Dấu ấn công tác chỉ đạo, điều hành phục hồi kinh tế, xã hội Thủ đô
Quyết tâm cao nhất để phục hồi và phát triển kinh tế Thủ đô Nỗ lực vượt khó, bức tranh kinh tế Thủ đô khởi sắc rõ nét Kinh tế Thủ đô có dấu hiệu phục hồi tích cực |
Phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch
Quý I/2022, kinh tế Thủ đô phục hồi rõ nét khi các cân đối lớn được đảm bảo, nhiều dấu hiệu tích cực như: Tăng trưởng 5,83% (cả nước ở mức 5,03%) đúng với khung kịch bản tăng trưởng của thành phố. Các hoạt động sản xuất, kinh doanh có nhiều tín hiệu khởi sắc. Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng quý I tăng 9,1% - cao hơn cùng kỳ (6,8%); Có 6.250 doanh nghiệp thành lập mới với số vốn đăng ký 95 nghìn tỷ đồng; 4.500 doanh nghiệp hoạt động trở lại (tăng 2%).
Từ giữa tháng 3, Hà Nội cùng cả nước mở cửa đón khách du lịch quốc tế. Thị trường du lịch có dấu hiệu ấm lên với nhiều hoạt động được tái khởi động trở lại. Khách du lịch đến Hà Nội (có lưu trú) trong tháng 3 đạt 111.000 lượt, tăng 2,78% so với tháng 2 và tăng 22% so với cùng kỳ...
Cũng trong quý I, thành phố đã trình Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Thành phố đã phê duyệt Quy hoạch chung không gian xây dựng ngầm đô thị trung tâm thành phố Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các Quy hoạch phân khu đô thị sông Hồng, sông Đuống; Phê duyệt thêm 9 nhiệm vụ quy hoạch phân khu thuộc đô thị vệ tinh Sơn Tây, Hòa Lạc...
Cùng với đó, an sinh xã hội được bảo đảm, thành phố đã giải quyết việc làm cho hơn 50 nghìn lao động, tăng 29,2%; Hỗ trợ hơn 2,31 triệu đối tượng lao động gặp khó khăn do ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 theo nghị quyết của Chính phủ với kinh phí hơn 2.353 tỷ đồng.
![]() |
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Thị Tuyến kiểm tra hoạt động sản xuất tại Khu công nghiệp Nội Bài, Hà Nội (Ảnh: Phạm Hùng) |
Để tăng tốc phát triển kinh tế các tháng cuối năm, Hà Nội yêu cầu các cấp, ngành, đơn vị tranh thủ tốt nhất điều kiện thuận lợi khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, tập trung đầu tư nguồn lực đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế theo ngành, lĩnh vực, địa bàn phụ trách; Đồng thời, khắc phục triệt để các hạn chế trong quý I, đặt ra lộ trình tăng tốc phát triển trong quý II, quý III để bảo đảm mục tiêu về đích trong quý IV.
Thành phố cũng quyết liệt thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh; Thực hiện miễn, giảm thuế, hỗ trợ lãi vay, hỗ trợ người lao động...; Tiếp tục đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các công trình trọng điểm, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, tăng cường lưu thông kết nối cung cầu hàng hóa, kích cầu du lịch trong bối cảnh bình thường mới.
Ban hành các giải pháp, sáng kiến sát tình hình thực tiễn
Trong kết quả ấy không chỉ cho thấy quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và Nhân dân Thủ đô mà còn khẳng định hướng đi đúng, sự chỉ đạo bài bản của các cấp chính quyền và Sở, ngành thành phố.
Chia sẻ tại cuộc họp báo của UBND TP Hà Nội hồi tháng 3 vừa qua, ông Lê Anh Quân, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết: Hà Nội đã luôn bám sát sự chỉ đạo của Chính phủ, đồng thời linh hoạt, sáng tạo trong triển khai các kế hoạch, giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế.
Đơn cử như khi thực hiện Nghị quyết số 128 của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh COVID-19, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 246/KH-UBND về phục hồi và phát triển kinh tế thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong quý IV/2021 và các năm 2022, 2023.
![]() |
Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chu Ngọc Anh tiếp đón Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Châu Âu Francs Timmermans nghe giới thiệu về tuyến Metro số 3 của Hà Nội |
Tiếp đó, khi Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11 ngày 30/1/2022 về chương trình phục hồi và phát triển kinh tế thì UBND TP Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 61 ngày 21/3/2022 về triển khai thực hiện các nội dung liên quan đến Nghị quyết 11.
Trong đó, thành phố tập trung triển khai 5 nhóm giải pháp. Đó là: Mở cửa nền kinh tế gắn với đầu tư, nâng cao năng lực về y tế, phòng chống dịch bệnh; Bảo đảm về an sinh xã hội và việc làm; Hỗ trợ, phục hồi các doanh nghiệp, các hợp tác xã, hộ kinh doanh; Đầu tư cải cách kết cấu hạ tầng; Cải cách thể chế, cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Bám sát các nhóm giải pháp trên của Trung ương, thành phố ban hành các giải pháp, sáng kiến để triển khai các nội dung, nhiệm vụ trên. Trong đó, để đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo thuận lợi nhất cho các doạnh nghiệp, cho các hợp tác, hộ kinh doanh hoạt động, thành phố đã xây dựng và điều hành kịch bản về tăng trưởng kinh tế ngay từ đầu năm cho từng quý, từng tháng và từng ngành, từng lĩnh vực.
Bên cạnh đó, thành phố đã ban hành Kế hoạch số 20 ngày 16/1/2022 về phục hồi và phát triển ngành công nghiệp xây dựng; Kế hoạch số 43 ngày 10/2/2022 về phục hồi và phát triển các hoạt động du lịch. Gần đây nhất, ngày 4/4, thành phố đã ban hành phương án số 2 về phục hồi phương án mở cửa các ngành du lịch.
“Đây là những giải pháp rất kịp thời. Trong đó có phân công thực hiện các nhiệm vụ đến từng cơ quan, đơn vị chủ trì thực hiện; Gắn cụ thể thời gian và khối lượng công việc cũng như hiệu quả tiến độ công việc của từng cơ quan, Sở, ban, ngành”, ông Lê Văn Quân cho biết.
Đồng thời, TP Hà Nội đã thực hiện có hiệu quả hai đề án đã ban hành. Đó là Đề án 5742 về hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2021-2025; Đề án về khởi nghiệp sáng tạo tại Quyết định số 4889; Chỉ đạo triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách hỗ trợ cho cộng đồng doanh nghiệp, cộng đồng khởi nghiệp cũng như là hộ kinh doanh để đẩy mạnh, phát huy hiệu quả đầu tư kinh doanh.
Cùng với đó, thành phố triển khai đẩy mạnh giải ngân đầu tư công; Tháo gỡ các dự án đầu tư của thành phố. “Đây là nội dung rất đáng quan tâm, được thành phố triển khai quyết liệt gắn với việc hiện nay chúng ta đang bước vào thời kỳ mới sau thời gian dịch bệnh để phục hồi nền kinh tế, lấy lại đà phát triển”, ông Quân cho biết thêm.
Linh hoạt trong điều kiện chống dịch
Theo Quyền Giám đốc Sở Công thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan, trong quý IV/2021 cũng như quý I/2022, thậm chí trong tháng 3/2022 khi mà dịch “đỉnh điểm” tại Hà Nội, thành phố rất quyết tâm, chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm các giải pháp, các kế hoạch giao cho các Sở, ngành rất rõ người, rõ trách nhiệm.
![]() |
Nhờ chỉ đạo linh hoạt của thành phố, ngành thương mại, dịch vụ vẫn phát triển trong thời điểm dịch bệnh căng thẳng |
Thành phố đã tăng cường phân cấp, phân quyền cho các Sở, ban, ngành và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện, từ công tác chủ lực phòng, chống dịch cũng như tổ chức phục hồi, phát triển kinh tế; Quan tâm đến các ngành nghề, những ngành nào ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh thì tập trung phát triển, những ngành bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh như thương mại, dịch vụ, du lịch thì có giải pháp thích ứng kịp thời.
Chẳng hạn trong ngành Công thương, thành phố đã ban hành các chương trình phục hồi về kích cầu, tháng khuyến mại tập trung, liên kết vùng, bình ổn thị trường; Đồng thời ban hành chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại thành phố năm 2022 để tập trung vào 3 lĩnh vực xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch để phát triển và phục hồi kinh tế.
Trong thời gian chống dịch thành phố đã thực hiện giải pháp lấy tự cung tự cấp, bảo đảm điều kiện cao nhất cho TP Hà Nội và hạn chế việc ảnh hưởng, chịu tác động của thị trường bên ngoài.
Cho biết, ngành bán buôn, bán lẻ đã “cứu cánh” cho ngành thương mại dịch vụ khi thương mại, dịch vụ đang giảm sâu; Có những thời điểm ngành bán buôn, bán lẻ chiếm tỷ trọng tới 89%, bà Trần Thị Phương Lan khẳng định, đấy chính là nhờ sự điều hành linh hoạt của thành phố để làm sao tất cả các ngành phát triển đúng với điều kiện chống dịch; Không bị động trong công tác chống dịch để ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Nhìn lại năm 2021, GRDP của thành phố là 3,92%, tăng trưởng dương cao so với các tỉnh, thành phố cả nước; Quý I/2022, GRDP là 5,83%, cao gấp 1,6 lần so với bình quân chung của cả nước. Chỉ thế thôi đã đủ khẳng định hướng đi đúng trong phục hồi và phát triển kinh tế của Hà Nội và cho thấy năng lực điều hành của chính quyền thành phố trước muôn vàn gian khó.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hà Nội "chốt" phương án 126 xã, phường sau sắp xếp

Xem xét, quyết định nhiều nội dung quan trọng

Hôm nay (29/4), diễn ra kỳ họp chuyên đề HĐND TP Hà Nội

Nâng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Nhật Bản lên tầm cao mới

BCH Đảng bộ TP thông qua phương án 126 phường, xã sau sắp xếp

Bản lĩnh, dân chủ trong sắp xếp cán bộ cơ sở

BCH Đảng bộ TP xem xét Đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Hai Thủ tướng Việt Nam và Nhật Bản xác định trụ cột mới của quan hệ song phương

Đề xuất bỏ thi nâng ngạch công chức, xóa “biên chế suốt đời”
