chính thu về lớn đến thế nào và bao lâu nữa còn đâu là rừng?”, ĐB Cương đặt câu hỏi.
Giải trình ý kiến của đại biểu Nguyễn Sỹ Cương, đại biểu Mai Thị Ánh Tuyết ( đoàn An Giang) cho biết, tỉnh đang tích cực thực hiện các giải pháp chống buôn lậu. Với vai trò là trưởng ban chỉ đạo 389, Thường trực UBND tỉnh đã thường xuyên cùng các lực lượng đôn đốc chỉ đạo và có giải pháp kịp thời.
Về thực trạng buôn lậu mà đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nêu, theo đại biểu Tuyết đây là vấn đề cục bộ, nhất thời ở một thời điểm.
Để việc xử lý chống buôn lậu có hiệu quả, đại biểu này đề nghị Chính phủ quan tâm rà soát các quy định xử lý vi phạm. Bên cạnh đó đề nghị Chính phủ xây dựng đường tuần tra biên giới tăng cường mở rộng lực lượng và trang thiết bị chuyên dụng để giúp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ trong công tác chống buôn lậu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

Bộ máy mới, kỳ vọng mới cho TP Cần Thơ hậu hợp nhất

Hải Phòng: Bổ nhiệm lãnh đạo các cơ quan Đảng, HĐND và UBND TP

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

Đại tá Lưu Nam Tiến giữ chức Chính ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô

Danh sách lãnh đạo các cơ quan chuyên môn của tỉnh Vĩnh Long

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW
