Đàn ông Việt Nam thuộc top 10 nước có chiều cao khiêm tốn nhất thế giới
Đáng chú ý, đàn ông Việt Nam thuộc top 10 nước có chiều cao khiêm tốn nhất thế giới. Cụ thể:
1. Indonesia. Chiều cao trung bình: 1,58m.
2. Bolivia. Chiều cao trung bình: 1,6m.
3. Philippines. Chiều cao trung bình: 1,619m.
4. Việt Nam. Chiều cao trung bình: 1,621m.
5. Campuchia. Chiều cao trung bình: 1,625m.
6. Nepal. Chiều cao trung bình: 1,63m.
7. Ecuador. Chiều cao trung bình: 1,635m.
8. Sri Lanka. Chiều cao trung bình: 1,636m.
9. Nigeria. Chiều cao trung bình: 1,638m.
10. Peru. Chiều cao trung bình: 1,64m.
Vấn đề nâng cao tầm vóc người Việt hiện đang được xã hội và Chính phủ quan tâm. Điều đáng nói là về thể chất, trong hơn 30 năm qua, chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam chỉ tăng thêm trên 4,5cm, thấp hơn chuẩn quốc tế 13cm, trung bình mỗi năm chỉ tăng 0,15cm.
Nâng cao tầm vóc cho thế hệ tương lai
Theo đánh giá của các chuyên gia, nếu chúng ta không có giải pháp phù hợp và quyết tâm cao thì đến năm 2050 Việt Nam mới có thể đạt chiều cao trung bình 1,72m như thanh niên Nhật Bản hiện nay. Nhật Bản chính là quốc gia châu Á điển hình cho sự phát triển vượt trội về chiều cao của công dân.
Sau Thế chiến thứ hai, người Nhật Bản có chiều cao trung bình thấp hơn cả Việt Nam. Tuy nhiên, sớm nhận thức được sự “nguy hiểm” của thực trạng này, Chính phủ Nhật Bản đã quyết liệt vào cuộc bằng cách tuyên truyền về chế độ ăn khoa học, phát sữa học đường miễn phí cho học sinh…Đến hôm nay, Nhật Bản đã bỏ xa chúng ta trên bản đồ chiều cao thế giới.
Còn ở Việt Nam, Chính phủ cũng đã nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030 đã được Chính phủ phê duyệt và quyết tâm thực hiện với các chương trình tuyên truyền, bữa ăn học đường, sữa học đường… cũng đang tích cực góp phần vào mục tiêu chung là nâng cao chất lượng nguồn lao động Việt Nam.
Để triển khai hiệu qủa chương trình Sữa học đường, Bộ Y tế, Bộ GD&ĐT và các bộ, ngành liên quan đã xây dựng, ban hành văn bản pháp luật, văn bản hướng dẫn các địa phương, các cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học triển khai công tác y tế trường học, dinh dưỡng học đường và chương trình Sữa học đường.