Tag

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Giáo dục 19/04/2025 08:48
aa
TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Lựa chọn ngành nghề - nỗi băn khoăn không chỉ của học sinh? Hơn 1.000 học sinh được tư vấn chọn ngành nghề luật, kinh tế 5 bước chọn ngành nghề phù hợp với bản thân Đồng hành cùng học sinh trên con đường lựa chọn ngành nghề

20% thí sinh trúng tuyển không nhập học

Trung bình mỗi năm có khoảng 600.000 thí sinh trúng tuyển vào đại học nhưng 20% không nhập học, 5 - 7% sau đó phải đăng ký lại, cho thấy nhiều thí sinh đã chọn sai ngành, sai trường.

Bên cạnh đó, sau năm thứ nhất thì khoảng 5 - 7% sinh viên phải đăng ký xét tuyển lại. Như vậy, số em đã chọn sai hay chọn chưa phù hợp khi đăng ký nguyện vọng là rất nhiều.

Có lẽ vì thế, việc lựa chọn ngành nghề không phù hợp với bản thân khiến tình trạng sinh viên kêu than "ngồi nhầm chỗ" sau mỗi mùa tuyển sinh đã không còn là chuyện lạ. Nhiều em rơi vào tình thế “tiến thoái lưỡng nan” vì nghỉ học thì dở dang, tốn kém, lãng phí cả về tiền bạc, thời gian và cơ hội nhưng học tiếp cũng không xong vì không có động lực, không đủ điều kiện hoặc bản thân không đáp ứng được yêu cầu của ngành học…

Theo các chuyên gia tư vấn tuyển sinh, một số sai lầm phổ biến của các bạn học sinh khi chọn ngành hiện nay là chọn ngành nghề theo phong trào, theo “hot trend” mà nhiều khi không quan tâm đến việc có phù hợp với năng lực sở thích của bản thân hay không.

Có những học sinh chọn trường hoàn toàn theo định hướng của gia đình hoặc theo ý thích của bố mẹ. Chẳng hạn, bố mẹ làm giáo viên thì định hướng cho con vào sư phạm, bố mẹ làm bác sĩ thì cho con học ngành y, bố mẹ làm ngân hàng thì cho con học tài chính - ngân hàng để “nối gót” nghề nghiệp của mình mà quên mất sở thích, mong muốn của các bạn.

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề
Chọn sai ngành nghề ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của chính các bạn học sinh

Cô Nguyễn Thị Hường, Giám đốc tuyển sinh hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic cho rằng, thất bại trong việc chọn sai nghề chủ yếu đều xuất phát từ tư duy đơn thuần. Ví dụ, có hiện tượng học sinh chỉ định hướng vào trường với suy nghĩ chỉ cần vào các trường top trên, trường danh tiếng là sẽ thành công, dễ xin việc mà quên mất rằng, chọn ngành học còn quan trọng hơn chọn trường vì trường mình chỉ học 4 - 5 năm còn ngành học sẽ theo mình đến hết cuộc đời…

“Lại có những học sinh mặc dù biết rõ năng lực học tập khó đáp ứng được yêu cầu khi vào đại học, nhưng cứ cố gắng nhất nhất phải theo học đại học và cho rằng đó là con đường duy nhất. Đó có thể cũng là lý do vì sao, rất nhiều người học đại học nhưng sau này ra làm công nhân. Một phần có thể họ không thích ngành mình đã học, hoặc bản thân không đáp ứng được như cầu tuyển dụng của thị trường lao động”, cô Hường nhấn mạnh thêm.

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề
Cô Nguyễn Thị Hường, Giám đốc tuyển sinh hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic cùng các em học sinh tại chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức ngày 19/4

Theo cô Hường, khi nghĩ rằng chọn sai ngành, trước hết cần phải xác định chính xác lý do khiến mình cảm thấy không phù hợp là do tính cách, năng lực hay chỉ là do bản thân thiếu kiên nhẫn, ngại khó và né tránh những vấn đề tâm lý khác. Chỉ đến khi nào các em chắc chắn về con đường phía trước thì mới chuyển sang ngành học khác để tránh tình trạng “chọn sai đến 2 lần”.

Có nhiều con đường dẫn đến thành công

Sau khi hoàn thành chương trình phổ thông, cánh cửa tương lai mở ra với nhiều lựa chọn và quan niệm truyền thống thường hướng các bạn trẻ vào con đường đại học. Tuy nhiên, như chia sẻ đầy tâm huyết của cô Nguyễn Thị Hường, Giám đốc tuyển sinh hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic, đại học không phải là con đường duy nhất để đi đến thành công.

“Mỗi người đều có một ước mơ. Có người mơ trở thành bác sĩ, có người khao khát trở thành kỹ sư, nhà khoa học, có người lại chọn làm công nhân lành nghề… Cũng có những người dám bước ra khỏi vùng an toàn để kiến tạo con đường riêng bằng sự kiên trì, đam mê và khát vọng cống hiến. Họ chính là những người khởi nghiệp - những người không chỉ tạo ra giá trị kinh tế, mà còn góp phần thay đổi xã hội bằng chính trí tuệ và tầm nhìn của mình. Tùy theo mong muốn và khát vọng của mỗi người”, cô Hường đánh giá.

Với 12 năm học tập và làm việc tại Hàn Quốc và đã đồng hành cùng 30 bạn học sinh xuất cảnh thành công khi làm việc tại Dynamic, cô Hường nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc theo đuổi học vấn tại các trường đại học trong nước, việc lựa chọn du học cũng là một hướng đi vô cùng giá trị và mở ra nhiều cơ hội phát triển bản thân, tiếp cận nền giáo dục tiên tiến và trải nghiệm văn hóa đa dạng. Đây là một lựa chọn tốt, giúp các bạn trẻ mở rộng tầm nhìn và xây dựng mạng lưới quan hệ quốc tế.

“Thực tế, không chỉ có đại học hay du học. Học nghề, tham gia các khóa đào tạo kỹ năng chuyên sâu, hay thậm chí là bắt đầu khởi nghiệp sớm cũng là những con đường tiềm năng, phù hợp với năng lực và sở thích của từng cá nhân. Mỗi lựa chọn đều có thể dẫn đến thành công theo những cách khác nhau”, cô Hường nhấn mạnh.

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

Nhiều học sinh đến tìm hiểu thông tin về các chương trình Du học Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc... tại gian tư vấn của hệ thống giáo dục quốc tế Dynamic trong chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”

Điểm mấu chốt và quan trọng nhất, như cô Hường đã tinh tế chỉ ra, chính là việc mỗi người trẻ cần dành thời gian để "hiểu mình”.

“Các bạn nên đặt cho mình những câu hỏi trước khi đưa ra quyết định như: Tôi thích nghề gì, phù hợp nghề gì? Tôi chọn nghề gì và nên học tập ở đâu? Sự tự nhận thức về điểm mạnh, điểm yếu, đam mê và mục tiêu cá nhân là kim chỉ nam giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn nhất cho con đường sự nghiệp của mình”, cô Hường đặc biệt lưu ý.

Theo cô Hường, khi chọn được con đường phù hợp với bản thân, các bạn trẻ sẽ có động lực mạnh mẽ để kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn và đạt được thành công thực sự - thành công được định nghĩa bằng sự hài lòng, phát triển và có đóng góp ý nghĩa cho xã hội.

Vì vậy, thay vì áp lực bởi một lối đi duy nhất, cô Hường khuyên các bạn học sinh hãy tự tin khám phá và lựa chọn con đường phù hợp nhất với chính mình. Thành công không có khuôn mẫu cố định, nó nằm ở cuối mỗi hành trình mà các bạn dũng cảm theo đuổi bằng tất cả sự thấu hiểu bản thân và nỗ lực không ngừng.

Đọc thêm

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Xem thêm