Tag

Đại học RMIT có tiến sĩ đầu tiên tốt nghiệp tại Việt Nam

Giáo dục 01/08/2020 00:00
aa
TTTĐ - Chương trình Tiến sĩ tại Đại học RMIT ở Việt Nam đã có tiến sĩ đầu tiên – Tiến sĩ Heather Swenddal. Đây là thành tựu đáng chú ý nhân kỷ niệm 20 năm trường có mặt tại Việt Nam.    
4253 hinh 2 rmit
Đại học RMIT
RMIT giúp khám phá hướng mới để tác động tích cực lên cộng đồng RMIT tăng thêm học bổng cho sinh viên khuyết tật và khó khăn RMIT đóng góp 47 tỉ đồng qua chương trình học bổng thường niên

Trong luận án tiến sĩ của mình, Tiến sĩ Swenddal tập trung tìm hiểu về khoa học quản trị, đặc biệt về đặc tính của những trường đại học quốc tế có cơ sở đặt trên toàn thế giới – mà Đại học RMIT là một ví dụ hoàn hảo.

Tiến sĩ Swenddal chia sẻ rằng bà rất vui khi là tiến sĩ đầu tiên tốt nghiệp từ Đại học RMIT tại Việt Nam.

“Ra mắt chương trình Tiến sĩ tại Việt Nam vào năm 2016 là dấu mốc quan trọng với Đại học RMIT và tôi rất lấy làm vinh dự được có mặt trong hàng ngũ những nghiên cứu sinh đầu tiên của chương trình này”, bà cho hay.

Mối quan tâm dành cho khoa học quản trị của Tiến sĩ Swenddal khơi mầm từ những ngày bà làm việc cho RMIT Việt Nam, và đảm đương các vị trí lãnh đạo và quản lý khác nhau.

“Tôi bắt đầu hứng thú với việc quản trị các phân hiệu đại học ở nước ngoài, đặc biệt với cách mà những giảng viên tại các cơ sở này nhìn nhận vai trò của mình cũng như cơ sở nơi họ đang làm việc trong mối tương quan với tổng thể toàn trường”.

Bà bắt đầu chương trình tiến sĩ vào năm 2016 và thực hiện hầu hết nghiên cứu thực địa và bắt đầu quy trình phân tích dữ liệu dài hơi vào năm 2018.

Để làm luận án, Tiến sĩ Swenddal đã đi đến các cơ sở của những trường đại học quốc tế ở châu Á để phỏng vấn giảng viên các trường này và phát triển lý thuyết về xây dựng bản sắc cá nhân của họ. Vào giữa năm 2018, Tiến sĩ Swenddal cùng chồng rời Việt Nam và trở về Mỹ.

4308 hinh 1 heather swenddal
Tiến sĩ Swenddal

“Từ thời điểm này trở về sau, hành trình của tôi trở nên độc lập hơn. Giáo sư hướng dẫn và tôi vẫn giữ liên lạc thường xuyên, dù cách nhau 12 tiếng đồng hồ. Tuy nhiên, tôi tự thực hiện phần lớn luận án một mình ở nhà”.

Ban đầu tôi vào RMIT làm giáo viên tiếng Anh vào năm 2008. Sau khi quay về Mỹ hoàn tất bằng thạc sĩ giảng dạy tiếng Anh, tôi trở lại cơ sở Nam Sài Gòn thân thương vào năm 2012.

Khi cơ hội lấy bằng tiến sĩ về quản trị tại RMIT Việt Nam đến, tôi lập tức chớp lấy. Tôi may mắn có được hai thầy cô hướng dẫn hết sức tuyệt vời: Giáo sư Mathews Nkhoma và Tiến sĩ Sarah Gumbley”,Tiến sĩ Swenddal chia sẻ.

Giáo sư Mathews Nkhoma hiện là Trưởng khoa Kinh doanh và Quản trị thuộc Đại học RMIT tại Việt Nam.

Ông cho biết: “Nghiên cứu của Tiến sĩ Swenddal đóng góp giá trị cho mảng quản trị giáo dục liên quốc gia đang nổi lên gần đây. Nghiên cứu của bà được giới học thuật quốc tế đón nhận rất tốt.

Nó xem xét việc hình thành bản sắc của tổ chức xuất phát từ nhân viên, điều diễn ra tương tự với các công ty đa quốc gia nơi có đội ngũ nhân viên đa dạng làm việc ở những vị trí địa lý hết sức cách biệt".

Tiến sĩ Swenddal, hiện là Giáo sư trợ lý về quản trị tại trường cao đẳng Nichols ở Massachusetts (Mỹ), cho biết bà cảm thấy hài lòng với quyết định theo học chương trình tiến sĩ. “Kết quả đạt được thật tuyệt vời!”.

Dẫu hành trình làm luận án ngập tràn niềm vui nhưng cũng đầy thách thức. Bà khuyên những ai muốn theo học chương trình tiến sĩ hãy “cân nhắc toàn bộ các yếu tố xem có nên theo đuổi bằng tiến sĩ không và vào thời điểm nào”.

“Làm nghiên cứu sinh thường được ví như tham gia chạy đua marathon -- môn thể thao đòi hỏi sự bền bỉ, cần nhiều năm nỗ lực không ngừng. Bạn biết mình muốn nghiên cứu gì đóng vai trò quan trọng, nhưng sức khoẻ, thói quen, công việc và hoàn cảnh gia đình -- toàn bộ những điều này -- cũng sẽ quyết định thành công của bạn.

Tôi may mắn trên hành trình làm luận án tiến sĩ có thời gian làm việc linh hoạt, có mạng lưới hỗ trợ vững mạnh và kinh nghiệm học thuật từ những năm học thạc sĩ. Nhưng có lẽ quan trọng nhất là tôi có tinh thần làm việc và bền bỉ trong suy nghĩ để tiếp tục tiến lên phía trước dẫu hành trình làm luận án đầy thách thức”,Tiến sĩ Swenddal chia sẻ.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm