Tag

Dấu ấn đậm nét của Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục Thủ đô 2021

Giáo dục 15/04/2021 23:40
aa
TTTĐ - Không chỉ quy tụ số lượng lớn cán bộ, giáo viên Thủ đô tham dự, Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục Thủ đô lần thứ V năm 2021 (được tổ chức từ 14-15/4) còn thực sự là sân chơi bổ ích, lý thú để nhà giáo so tài, thể hiện bản lĩnh trong hành trình chuyển đổi số…
Tưng bừng các hoạt động tại Ngày hội Công nghệ thông tin ngành giáo dục Thủ đô

Một trong những hoạt động hấp dẫn của ngày hội là cuộc thi xây dựng bài giảng Elerning và thi các sản phẩm công nghệ thông tin.

Theo đánh giá của Ban tổ chức ngày hội, tiềm năng của công nghệ thông tin phục vụ cho hoạt động giáo dục đào tạo vô cùng lớn, đặc biệt là trong việc đổi mới phương pháp dạy học, môi trường dạy và học. Vì vậy, cuộc thi bài giảng Elearning của tất cả các cấp học, ngành học với nhiều bộ môn được cán bộ quản lý và giáo viên rất quan tâm. Nhiều bài giảng được thực hiện công phu, sáng tạo, đạt chuẩn công nghệ, đáp ứng được nhu cầu tự học, thể hiện kỹ năng công nghệ thông tin và tâm huyết với nghề của giáo viên.

Dấu ấn đậm nét của Ngày hội Công nghệ thông tin ngành Giáo dục Thủ đô 2021
Ban tổ chức khen thưởng các tác giả có phần mềm sáng tạo trong dạy học đoạt giải tại ngày hội. Ảnh: Thanh Hùng

Ban giám khảo đã tổ chức chấm và chọn ra 80 bài giảng có chất lượng tốt nhất ở các cấp học, ngành học vào thi chung khảo, trình diễn trong Ngày hội Công nghệ thông tin lần thứ V.

Một số bài giảng Elearning được Ban giám khảo đánh giá cao nhất trong vòng thi chung khảo là: bài giảng “Không khí sạch đâu rồi” của giáo viên Nguyễn Thị Hoài Nam, trường Mầm non Chim non, quận Hoàn Kiếm; bài giảng môn Lịch sử “Nhà Lý dời đô ra Thăng Long” của giáo viên Nguyễn Hải Yến, Dương Huyền Nga, trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân; bài giảng môn Tự nhiên - Xã hội “Tiêu hóa thức ăn” của giáo viên Trần Thị Mai Trang, trường Tiểu học Bà Triệu, bài giảng môn Ngữ văn “Một thứ quà của lúa non: Cốm” của giáo viên Lê Phương Hà, trường THCS Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân; bài giảng môn Vật Lý “Phản xạ toàn phần” của giáo viên Nguyễn Thị Thơm, Vũ Đình Hùng trường THPT Xuân Khanh, thị xã Sơn Tây...

Đây sẽ là nguồn tư liệu quan trọng giúp cho các thầy giáo, cô giáo và đặc biệt là các em học sinh tìm hiểu kiến thức đơn giản hơn rất nhiều, cải thiện chất lượng học và dạy, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian, tiết kiệm tối ưu về thời gian.

Trong khi đó, cuộc thi các sản phẩm công nghệ thông tin mang đậm nét sáng tạo của cán bộ, giáo viên Hà Nội với các sản phẩm phần mềm, kho học liệu, website và giải pháp công nghệ thông tin. Ban giám khảo đã làm việc khoa học, nghiêm túc với 3 vòng chấm.

Từ hàng nghìn sản phẩm của các đơn vị giáo dục gửi dự thi cấp thành phố, Ban giám khảo đã lựa chọn 2.650 sản phẩm vào vòng chung kết, chấm và trao giải cho 125 sản phẩm, 29 sản phẩm xuất sắc nhất được lựa chọn giới thiệu tại Ngày hội công nghệ thông tin cấp thành phố.

Tiêu biểu là Phần mềm “Ngân hàng trò chơi học tập cuối tuần trên lớp học trực tuyến Google Classroom dành cho học sinh lớp 4” của giáo viên Vũ Thị Tuyết, Vũ Khánh Ly, trường Tiểu học Phương Liệt, quận Thanh Xuân; Hay phần mềm "Vui cùng Toán học" của giáo viên Nguyễn Thị Liên, mầm non Xuân La, quận Tây Hồ...

Các sản phẩm đạt giải đều đã được sử dụng hiệu quả tại cơ sở, được Ban giám khảo đánh giá cao về ý tưởng, hiệu quả, tính khoa học, sư phạm và công nghệ, được xây dựng và lưu giữ khoa học, thuận tiện cho người sử dụng với nhiều nội dung phong phú.

Một số đơn vị có nhiều bài Elearning và sản phẩm công nghệ thông tin được lựa chọn vào vòng chung khảo và được trao giải là Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân; Tiểu học Trần Quốc Toản, quận Hoàn Kiếm; Tiểu học Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng; THCS Thượng Thanh, quận Long Biên...

Theo đánh giá của Sở GD&ĐT Hà Nội, so với ngày hội lần thứ 4, số lượng bài giảng tham gia dự thi nhiều hơn gấp 10 lần với 2.650 bài, phủ đều ở các bộ môn. Về chất lượng bài giảng có chất lượng cao vượt bậc thể hiện qua kỹ thuật xây dựng bài, nhiều thầy cô đã tự mình xây dựng clip minh hoạ xử lý tình huống, trực tiếp quay phim làm tư liệu, bổ sung ngôn ngữ hỗ trợ người khiếm thính. Các câu hỏi tương tác trong bài giảng đã được các thầy cô sử dụng nhuần nhuyễn, sáng tạo giúp cho bài học có nội dung hấp dẫn, cuốn hút.

Qua kỳ thi này, sự thành công nhất mà ban tổ chức nhận được đó là các bài giảng, phần mềm dạy học, kho học liệu trực tuyến đã cung cấp một nguồn tài nguyên phong phú, có chất lượng được thẩm định để phục vụ học sinh Thủ đô có thể tự học mọi lúc, mọi nơi.

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm