Tag
Hà Nội

Đẩy mạnh công tác phòng chống bệnh tay chân miệng

Tin Y tế 02/04/2025 14:35
aa
TTTĐ - Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng đang gia tăng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã tổ chức giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng trên địa bàn thành phố.
Số ca mắc sốt xuất huyết giảm, tay chân miệng tăng Số ca tay chân miệng, ho gà, sốt xuất huyết tăng Dịch bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng... có xu hướng gia tăng Số trẻ em mắc tay chân miệng, sởi và sốt xuất huyết lại tăng

Số ca mắc tay chân miệng có dấu hiệu gia tăng

Theo CDC Hà Nội, trong tuần qua Hà Nội ghi nhận 186 trường hợp mắc tay chân miệng tại 28 quận, huyện, thị xã; 120 xã, phường, thị trấn, tăng 80 trường hợp so với tuần trước. Trong đó có một số quận, huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân như: Hà Đông 26 ca; Nam Từ Liêm ca, Bắc Từ Liêm 20 ca; Thanh Trì 18 ca; Chương Mỹ 13 ca; Hoài Đức 10 ca.

Cộng dồn từ đầu năm 2025, Hà Nội ghi nhận 582 trường hợp, tăng so với cùng kỳ năm 2024 (300 ca mắc). Bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP HCM (Ảnh: Bộ Y tế)
Bệnh nhi điều trị bệnh tay chân miệng tại các bệnh viện. Ảnh minh hoạ

Bên cạnh đó, trong tuần, toàn thành phố đã ghi nhận 2 ổ dịch tay chân miệng tại Phúc La, Hà Đông và ổ dịch tại phường Thịnh Quang, Đống Đa; cộng dồn từ đầu năm 2025 ghi nhận 8 ổ dịch, còn 4 ổ dịch đang hoạt động tại quận Hà Đông và Đống Đa.

Theo CDC Hà Nội nhận định, số mắc tay chân miệng đang có xu hướng tăng theo chu kỳ dịch hằng năm, chủ yếu là ca bệnh tản phát, ghi nhận một số ổ dịch ở trường mầm non và cộng đồng, dự báo số mắc sẽ tiếp tục tăng.

Để chủ động phòng chống bệnh tay chân miệng, Bộ Y tế khuyến cáo người dân và cộng đồng cần thực hiện các biện pháp rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày (cả người lớn và trẻ em), đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ;

Các gia đình thực hiện tốt vệ sinh ăn uống: ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng;

Mọi người thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường; không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh, phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh;

Đặc biệt khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, phụ huynh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Giám sát chặt chẽ phòng, chống bệnh tay chân miệng

Ngày 1/4/2025, Đoàn công tác Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội đã giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa.

Theo báo cáo lũy tích từ đầu năm đến nay, trên địa bàn quận Đống Đa ghi nhận 89 ca mắc tay chân miệng, trong đó, trên địa bàn phường Thịnh Quang mới ghi nhận 2 ca mắc tay chân miệng.

CDC Hà Nội: Giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Đoàn công tác CDC Hà Nội giám sát công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại phường Thái Thịnh, quận Đống Đa. Ảnh: Sở Y tế

Tại buổi giám sát, Phó chủ tịch UBND phường Thịnh Quang Ngô Vân Anh cho biết: Ngay khi phát hiện 2 ca mắc tay chân miệng trên địa bàn, cán bộ TTYT quận Đống Đa phối hợp với trạm y tế phường Thịnh Quang đã tiến hành điều tra, giám sát, khử khuẩn tại trường học và gia đình bệnh nhân bằng Cloramin B.

Nhà trường đã chủ động thực hiện các biện pháp khử khuẩn và tiến hành vệ sinh lớp học, dụng cụ học tập, đồ chơi hàng ngày của trẻ...

Bên cạnh đó, công tác truyền thông phòng chống dịch thực hiện tuyên truyền hàng ngày trên hệ thống loa truyền thanh của phường, tổ dân phố.

Phường cũng đã ban hành kế hoạch, yêu cầu các trường học trên địa bàn tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng và các dịch bệnh khác, chủ động giám sát phát hiện sớm các ca bệnh tại cộng đồng và trường học để triển khai khoanh vùng, xử lý kịp thời, không để dịch lan rộng...

Đoàn công tác CDC Hà Nội trực tiếp giám sát công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại Nhóm trẻ lớp mẫu giáo độc lập thế giới trẻ thơ tại ngõ Thái Thịnh, phường Thịnh Quang.

Đại diện nhà trường cho biết, ngay sau khi nhà trường phát hiện ca bệnh tay chân miệng đã thông báo cho trạm y tế phường để được hướng dẫn thực hiện các biện pháp xử lý ổ dịch. Trạm y tế phường Thịnh Quang đã cử cán bộ chuyên trách phòng chống dịch trực tiếp xuống điểm trường phối hợp với nhà trường tổ chức thực hiện các biện pháp xử lý dịch.

CDC Hà Nội: Giám sát, hỗ trợ công tác phòng chống bệnh tay chân miệng tại phường Thịnh Quang, quận Đống Đa - Tin tức sự kiện - Cổng thông tin điện tử Sở y tế Hà Nội
Nhà trường tăng cường công tác khử trùng dụng cụ, đồ chơi... của trẻ. Ảnh: Sở Y tế

Trạm đã cấp phát Cloramin B cho nhà trường và hướng dẫn cách pha dung dịch Cloramin B để thực hiện khử trùng dụng cụ, đồ chơi, lau sàn nhà, tay vịn cầu thang, tay nắm cửa...; đồ dùng học sinh như ca, cốc, khăn mặt của trẻ được sử dụng riêng biệt; các cô giáo theo dõi sức khỏe của trẻ hàng ngày... Công tác xử lý ổ dịch tại trường mầm non cơ bản được thực hiện đúng theo quy định.

Đồng thời, cán bộ TTYT quận Đống Đa phối hợp với trạm y tế phường tổ chức điều tra, giám sát ca bệnh tại cộng đồng, xung quanh khu vực ghi nhận ca mắc theo quy định; hướng dẫn hộ gia đình vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, đồ dùng, đồ chơi của trẻ đảm bảo; tuyên truyền đến người dân nâng cao nhận thức và thực hiện các biện pháp phòng bệnh, bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Qua giám sát thực tế, đoàn công tác CDC Hà Nội ghi nhận và đánh giá cao TTYT quận Đống Đa và phường Thịnh Quang đã vào cuộc quyết liệt trong công tác phòng chống dịch bệnh tay chân miệng.

Tuy nhiên, đoàn lưu ý TTYT quận Đống Đa và trạm y tế phường tiếp tục theo dõi tình hình dịch bệnh trên địa bàn, tăng cường giám sát, chủ động phát hiện sớm ca bệnh tại cộng đồng; tổ chức điều tra và xử lý ca bệnh theo quy định;

Trạm y tế thực hiện việc điều tra, lập danh sách các trẻ tiếp xúc gần với bệnh nhân để theo dõi sức khỏe theo quy định, thực hiện công tác giám sát, hướng dẫn và hỗ trợ công tác vệ sinh, khử khuẩn tại các cơ sở giáo dục có ổ dịch tay chân miệng đang hoạt động;

Các đơn vị tăng cường công tác tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh tay chân miệng bằng nhiều hình thức như phát thanh trên hệ thống truyền thanh, sử dụng loa lưu động, treo băng rôn, khẩu hiệu, sử dụng nhóm zalo, phát tờ rơi tuyên truyền trực tiếp tại hộ gia đình để nâng cao nhận thức của người dân trong việc chủ động phòng chống dịch bệnh...

Đối với nhà trường cần tiếp tục duy trì công tác vệ sinh khử khuẩn, vệ sinh lớp học, đồ dùng học tập; có sổ sách theo dõi sức khỏe học sinh; không để học sinh sử dụng chung ca cốc để uống nước; đảm bảo sử dụng nguồn nước sạch theo quy định. Song song với công tác phòng chống bệnh tay chân miệng thì cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh khác như sốt xuất huyết, sởi, cúm mùa..

Đọc thêm

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi trong tuần Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 189 ca mắc sởi trong tuần

TTTĐ - Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng. Trước tình hình này, ngành y tế Thủ đô đang đẩy mạnh các biện pháp tiêm chủng, giám sát và kiểm soát dịch bệnh nhằm hạn chế lây lan.
Mắt có triệu chứng mờ bất thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm Tin Y tế

Mắt có triệu chứng mờ bất thường cảnh báo bệnh lý nguy hiểm

TTTĐ - Ngày 1/4, theo thông tin của Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bệnh viện đã thăm khám cho bệnh nhân với triệu chứng nhìn mờ một mắt suốt 5 ngày. Tuy nhiên đây lại là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm có nguy cơ gây mù loà mà nhiều người thường chủ quan bỏ qua.
Đẩy nhanh tiêm vắc xin sởi, nhiều nơi tiêm vét trong đầu tháng 4/2025 Tin Y tế

Đẩy nhanh tiêm vắc xin sởi, nhiều nơi tiêm vét trong đầu tháng 4/2025

TTTĐ - Tính đến ngày 31/3, toàn quốc ghi nhận đã tiêm được 682 nghìn mũi vắc xin sởi. Tuy nhiên, tỉ lệ tiêm chủng vẫn chưa "cán đích", các địa phương cần tiếp tục đẩy nhanh tiêm vét, tăng cường phân luồng, thu dung, điều trị...
Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt Tin Y tế

Nguy cơ trẻ mù mắt vì trò chơi súng cao su bắn bi sắt

TTTĐ - Mới đây, bệnh viện Mắt Trung ương tiếp nhận một bệnh nhi Giàng A Hiếu gặp tổn thương nghiêm trọng ở mắt trái sau khi chơi trò súng cao su bắn bi sắt. Các bác sĩ cảnh báo đây là trò chơi rất nguy hiểm có thể gây mù mắt ở trẻ em
Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng Tin Y tế

Số mắc sởi tiếp tục tăng, chủ yếu là đối tượng chưa tiêm chủng

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/3 đến ngày 28/3), toàn thành phố ghi nhận 189 trường hợp mắc sởi tại 28 quận, huyện; không có ca tử vong.
Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi Tin Y tế

Sẵn sàng đáp ứng công tác thu dung, điều trị bệnh nhân mắc sởi

TTTĐ - Từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận gần 300 ca mắc sởi điều trị nội trú và hơn 100 ca mắc sởi điều trị ngoại trú.
Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng Tin Y tế

Nhiễm ký sinh trùng, cụ ông 72 tuổi biến chứng nghiêm trọng

TTTĐ - Ngày 31/3, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, cụ ông B.V.C (72 tuổi, ở Hòa Bình) vừa được chuyển đến bệnh viện trong tình trạng nguy kịch do nhiễm giun lươn lan tỏa – một dạng nhiễm ký sinh trùng nặng có thể gây biến chứng nghiêm trọng ở người suy giảm miễn dịch.
Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường Tin Y tế

Thực hiện thành công ca ghép da tự thân cho bệnh nhân tiểu đường

TTTĐ - Khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa huyện Quốc Oai đã tiếp nhận và điều trị thành công cho bệnh nhân N.Đ.M (61 tuổi, trú tại Cấn Hữu, Quốc Oai), nhập viện với vết thương mất da ở cẳng chân phải, sưng nề, chảy dịch kéo dài không lành.
Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông Tin Y tế

Xem xét đình chỉ hoạt động phòng khám đa khoa An Đông

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế TP Hồ Chí Minh đã tiến hành kiểm tra đột xuất Phòng khám đa khoa An Đông, qua đó phát hiện nhiều dấu hiệu vi phạm.
Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV Tin Y tế

Mỗi năm Việt Nam có 6.200 ca ung thư liên quan đến HPV

TTTĐ - Ngày 29/3, Bộ Y tế chính thức phát động Chiến dịch truyền thông toàn quốc “Vì một Việt Nam không gánh nặng bởi HPV” với sự phối hợp tổ chức giữa Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khỏe Trung ương và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, nhằm mục tiêu nâng cao nhận thức, kêu gọi phòng ngừa các bệnh lý và ung thư do vi rút HPV (Human Papillomavirus) gây ra.
Xem thêm