Tag

Đại biểu Quốc hội muốn bỏ HĐND cấp phường ở Hà Nội

Thời sự 29/10/2019 13:19
aa
TTTĐ- Thảo luận tại tổ về Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, thí điểm bỏ HĐND cấp phường là cần thiết bởi bộ máy chính quyền đô thị cấp phường càng cồng kềnh bao nhiêu, càng trì trệ, kém hiệu lực bấy nhiêu.

Đại biểu Quốc hội muốn bỏ HĐND cấp phường ở Hà Nội

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân.

Bài liên quan

Khai mạc kỳ họp thứ 10 HĐND TP Hà Nội khóa XV

Hà Nội xem xét, cho ý kiến 11 nội dung quan trọng trình kỳ họp HĐND TP cuối năm

Hà Nội: Bầu bổ sung 4 Ủy viên UBND thành phố

Tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết được kỳ họp thông qua

Sáng 29/10, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về thí điểm không tổ chức Hội đồng nhân dân tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026,

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân khẳng định, việc trình Quốc hội xem xét, ban hành Nghị quyết về thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 là cần thiết để từng bước đổi mới mô hình tổ chức chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Khi thực hiện thí điểm thì mô hình tổ chức chính quyền địa phương các cấp của thành phố Hà Nội đã có sự phân biệt giữa chính quyền đô thị và chính quyền nông thôn, cụ thể:

Chính quyền đô thị (khu vực nội thành, nội thị) thực hiện thí điểm chính quyền đô thị hai cấp, đó là cấp chính quyền thành phố Hà Nội và cấp chính quyền quận, thị xã (đều có HĐND và UBND). Mô hình tổ chức cấp chính quyền của thành phố Hà Nội và quận, thị xã cơ bản như hiện nay, nhưng có đổi mới các cơ quan chuyên môn trực thuộc phù hợp với tính chất đô thị; đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền giữa chính quyền cấp thành phố cho chính quyền cấp quận, thị xã.

Khi thực hiện thí điểm, UBND phường là cơ quan hành chính trực thuộc UBND quận, thị xã đặt tại địa bàn phường. Nhiệm vụ chính của UBND phường là thực hiện một số công việc cụ thể về quản lý hành chính nhà nước và cung ứng một số dịch vụ công theo phân cấp, ủy quyền của UBND quận, thị xã; hướng dẫn tổ dân phố thực hiện các nhiệm vụ có tính chất tự quản của cộng đồng dân cư trên địa bàn phường.

Chính quyền nông thôn (huyện, xã) sẽ giữ nguyên mô hình chính quyền nông thôn 3 cấp, đó là cấp chính quyền thành phố Hà Nội, cấp chính quyền huyện, thị xã và cấp chính quyền xã, thị trấn (đều có HĐND và UBND). Mô hình tổ chức cấp chính quyền của thành phố Hà Nội và huyện, thị xã, xã, thị trấn cơ bản như hiện nay, nhưng có rà soát để thực hiện các giải pháp nhằm củng cố cấp chính quyền tại các xã, thị trấn thuộc các huyện và các xã thuộc thị xã Sơn Tây theo quy định của pháp luật.

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thực hiện thí điểm gồm 10 điều, quy định việc thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND phường tại Hà Nội bắt đầu từ nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại những phường thực hiện thí điểm, HĐND phường chấm dứt hoạt động khi nhiệm kỳ 2016 - 2021 kết thúc, UBND phường nhiệm kỳ 2016 - 2021 tiếp tục hoạt động cho đến khi UBND phường nhiệm kỳ 2021 - 2026 được thành lập.

Dự thảo cũng quy định rõ nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương quận, thị xã và phường; về áp dụng pháp luật, điều khoản chuyển tiếp và tổ chức thực hiện.

Về hiệu lực thi hành: Nghị quyết có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2020.

Tại báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật tán thành với việc tổ chức 2 cấp chính quyền ở đô thị và 3 cấp chính quyền ở nông thôn như đề xuất của Chính phủ.

Việc tổ chức chính quyền địa phương ở thành phố Hà Nội như trên là phù hợp với chủ trương của Đảng, phù hợp với quy định của Hiến pháp năm 2013 về việc tổ chức chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

Để phù hợp với nội dung, tính chất của việc thí điểm này, một số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật đề nghị xác định lại tên gọi và nội dung của dự thảo Nghị quyết là “Nghị quyết thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội” theo đúng nội dung đề xuất trong Đề án của UBND thành phố Hà Nội. Ủy ban Pháp luật cũng nêu một số đề xuất cụ thể về một số nội dung của dự thảo Nghị quyết như, đề nghị Chính phủ rà soát thật kỹ để bảo đảm tính thống nhất giữa dự thảo văn bản với quy định trong các văn bản khác của hệ thống pháp luật, tránh bỏ sót, bỏ trống nhiệm vụ hoặc xử lý không thỏa đáng trong mối quan hệ với các cơ quan, tổ chức khác ở địa phương.

Về tên gọi của UBND phường, đa số ý kiến trong Ủy ban Pháp luật cho rằng, tuy UBND phường nơi thực hiện thí điểm có sự khác biệt cơ bản về địa vị pháp lý, tính chất và cơ cấu tổ chức, nhưng nhất trí vẫn giữ tên gọi là UBND với những lý do nêu trong Tờ trình của Chính phủ…

Thảo luận tại tổ về Nghị quyết về thí điểm không tổ chức HĐND tại các phường thuộc quận, thị xã của thành phố Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng, thí điểm bỏ HĐND cấp phường là cần thiết bởi, bộ máy chính quyền đô thị cấp phường càng cồng kềnh bao nhiêu càng trì trệ kém hiệu lực hiệu quả bấy nhiêu.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa (TP Hồ Chí Minh) cho rằng, thực tiễn HĐND phường ở một số đô thị thời gian qua hoạt động còn hình thức. “Khi bỏ HĐND phường thì chúng ta phải tăng cường vai trò giám sát của các đại biểu HĐND quận, kể cả đại biểu HĐND cấp thành phố, đại biểu Quốc hội. Vấn đề là phải thiết kết lại một số quy định về chức năng nhiệm vụ của HĐND quận, để người dân ở tất cả các phường vẫn có quyền được tiếp cận các đại biểu của địa phương mình”, đại biểu Trương Trọng Nghĩa nêu ý kiến.

Đọc thêm

Đồng chí Lâm Văn Đoan làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng Nhân sự

Đồng chí Lâm Văn Đoan làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng

TTTĐ - Đồng chí Lâm Văn Đoan, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội của Quốc hội, Đại biểu Quốc hội khóa XV, được phê chuẩn làm Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Lâm Đồng.
Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả, bền vững lâu dài Tiêu điểm

Đưa quan hệ Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển tốt đẹp, hiệu quả, bền vững lâu dài

Ngày 20/3, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam và các cơ quan hữu quan tổ chức chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ”.
Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương Tin tức

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các nghị quyết, kết luận của Trung ương

TTTĐ - Làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội sáng 20/3, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú yêu cầu cấp ủy, chính quyền thành phố phải hết sức chủ động, nội dung gì thuộc thẩm quyền phải tập trung triển khai, không để xảy ra đùn đẩy, né tránh.
Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu Tin tức

Thông qua dự thảo báo cáo kiểm tra với TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu

Sáng 20/3, tại tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Đoàn Kiểm tra số 1908 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã chủ trì Hội nghị thông qua dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra năm 2025 đối với các Ban Thường vụ Thành ủy, Tỉnh ủy các địa phương: TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả Thời sự

Quảng Ninh đảm bảo bộ máy sau tinh gọn phải mạnh, hiệu quả

TTTĐ - Ngày 19/3, đồng chí Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước, Trưởng đoàn kiểm tra, đã chủ trì hội nghị thông qua dự thảo báo cáo của Đoàn kiểm tra số 1907 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh.
Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên Tin tức

Chủ tịch nước dâng hương tại Khu lưu niệm các tiền bối cách mạng ở Hưng Yên

Nhân chuyến công tác tại Hưng Yên, chiều 19/3/2025, Chủ tịch nước Lương Cường đến dâng hương tại Khu lưu niệm Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, Nhà tưởng niệm Trung tướng Nguyễn Bình ở xóm Cả, làng Yên Phú, xã Giai Phạm, huyện Yên Mỹ và Nhà tưởng niệm bà Hoàng Thị Loan, thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở thôn Vân Nội, xã Hồng Tiến, huyện Khoái Châu.
Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn" Tin tức

Xây dựng, hoàn thiện pháp luật phải có tư duy "nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn"

TTTĐ - Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 4 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo Tin tức

Chính phủ thảo luận các dự luật về doanh nghiệp, năng lượng nguyên tử, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo

Ngày 19/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025 để thảo luận và cho ý kiến đối với 6 dự án luật, đề nghị xây dựng luật.
Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới Tin tức

Để cán bộ là yếu tố "then chốt" trong kỷ nguyên mới

TTTĐ - Trong nhiều nhiệm kỳ gần đây, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện toàn diện và đồng bộ các khâu trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tạo nhiều bước tiến quan trọng. Trong đó nổi bật là TP đã đổi mới trong tư duy, cách làm về phân cấp đào tạo bồi dưỡng cán bộ; nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng từng bước đi vào chiều sâu và thưc chất; đổi mới chương trình bồi dưỡng, chú trọng bồi dưỡng cập nhật kiến thức mới và kỹ năng mềm...
Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025 Nhân sự

Ông Nguyễn Mạnh Hùng giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Tây Ninh nhiệm kỳ 2020 - 2025

TTTĐ - Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Tây Ninh.
Xem thêm