Tag
Bắc Ninh

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Muôn mặt cuộc sống 07/07/2024 18:10
aa
TTTĐ - Sáng 7/7 (tức ngày 2 tháng 6 năm Giáp Thìn), tại Khu di tích Đền thờ Lý Thường Kiệt, xã Tam Giang, huyện Yên Phong, Hội đồng họ Ngô tỉnh Bắc Ninh tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Việt Quốc công, Thái úy Lý Thường Kiệt (1105-2024).
Nghệ nhân Bắc Ninh mang xe gỗ tới triển lãm quốc tế Nghệ nhân gỗ Bắc Ninh chế tạo xe gỗ từ phác thảo của AI
Đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dâng hương tưởng niệm Thái úy Lý Thường Kiệt.
Đồng chí Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương dâng hương tưởng niệm Thái úy Lý Thường Kiệt (Nguồn: BNO)

Tham dự lễ dâng hương có các đồng chí: Ngô Văn Dụ, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương; Ngô Văn Luật, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bắc Ninh; Ngô Văn Cương, Bí thư Trung ương Đoàn; Ngô Tân Phượng, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh cùng đại diện Họ Ngô Việt Nam các tỉnh, thành phố trong cả nước.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt
Các đại biểu dự sự kiện
Các đại biểu dự sự kiện

Sự kiện có ý nghĩa trọng đại này không chỉ là ngày hội lớn của dòng tộc họ Ngô nói chung, mà còn là dịp để cả nước tri ân công lao to lớn của một trong những danh tướng kiệt xuất nhất trong lịch sử dân tộc. Lễ dâng hương tưởng niệm Thái úy Lý Thường Kiệt đã diễn ra trong không khí trang nghiêm và xúc động, để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người tham dự.

Ban khánh tiết thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang tổ chức tế lễ, tưởng niệm Thái ủy Lý Thường Kiệt.
Ban khánh tiết thôn Vọng Nguyệt, xã Tam Giang tổ chức tế lễ, tưởng niệm Thái ủy Lý Thường Kiệt (Nguồn: BNO)

Phát biểu tại buổi lễ, đại diện lãnh đạo địa phương và dòng họ Ngô đã nhấn mạnh ý nghĩa to lớn của việc tổ chức lễ tưởng niệm. Đây không chỉ là dịp để tri ân công đức của Thái úy Lý Thường Kiệt, mà còn là hoạt động thiết thực nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Lý Thường Kiệt (1019-1105) vốn thuộc họ Ngô, tên thật là Tuấn, tự là Thường Kiệt, sau được ban quốc tính (được mang họ nhà vua), nên gọi là Lý Thường Kiệt.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Từ nhỏ, Lý Thường Kiệt tỏ rõ là người có chí hướng và nghị lực, chăm học tập, rèn luyện cả văn lẫn võ. Dưới triều Lý Thái Tông, ông được bổ nhiệm vào ngạch thị vệ để hầu vua, rồi được thăng dần lên chức Đô trị, trông coi mọi việc trong cung. Đầu triều Lý Thái Tông, ông được phong chức Bổng hành quân hiệu úy (một chức võ quan cao cấp), rồi được thăng Kiểm hiệu thái bảo. Năm 1061, ông được lệnh cầm quân đi trấn yên Thanh - Nghệ. Năm 1069, ông cầm quân đi đánh Champa. Lần này vua Lý Thánh Tông thân chinh, Lý Thường Kiệt được phong đại tướng, chỉ huy đội tiên phong. Sau khi toàn thắng, giữ yên được biên giới phía Nam, Lý Thường Kiệt được ban các chức tước: Phụ quốc thái phó và Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng trụ quốc, Khai quốc công, Thái úy.

Đại diện
Đại diện Câu lạc bộ Người làm báo họ Ngô thành kính dâng hương

Năm 1072, Vua Lý Nhân Tông lên ngôi, Lý Thường Kiệt được giữ chức Đôn quốc thái úy, Đại tướng quân, Đại tư đồ, tước hiệu Thượng phụ công. Với cương vị như Tể tướng, ông gánh vác sứ mệnh trực tiếp tổ chức và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Cuối năm 1076, đại quân Tống chia làm nhiều cánh vượt biên giới, tiến vào nước ta. Tại phòng tuyến sông Cầu, quân Tống thảm bại phải rút chạy về nước. Bài thơ thần “Nam quốc sơn hà” của Lý Thường Kiệt vang lên trên phòng tuyến sông Cầu được coi là Bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Năm 1082, ông thôi chức Tể tướng và được cử về trị nhậm trấn Thanh Hóa. Làm việc ở đây suốt 19 năm trời, đến năm 1101 thì vua Lý Nhân Tông lại mời ông trở về triều giữ lại chức Tể tướng. Lúc này ông đã 82 tuổi nhưng vẫn tình nguyện cầm quân đi đánh giặc Lý Giác ở Diễn Châu (năm 1103), dẹp giặc Chiêm Thành quấy nhiễu ở Bố Chính (năm 1104).

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Lý Thường Kiệt là một trọng thần đã trải ba triều vua (Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Nhân Tông), luôn luôn được triều đình tin tưởng, nể trọng. Từ đời Lý Thánh Tông, ông đã được cất lên ngang hàng các hoàng tử, được vua nhận làm con nuôi và ban hiệu Thiên tử nghĩa nam. Đời Lý Nhân Tông, ông được nhà vua coi như em và ban hiệu Thiên tử nghĩa đệ. Ông mất năm 1105, thọ 86 tuổi. Khi mất được phong tặng Kiểm hiệu Thái úy bình chương quân quốc trọng sự, Việt quốc công, được lập đền thờ ở nhiều nơi.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Dự án đầu tư xây dựng Khu Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt tại xã Tam Giang, huyện Yên Phong được UBND tỉnh phê duyệt gồm 20 hạng mục với tổng mức đầu tư hơn 254 tỷ đồng, khởi công xây dựng năm 2017. Đây là công trình trọng điểm của tỉnh nhằm tôn vinh và tri ân công lao đóng góp của Thái úy Lý Thường Kiệt và Vương triều Nhà Lý đối với lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Dâng hương tưởng niệm 919 năm ngày mất Thái úy Lý Thường Kiệt

Với ý nghĩa lịch sử và các giá trị văn hóa, kiến trúc, Đền thờ Thái úy Lý Thường Kiệt được công nhận là di tích lịch sử cấp tỉnh, nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ tiếp bước cha anh trong công cuộc xây dựng và bảo vệ quê hương, đất nước.

Đọc thêm

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025

TTTĐ - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình vừa ký Công điện số 28/CĐ-TTg ngày 3/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai thực hiện công tác đặc xá năm 2025.
Tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường thanh tra các lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, lãng phí

TTTĐ - Chiều 2/4, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tỉnh Bình Thuận tổ chức họp đánh giá kết quả thực hiện quý I và đề ra nhiệm vụ trọng tâm quý II/2025.
Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

Khánh Hòa long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

TTTĐ - Tối 2/4, tại thành phố Nha Trang, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Khánh Hòa tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng (2/4/1975 - 2/4/2025).
Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây Muôn mặt cuộc sống

Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây

TTTĐ - Với mong muốn giúp các bé thêm yêu thiên nhiên và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, Trường mầm non Đại Kim (Hoàng Mai, Hà Nội) đã tổ chức các hoạt động trải nghiệm “Sáng tạo đồ chơi xanh từ lá cây”. Thông qua hoạt động này cũng giúp trẻ vừa chơi, vừa phát huy trí tưởng tượng, vừa rèn luyện kỹ năng khéo léo.
Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm Muôn mặt cuộc sống

Long An - Nhật Bản: Đối tác tin cậy, hợp tác vươn tầm

TTTĐ - Ngày 31/3, Đoàn công tác xúc tiến đầu tư và kết nối địa phương tỉnh Long An, do Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Út dẫn đầu, đã tổ chức thành công chương trình Xúc tiến Đầu tư Thương mại Long An - Nhật Bản tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản.
Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa Muôn mặt cuộc sống

Đề nghị UNESCO công nhận võ Bình Định là di sản văn hóa

TTTĐ - Võ cổ truyền Bình Định không chỉ là một môn võ thuật, mà còn là kết tinh của tinh thần thượng võ, ý chí tự cường và văn hóa ứng xử cao đẹp của người Việt.
Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn Muôn mặt cuộc sống

Khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc quy mô lớn

TTTĐ - Chiều 31/3/2025, Công an tỉnh Thái Bình tổ chức biểu dương, khen thưởng ban chuyên án triệt phá đường dây đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới hình thức lô đề. Dự và chỉ đạo có đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Đại tá Trần Xuân Ánh, Giám đốc Công an tỉnh.
Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai Muôn mặt cuộc sống

Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai

TTTĐ - Việc giúp người lao động đảm bảo sinh kế sau thiên tai cần một chiến lược dài hạn, kết hợp giữa cứu trợ trước mắt và phát triển bền vững. Chính phủ, doanh nghiệp, tổ chức xã hội và bản thân người lao động cần phối hợp để xây dựng các mô hình kinh tế thích ứng với thiên tai, giảm thiểu rủi ro và đảm bảo việc làm lâu dài.
Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Khởi động Chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025

TTTĐ - Chiều 31/3, Báo Kinh tế & Đô thị phối hợp với Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam (ActionAid Việt Nam), Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) tổ chức Lễ khởi động chương trình truyền thông "Những cống hiến thầm lặng" năm 2025 và Tọa đàm “Giải pháp đảm bảo sinh kế cho người lao động sau thiên tai”.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4

TTTĐ - Trong tháng 4/2025, nhiều chính sách quan trọng sẽ chính thức có hiệu lực, nổi bật là các chính sách liên quan đến quản lý lao động, sửa đổi, bổ sung quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm...
Xem thêm