Tag

Đảm bảo an toàn tại các hồ chứa thủy lợi trong mùa mưa lũ

Môi trường 09/09/2022 12:00
aa
TTTĐ - Mùa mưa bão năm nay đã đến, trong khi cả nước vẫn còn nhiều công trình thuỷ lợi, hồ chứa xuống cấp chưa được sửa chữa, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn công trình...
Hai dự án hồ chứa nước ở Quảng Nam vẫn đang vướng mặt bằng Cưỡng chế vi phạm lĩnh vực phòng chống thiên tai và khai thác công trình thủy lợi, đê điều Khánh thành “siêu công trình” cống thủy lợi lớn nhất Việt Nam Điểm chuẩn xét tuyển học bạ vào Đại học Thủy lợi cao nhất là 26,5 điểm

Đảm bảo an toàn quy trình xả lũ

Hiện do ảnh hưởng của mưa lớn, mực nước dâng cao đang khiến nhiều nhà máy thủy điện thông báo xả lũ. Tuy nhiên, nếu xả lũ không đúng quy trình, các hồ chứa sẽ là nguy cơ gây “lũ chồng lũ” cho vùng hạ du.

Do đó, việc xả lũ phải được thực hiện đúng quy trình và hệ thống của các cơ quan phòng, chống thiên tai. Các cơ quan nghiên cứu và nhất là các chủ hồ đã rất tích cực và chủ động trong việc ứng phó, phối hợp, hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn, thông tin... cho chính quyền và người dân đối với công tác xả lũ với mục tiêu quan trọng là đảm bảo tính mạng và tài sản của Nhà nước và người dân.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh họa

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, Tìm kiếm, cứu nạn và Phòng thủ dân sự các tỉnh cũng đã có thông báo khẩn để UBND các địa phương, cơ quan, đơn vị, chủ đầu tư đang thi công ven sông, trên sông, các chủ phương tiện vận tải thủy và Nhân dân tại các địa phương thuộc hạ du các hồ đập thủy điện biết để triển khai các công việc cần thiết, đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân.

Ngay từ đầu tháng 6/2022, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã chủ trì các cuộc họp đánh giá vận hành hồ chứa thủy điện tại các tỉnh. Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai cũng đã cử các đoàn công tác xuống các địa phương kiểm tra các khu vực trọng yếu.

Các sông lớn của Việt Nam, trong đó hệ thống lớn nhất đó là sông Hồng và sông Mê Kông chiếm 50% lưu vực và nguồn nước từ các quốc gia thượng nguồn. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã nỗ lực kết nối trao đổi thông tin chia sẻ dữ liệu cơ bản với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Năm nay, mưa lớn và diễn biến dị thường. Theo ghi nhận từ cuối tháng 5, đầu tháng 6 thì lũ đã về. Theo đề nghị của các chủ hồ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống thiên phải linh hoạt điều chỉnh để kích hoạt quy trình vận hành, điều tiết lũ. Thông thường hàng năm, công tác vận hành các hồ chứa thường là giữa mùa hoặc cuối mùa mưa lũ.

Ông Trần Quang Hoài, Phó Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai, Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: "Khi ra quyết định phải xả lũ, Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai đã phải tính đến tất cả kịch bản có nguy cơ rủi ro và rủi ro đến ai, hệ thống công trình ra sao và thậm chí phải tính toán các nguy cơ rủi ro khi phải đóng cửa xả... Khi đóng cửa xả, nước rút quá nhanh sẽ gây ra tình trạng sụt lún, sập mái kè, chân đê".

Kiểm tra, sửa chữa các công trình chứa nước trước mùa mưa bão

Nhằm thực hiện tốt công tác phòng chống thiên tai năm 2022 và hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, nhiều địa phương đã tăng cường công tác kiểm tra, sửa chữa các đập, hồ chứa nước thủy lợi lớn trên địa bàn.

Tại các tỉnh miền núi Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ... hệ thống đập, hồ thủy lợi khá lớn. Đây là những công trình đa dụng, phục vụ sản xuất nông nghiệp, bảo đảm ngăn, thoát lũ và từng bước góp phần phát triển du lịch.

Tuy nhiên, nhiều công trình do xây dựng lâu năm nên đã hư hỏng, xuống cấp, chưa được sửa chữa, nâng cấp hoặc sửa chữa, nâng cấp không đồng bộ ảnh hưởng đến an toàn hồ chứa, hạn chế chức năng tưới, tiêu...

Để kiểm soát an toàn, Yên Bái đã lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho 28 hồ, đập; Lắp đặt thiết bị, hệ thống quan trắc mực nước thấm cho 7/16 hồ; Quan trắc đường bão hòa cho 9/16 hồ; Thiết bị quan trắc mực nước...

Trước tác động của thời tiết, thiên tai ngày càng bất thường, tỉnh Lai Châu đã triển khai nhiều phương án nhằm bảo đảm an toàn công trình hồ, đập thủy lợi, vừa phòng chống thiên tai vừa phục vụ sản xuất cho Nhân dân.

Các tỉnh ở khu vực miền Trung như: Nghệ An, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Trị, Quảng Bình... đã chỉ đạo địa phương, chủ đầu tư công trình hồ, đập khẩn trương thực hiện giải pháp gia cố, khắc phục hạng mục xuống cấp, sạt lở để đảm bảo an toàn cho công trình và vùng hạ du…

Đảm bảo an toàn tại các hồ chứa thủy lợi trong mùa mưa lũ
Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Trần Phước Sơn kiểm tra thực tế tại hồ Đồng Nghệ

Ngày 6/9, UBND TP Đà Nẵng đã có chuyến thị sát các đập, hồ chứa nước thủy lợi lớn trên địa bàn TP gồm: đập An Trạch - Hà Thanh, hồ Hòa Trung, hồ Đồng Nghệ.

Hiện đa số các đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn Đà Nẵng đã được sửa chữa, cải tạo và nâng cấp nhằm đảm bảo vận hành đập, hồ an toàn phục vụ nước tưới tiêu nông nghiệp và nước sinh hoạt cho đời sống trên địa bàn TP.

Tuy nhiên, qua thời gian sử dụng, một số đập, hồ chứa nước thủy lợi bị hư hỏng nhẹ cần phải khắc phục sửa chữa.

UBND TP Đà Nẵng đã chỉ đạo các cơ quan, đơn vị có liên quan khẩn trương sửa chữa hư hỏng các đập, hồ chứa nước thủy lợi trên địa bàn TP.

Cụ thể, giao Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Đà Nẵng lập kế hoạch tổ chức sửa chữa, khắc phục ngay những hư hỏng nhỏ của các đập, hồ chứa nước do đơn vị mình quản lý; Sớm lập hồ sơ sửa chữa những hư hỏng có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn hồ Đồng Nghệ và Hòa Trung; Bố trí lực lượng đảm bảo đủ năng lực chuyên môn để vận hành an toàn các đập, hồ chứa nước...

Tỉnh Quảng Trị có gần 500 công trình thủy lợi, hồ chứa và đập dâng lớn nhỏ với tổng dung tích thiết kế gần 423 triệu m3 nước, phục vụ tưới cho 25.000ha đất canh tác, nuôi trồng thủy sản và cấp nước sinh hoạt.

Hầu hết các công trình được đầu tư xây dựng cách đây hơn 30 năm. Nhiều hồ đập, nhất là công trình nhỏ và vừa đã và đang bị xuống cấp, nguy cơ mất an toàn khi mưa bão. Giai đoạn 2019-2022, từ nguồn vốn vay 214 tỷ đồng của Ngân hàng Thế giới, tỉnh Quảng Trị đã đầu tư nâng cấp, sửa chữa 12 hồ đập thủy lợi lớn.

Đọc thêm

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C Môi trường

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 16/4, nhiều khu vực ngày nắng, có nơi nắng nóng với nền nhiệt trên 35 độ C, chiều tối và đêm có mưa dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng Môi trường

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 15/4, nhiều khu vực ngày nắng, chiều tối có mưa dông, riêng Tây Nguyên và Nam Bộ có nơi nắng nóng với nền nhiệt có nơi trên 35 độ C.
“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường Môi trường

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường

TTTĐ - Sau thành công vang dội tại Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, chương trình nghệ thuật “Hoa và Rác” với thông điệp mạnh mẽ về bảo vệ môi trường đã đến Hà Nội với hai đêm diễn tại Nhà hát Lớn. Đêm nhạc quy tụ 120 nghệ sĩ đến từ Feelings Art House ở thành phố Hồ Chí Minh cùng sự tham gia của nhóm sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Bắc Bộ sáng và đêm trời rét Môi trường

Bắc Bộ sáng và đêm trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 14/4, nhiều khu vực có mưa dông, đề phòng khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ. Riêng khu vực Bắc Bộ trời rét vào sáng và đêm với nền nhiệt ở vùng núi cao có nơi dưới 14 độ C.
Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam Môi trường

Gen Green Platform chính thức ra mắt tại Ngày hội Xanh lớn nhất Việt Nam

TTTĐ - Gen Green Platform - nền tảng sáng tạo độc đáo dành cho cộng đồng sống xanh được Vingroup công bố ra mắt tại Ngày hội Xanh 2025 tổ chức ngày 13/4 tại Ocean City. Đặc biệt, ngày hội vì môi trường có quy mô lớn nhất Việt Nam còn gây ấn tượng với màn xếp chữ kỷ lục “Vì Việt Nam xanh” từ gần 400 xe điện VinFast.
Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh" Xã hội

Hưởng ứng chiến dịch “Trồng 1 tỷ cây xanh"

TTTĐ - Công ty Airbus Việt Nam phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (CNREC) trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường, thực hiện Đề án Quốc gia “Trồng 1 tỷ cây xanh” nhằm phục hồi hệ sinh thái của Việt Nam cũng như ứng phó với biến đổi khí hậu.
Không khí lạnh ảnh hưởng tới Bắc Bộ Môi trường

Không khí lạnh ảnh hưởng tới Bắc Bộ

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 13/4, không khí lạnh ảnh hưởng tới hầu hết Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một phần Trung Trung Bộ kể từ sáng nay. Vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 8, giật cấp 10.
Quảng Nam: Rừng thông trốc gốc, bờ biển tan hoang Xã hội

Quảng Nam: Rừng thông trốc gốc, bờ biển tan hoang

TTTĐ - Hàng trăm mét bờ biển cùng diện tích rừng thông nằm sát bờ biển Cẩm An thời gian qua đã bị xâm thực gây sạt lở nặng.
Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng Môi trường

Xử lý nghiêm tình trạng đổ phế thải trái phép ra sông Hồng

TTTĐ - Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo chí phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.
ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế tặng bà con tỉnh Yên Bái Môi trường

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế tặng bà con tỉnh Yên Bái

TTTĐ - Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.
Xem thêm