Tag

Đại học Luật Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển

Giáo dục 27/03/2021 05:41
aa
TTTĐ - Năm 2021, trường Đại học Luật Hà Nội sẽ bổ sung thêm đối tượng xét tuyển để mở rộng cơ hội cho các em học sinh.
Đại học Luật Hà Nội công bố điểm chuẩn năm 2020 Ông Lê Đình Nghị được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Đó là chia sẻ của Tiến sĩ Lê Đình Nghị - Phó Hiệu trưởng trường Đại học Luật Hà Nội trong chương trình Tư vấn tuyển sinh 2021. Đây là chương trình do Hệ thống Giáo dục HOCMAI phối hợp cùng các trường đại học tổ chức.

Chỉ tiêu tuyển sinh và các ngành đào tạo

Năm 2021 trường Đại học Luật Hà Nội tuyển 2000 chỉ tiêu cho cả 4 ngành, giảm 265 chỉ tiêu so với năm 2020. Theo thầy Lê Đình Nghị, mục đích của việc giảm chỉ tiêu là để nhà trường tập trung nâng cao chất lượng đào tạo với phương châm “chất lượng cao tạo nên giá trị bền vững”. Sự thay đổi về chỉ tiêu tuyển sinh của hệ chính quy cũng dẫn đến việc giảm chỉ tiêu tuyển sinh hệ văn bằng thứ 2 đại học chính quy và hệ vừa làm vừa học.

Từ trái qua phải: Tiến sĩ Lê Đình Nghị, sinh viên Bùi Khánh Thuỳ và tiến sĩ Nguyễn Triều Dương trong chương trình Tư vấn tuyển sinh 2021.
Từ trái qua phải: Tiến sĩ Lê Đình Nghị, sinh viên Bùi Khánh Thuỳ và tiến sĩ Nguyễn Triều Dương trong chương trình Tư vấn tuyển sinh 2021

Trong buổi tư vấn, Tiến sĩ Lê Đình Nghị cũng cho biết, hiện tại trường Đại học Luật Hà Nội đang đào tạo 4 mã ngành. Đó là ngành Luật; ngành Luật kinh tế; ngành Luật thương mại quốc tế và ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý. Trong đó, 2 ngành thu hút sự quan tâm nhiều nhất từ các em học sinh là ngành luật Kinh tế và luật Thương mại quốc tế. Đây là những ngành mà trường Đại học Luật Hà Nội có thế mạnh đào tạo.

Riêng về ngành Ngôn ngữ Anh chuyên ngành Tiếng Anh pháp lý, trường đào tạo tính đến nay đã được 5 năm. Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này ngoài những kiến thức, kĩ năng về ngôn ngữ các em cũng vẫn có những kiến thức và kĩ năng liên quan đến nghề luật. Ngoài ra trường cũng còn liên kết với trường ĐH Arizona (Hoa Kì) để đào tạo chuyên ngành luật.

Bên cạnh đó, sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân có thể học lên cao hơn với những chương trình cao học của trường. Tính đến thời điểm này, trường hiện đang đào tạo 7 chuyên ngành ở cả bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ. “Có thể nói trường ĐH Luật HN là cơ sở đào tạo luật duy nhất ở Việt Nam mà có đầy đủ tất cả các chuyên ngành đào tạo bậc Thạc sĩ và Tiến sĩ”, thầy Nghị chia sẻ.

Đáng chú ý, khoảng 4 năm trở lại đây, trường có tổ chức đào tạo cho sinh viên có thể học cùng lúc 2 chương trình khi mà sinh viên đó đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của nhà trường và phù hợp với quy chế của Bộ GDĐT. Sau khi tốt nghiệp sinh viên đó sẽ được nhận 2 văn bằng.

Mở rộng đối tượng xét tuyển và điểm xét tuyển tối thiểu

Tiến sĩ Nguyễn Triều Dương, Phó trưởng phòng Đào tạo trường ĐH Luật Hà Nội cho biết, năm 2021 phương thức tuyển sinh của nhà trường cũng gần giống phương thức tuyển sinh của năm 2020. Theo đó, nhà trường vẫn tiến hành 3 phương thức tuyển sinh. Phương thức thứ nhất là xét tuyển thẳng theo quy chế của Bộ GDĐT; phương thức thứ 2 là xét trên cơ sở kết quả học bạ của năm lớp 10, lớp 11 và học kì 1 năm lớp 12 cho 2 nhóm (nhóm trường chuyên, trường trọng điểm quốc gia và nhóm trường thường); phương thức thứ 3 là xét tuyển dựa trên kết quả kì thi tốt nghiệp THPT Quốc gia.

Đại học Luật Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển

Giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội cùng các em học sinh trong ngày hội Tư vấn tuyển sinh - Hướng nghiệp.

Theo thầy Dương, năm nay trường Đại học Luật Hà Nội dự kiến dành 30% chỉ tiêu để xét tuyển thẳng và xét tuyển học bạ dành cho các em thuộc trường THPT Chuyên, 10% dành cho trường thường. Còn lại 60% chỉ tiêu dành để xét tuyển dựa trên kết quả kì thi tốt nghiệp THPT.

Tuy nhiên, đề án tuyển sinh năm 2021 có một số điểm mới mà các em cần chú ý.Thứ nhất, trường Đại học Luật Hà Nội bổ sung thêm đối tượng xét tuyển đối với các thí sinh dự các vòng thi tháng, quý, năm của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.

Điểm mới thứ 2, nhà trường mở rộng điểm tối thiểu để xét tuyển cho các tổ hợp. Theo Tiến sĩ Dương, khi tiến hành xét tuyển trên cơ sở học bạ thì điểm mỗi môn trong tổ hợp trung bình chung được nhà trường giảm 0.5 điểm. Như vậy, nhóm xét tuyển trên học bạ được nhà trường mở rộng ra.

“Tôi cho rằng đây là điểm lợi thế với các em, vì gần như đến thời điểm này các em đã có kết quả thi học kì 1 năm lớp 12. Căn cứ vào đó các em học sinh có thể đối chiếu với đề án tuyển sinh của trường và trước kì thi THPT quốc gia các em gần như có thể xác nhận là các em đỗ được vào trường Đại học Luật hay không”, thầy Dương nhận định.

Điểm mới thứ ba là quy đổi ngoại ngữ. Đối với những em có những chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế thì mức độ quy đổi cũng giảm xuống để các em có thể được quy đổi điểm cao hơn các năm trước.

Dự kiến trong tháng 3 trường Đại học Luật Hà Nội sẽ có thông báo của đợt xét đầu tiên. “Chắc chắn chúng tôi sẽ thực hiện việc xét lần 1 và xác định số lượng các em trúng tuyển lần 1. Nếu số sinh viên trúng tuyển đợt 1 mà khi các em nhập học chưa đáp ứng được yêu cầu, chúng tôi sẽ gia hạn cho đợt xét tiếp theo để mở rộng cơ hội cho các em khác có kết quả học tập năm lớp 10, lớp 11 và học kì 1 năm lớp 12 xứng đáng để xét vào trường ĐH Luật HN”, thầy Dương thông tin thêm.

Mức học phí và chính sách hỗ trợ dành cho sinh viên

Tại buổi tư vấn, thầy Lê Đình Nghị đã cung cấp một số thông tin về mức học phí của trường Đại học Luật Hà Nội. Theo thầy Nghị, nếu so với mặt bằng chung của các cơ sở giáo dục đại học áp dụng tự chủ thì mức học phí của trường ĐH Luật với học sinh là rất dễ chịu. Bởi hiện nay, trường vẫn áp dụng mức học phí theo quy định tại Nghị định 86 của Chính phủ, mỗi năm lộ trình tăng không quá 10%. Như vậy trong năm 2021 mức học phí về cơ bản so với năm 2020 cũng tăng không quá 10%.

Đại học Luật Hà Nội mở rộng đối tượng xét tuyển
Tập thể giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội chia sẻ những thông tin hữu ích cho các em học sinh tại buổi Tư vấn tuyển sinh.

Bên cạnh đó, nhà trường có chính sách cấp học bổng nhằm khuyến khích học tập cũng như hỗ trợ cho sinh viên giỏi, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn hoặc gặp những điều kiện bất lợi trong quá trình học tập tại trường.

Ngoài việc áp dụng trích lục quỹ học bổng theo quy định của Bộ GD&ĐT, trường còn xây dựng quỹ học bổng từ nguồn đóng góp của các nhà tài trợ, các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, cựu sinh viên…để hỗ trợ sinh viên trong quá trình các em theo học tại trường.

Về chính sách thực tập đối với sinh viên, chương trình đào tạo của nhà trường áp dụng cho các khóa tuyển sinh 2 năm gần đây đã quy định thực tập là một trong những tín chỉ bắt buộc cho sinh viên Luật. Thầy Nghị cho biết, đây là một yêu cầu rất quan trọng để đưa việc đào tạo luật gắn kết chặt chẽ giữa đào tạo lý thuyết và đào tạo thực tiễn, bổ sung kiến thức, kĩ năng thực hành cho sinh viên Luật.

Quy trình thực tập của sinh viên Đại học Luật Hà Nội như sau: Trước hết nhà trường sẽ có thông báo về kế hoạch để sinh viên đăng kí thực tập. Khi các em hoàn thành thủ tục đăng kí thực tập, nhà trường sẽ tạo cơ hội cho các em bằng cách cấp giấy giới thiệu, nhằm kiểm soát được quá trình thực tập của các em.

Bên cạnh đó, nhà trường cũng làm việc với các đơn vị để quá trình đưa sinh viên đi thực tập được thuận lợi. Những em không tự liên hệ được thì nhà trường sẽ có trách nhiệm và kí kết với các doanh nghiệp, người sử dụng lao động để có các địa điểm thực tập thường xuyên, tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm