Đẩy mạnh bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm địa phương
Gỡ vướng mắc để các cơ sở nghiên cứu quản lý và phát triển tài sản trí tuệ
Theo ĐHQH Nguyễn Thị Lan, Dự thảo luật sửa đổi bổ sung luật Sở hữu trí tuệ lần này trình ra Quốc hội đã phần lớn giải quyết được những khó khăn, vướng mắc phát sinh về vấn đề sở hữu trí tuệ, thúc đẩy hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, chỉnh sửa đã cơ bản đáp ứng được mục tiêu đề ra trong việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ, bảo đảm chất lượng, thể chế hóa đầy đủ chủ trương của Đảng, phù hợp với các cam kết quốc tế theo Hiệp định CPTPP, Hiệp định EVFTA và các điều ước quốc tế khác có liên quan mà Việt Nam là thành viên…
Đặc biệt, Dự thảo Luật đã tiếp thu chỉnh sửa nhiều nội dung quan trọng như giao quyền cho tổ chức cá nhân đăng ký sở hữu trí tuệ đối với tài sản trí tuệ, giống cây trồng được tạo ra mà có sử dụng một phần hoặc toàn bộ từ ngân sách nhà nước một cách tự động và không bồi hoàn như điều 86a, quy định cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa nhà nước, tác giả và tổ chức chủ trì (Như điều 133a, 135, 136a). Đây là một bước tiến lớn trong việc tháo gỡ vướng mắc để các cơ sở nghiên cứu quản lý và phát triển tài sản trí tuệ tạo ra từ nghiên cứu khoa học; Dự thảo luật đã bổ sung nội dung nguồn gen và tri thức bản địa và cho phép góp vốn bằng tài sản trí tuệ nhằm thúc đẩy chuyển giao và thương mại hoá công nghệ.
Đại biểu Nguyễn Thị Lan (đoàn Hà Nội) góp ý tại phiên thảo luận |
Tuy nhiên, để góp phần hoàn thiện thêm Dự thảo luật sửa đổi, bổ sung, ĐBQH Nguyễn Thị Lan đề nghị: “Cần xem xét việc bổ sung các đối tượng khác như giống vật nuôi, công nghệ sinh học, thủy sản và các loại tảo, nấm, VSV, côn trùng, ong… vào Luật, vì hiện nay chúng ta mới chỉ đề cập đến "giống cây trồng". Về giao quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, đại biểu Nguyễn Thị Lan đề nghị, cần xem xét lại hợp lý thời gian nghiên cứu và thời gian cấp bằng bảo hộ các quyền trên.
Mặc dù, Dự thảo Luật đã điều chỉnh thời gian cấp bằng sáng chế không quá 18 tháng nhưng điều này vẫn có thể gây khó khăn cho những đề tài có thời gian nghiên cứu từ 2 -3 năm, hoặc có những đề tài chỉ từ 1 - 2 năm. Điều này dễ dẫn đến hiện tượng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ, các cá nhân, tổ chức thường không thực hiện được nội dung này, đồng nghĩa sẽ ảnh hưởng đến việc bảo hộ các bản quyền công nghệ”.
Giải pháp giúp bảo vệ, khai thác tài sản trí tuệ
Dự thảo Luật cũng đã bổ sung đề cập nhiều hơn về chế tài xử lý các hành vi vi phạm xâm phạm quyền SHTT. Tuy nhiên ĐHQH Nguyễn Thị Lan vẫn đề nghị Quốc hội rà soát nghiên cứu để có cơ chế giám sát kiểm soát mang tính liên ngành, rõ ràng, không chồng chéo nhằm phòng, chống một cách hiệu quả hơn, triệt để hơn các hành vi vi phạm. “Luật mới cần xây dựng cơ sở pháp lý cho việc thiết lập và cơ chế vận hành minh bạch các liên kết hợp tác sáng tạo giữa doanh nghiệp, với người sản xuất, Viện nghiên cứu/trường đại học và Nhà nước. Đây là một giải pháp quan trọng, giúp tạo dựng, bảo vệ và khai thác hiệu quả hơn các tài sản trí tuệ…
ĐBQH Nguyễn Thị Lan cũng đề nghị Quốc hội, Dự thảo Luật tập trung vào đẩy mạnh bảo hộ, phát triển tài sản trí tuệ đối với sản phẩm địa phương, trong đó chú trọng đến các sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù địa phương, hình thành nhiều sản phẩm OCOP có thương hiệu cao, tiềm năng xuất khẩu lớn, góp phần quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp hàng hóa và xây dựng nông thôn mới.
Mặc dù Dự thảo Luật lần này cũng đã bổ sung nội dung nguồn gen và tri thức bản địa nhưng theo ĐHQH Nguyễn Thị Lan, cần làm rõ hơn trong Luật các quy định và biện pháp bảo hộ các nguồn gen, quy trình sản xuất, nguồn vật liệu tạo ra từ kiến thức bản địa của người dân Việt Nam. Đồng thời cũng cần làm rõ cách phân chia lợi nhuận cho cộng đồng bản địa đó. Nguồn gen, vật liệu, kiến thức bản địa là thế mạnh của Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Luật SHTT cần thúc đẩy phát triển các thế mạnh trên trở thành sản phẩm hàng hoá có giá trị cạnh tranh trên thị trường nhưng đồng thời cần bảo hộ được các giá trị này bởi trong bối cảnh hội nhập các tổ chức, quốc gia bên ngoài sẽ tăng cường tìm kiếm, khai thác trong khi chúng ta chưa có hệ thống đủ mạnh để nghiên cứu, phát triển và thương mại. Nếu luật không quy định chặt chẽ thì Việt Nam dễ bị mất đi những nguồn gen sinh vật quý và mất đi bản quyền giá trị khai thác từ nguồn trí tuệ thiên nhiên này.
Ứng dụng CNTT trong truy xuất nguồn gốc sản phẩm bưởi Diễn theo tiêu chuẩn VietGAP TTTĐ - Sáng ngày 2/12/2021, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Công ty Cổ phần Công nghệ và Số hóa ... |
Kinh tế đầu tư - Ngành học nhiều cơ hội việc làm trong tương lai TTTĐ - Tiến trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, xu hướng đầu tư theo dự án ngày càng khẳng định vị thế, do ... |
"Khát" nhân lực ngành Quản lý Tài nguyên và Môi trường tại Việt Nam TTTĐ - Hiện khoa Tài nguyên và Môi trường, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã xây dựng ngành học Quản lý Tài nguyên ... |
Công nghệ thông tin - Ngành học chưa bao giờ hết “hot” TTTĐ - Công nghệ thông tin ngày càng trở thành lựa chọn của nhiều bạn trẻ nhiệt huyết, yêu thích lĩnh vực công nghệ... |