Tag

Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống

Tin tức 09/10/2024 19:21
aa
TTTĐ - Luật Thủ đô sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Trong thời gian này, TP Hà Nội đang triển khai quyết liệt các nhiệm vụ để thực hiện Kế hoạch triển khai thi hành Luật; trong đó công tác tuyên truyền là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm với mục tiêu đưa Luật Thủ đô tới với mọi người, mọi nhà.
HĐND TP Hà Nội tổ chức 2 kỳ họp triển khai Luật Thủ đô Quy định mức chi xây dựng văn bản triển khai Luật Thủ đô Tiếp tục đóng góp trí tuệ, hiến kế cho Thủ đô phát triển

Sớm tạo sự chuyển động toàn TP

Luật Thủ đô 2024 gồm 7 Chương với 54 Điều, quy định rõ vị trí, vai trò của Thủ đô cũng như chính sách, trách nhiệm xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.

So với Luật Thủ đô năm 2012, Luật tăng tính chủ động, tự chủ và xây dựng hệ thống chính trị của Hà Nội thực sự tinh gọn, hiệu quả; có nhiều quy định mang tính đột phá để tạo cơ hội phát triển xứng tầm cho Hà Nội cũng như góp phần thúc đẩy liên kết và phát triển Vùng Thủ đô.

Với Luật Thủ đô năm 2024, Hà Nội đứng trước “cơ hội vàng” định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai. Vì thế, ngay sau khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 7, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật đã chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể TP tăng cường tuyên truyền, truyền thông về Luật Thủ đô bằng hình thức phù hợp. Cùng với tham mưu lựa chọn tài liệu để xây dựng, xuất bản kỷ yếu soạn thảo Luật Thủ đô, số hóa và phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng, TP sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền, phổ biến và tập huấn Luật Thủ đô, phù hợp với từng lĩnh vực, đối tượng, địa bàn trình UBND TP ban hành.

Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống
Tổ công tác triển khai thi hành Luật Thủ đô họp triển khai các nội dung thi hành Luật Thủ đô

Tại hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 của Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội diễn ra hồi trung tuần tháng 8 vừa qua, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP đã giao nhiệm vụ, từ tháng 9/2024 phải có sự chuyển động của toàn TP trong tuyên truyền, phổ biến Luật Thủ đô năm 2024.Đồng thời, TP cần chuẩn bị thật tốt đội ngũ báo cáo viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn Luật.

Các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, xây dựng kế hoạch triển khai thi hành Luật Thủ đô (sửa đổi). Cùng đó, TP rà soát lại các văn bản liên quan đến lĩnh vực của đơn vị đang thực hiện hoặc có thể điều chỉnh trong thời gian tới gửi Sở Tư pháp để tổng hợp tổng thể, rà soát văn bản để điều chỉnh. Sau khi thực hiện điều chỉnh xong phải đưa lên hệ thống hóa các văn bản pháp luật để tiện tra cứu.

Nhấn mạnh Luật Thủ đô (sửa đổi) đã thể hiện được tính đặc thù, vượt trội, tạo nền tảng, cơ sở cho Thủ đô phát triển, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP đề nghị các đơn vị trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao phải chủ động, khẩn trương triển khai để sớm đưa Luật vào cuộc sống một cách hiệu quả, với những sản phẩm cụ thể, thiết thực. Trong quá trình thực hiện cần có sự ưu tiên những việc cấp bách trước, nội dung nào làm sớm được thì thực hiện luôn, nội dung nào cần nghiên cứu kỹ sâu hơn có thể lùi lại...

Đối với các nội dung phối hợp, phải xác định rõ đơn vị chủ trì; đồng thời, quy trình xây dựng văn bản phải chặt chẽ. Trường hợp các bộ phối hợp với các sở ngành, lãnh đạo UBND TP sẽ chủ trì họp cùng, bởi đây là trách nhiệm của UBND TP.

Để đẩy nhanh việc tuyên truyền Luật, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 249/KH-UBND tổ chức phong trào thi đua phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ triển khai thi hành Luật Thủ đô đến các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ cấp thành phố đến cơ sở và các đơn vị, tổ chức có liên quan (tập thể); cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương, TP; các chuyên gia, nhà khoa học, cá nhân có tham gia các hoạt động triển khai thi hành Luật Thủ đô.

Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống
Luật Thủ đô 2024 là “cơ hội vàng” định vị lại không gian, mục tiêu, quan điểm phát triển, kiến tạo Thủ đô trong tương lai

Phong trào thi đua được tổ chức nhằm tạo khí thế sôi nổi, thu hút sự tham gia tích cực, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị từ cấp TP đến cơ sở và các đơn vị có liên quan; thúc đẩy các mô hình sáng kiến, sáng tạo trong việc triển khai thi hành Luật Thủ đô, bảo đảm đồng bộ, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả, đúng quy định.

Theo Phó Giám đốc Sở Tư pháp Hà Nội Phạm Thị Thanh Hương - Phó Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội, Sở đang tham mưu xây dựng chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật về Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; tham mưu Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức chính sách, pháp luật về Thủ đô cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, lực lượng vũ trang và Nhân dân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú trên địa bàn Thủ đô.

Những tháng còn lại của năm 2024, Hội đồng Phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật TP Hà Nội sẽ chỉ đạo các sở, ngành, đoàn thể tăng cường tuyên truyền, truyền thông về Luật Thủ đô (sửa đổi) bằng hình thức phù hợp.

Đồng thời, tổ chức các hội nghị, hội thảo, triển khai tuyên truyền, tập huấn, phổ biến các quy định của Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật. Cùng với đó, Hà Nội là xây dựng và phát hành tài liệu tuyên truyền về Luật Thủ đô; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác có hiệu quả các ứng dụng mạng xã hội trong công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật.

Duy trì tinh thần quyết tâm

Không phải chỉ tới khi Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua, công tác tuyên truyền mới được TP đẩy mạnh mà trong suốt quá trình xây dựng dự thảo Luật Thủ đô tới khi trình lên Quốc hội, Hà Nội đã đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền. Điều này giúp duy trì một tinh thần, quyết tâm to lớn, sự đồng lòng, nhất trí trong cả hệ thống về một đạo Luật được kỳ vọng mở ra một giai đoạn phát triển mới cho Hà Nội.

Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống
Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Nguyễn Doãn Toản nyêu cầu các cơ quan báo chí, hệ thống tuyên giáo để từ đó xây dựng lòng tự hào, yêu Thủ đô, tác động tích cực cho sự phát triển của TP

Theo đó, từ năm 2021, Hà Nội đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi). Thành ủy Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND TP đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành luật, xây dựng hồ sơ dự thảo Luật.

Sau khi xây dựng dự thảo luật, TP Hà Nội đã tổ chức nhiều hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lấy ý kiến đóng góp của các đồng chí nguyên lãnh đạo TP các chuyên gia, nhà khoa học, cử tri và Nhân dân Thủ đô đối với toàn bộ dự thảo Luật. Từ đó, Tổ công tác xây dựng luật đã tiếp thu nhiều ý kiến đóng góp quý báu, có giá trị thiết thực cả về lý luận và thực tiễn; giúp thành phố tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) với những quy định đặc thù, vượt trội, hiệu lực, hiệu quả, tạo thể chế thuận lợi để xây dựng, phát triển Thủ đô.

Công tác truyền thông về dự thảo Luật được các cấp ngành tuyên truyền hiệu quả. Tại các buổi giao ban công tác tuyên giáo, đồng chí Nguyễn Doãn Toản, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội luôn nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống Tuyên giáo Thủ đô là tuyên truyền về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi); trong đó chú trọng tuyên truyền những đột phá về cơ chế chính sách, góp phần xây dựng Thủ đô phát triển mạnh mẽ trong giai đoạn tới.

Mục tiêu là làm sao để các tầng lớp Nhân dân Thủ đô hiểu và đồng thuận triển khai thực hiện, đưa Luật Thủ đô (sửa đổi) đi vào cuộc sống khi được Quốc hội thông qua; cũng từ đó xây dựng lòng tự hào, yêu Thủ đô, tác động tích cực cho sự phát triển của TP.

Nhận định về quá trình xây dựng dự án Luật Thủ đô năm 2024, lãnh đạo TP Hà Nội khẳng định, dự thảo luật là kết quả của quá trình phối hợp trong một khoảng thời gian dài nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện giữa TP Hà Nội, Bộ Tư pháp và các cơ quan có liên quan.

Trong quá trình dự thảo luật được Quốc hội xem xét, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành của TP tiếp tục tham gia, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tư pháp, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội trong việc giải trình, thuyết minh về dự án luật; bám sát các cơ quan thuộc Quốc hội, bộ, ngành Trung ương để báo cáo giải trình, làm rõ về dự án Luật.

Để Luật Thủ đô phát huy hiệu quả, sớm đi vào cuộc sống
Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua với tỉ lệ tán thành cao

Nhờ tinh thần khẩn trương hoàn thiện trình Quốc hội tại hai kỳ họp (thứ 6 và thứ 7), dự án Luật Thủ đô năm 2024 đã đảm bảo chất lượng tốt, khắc phục được tính chất "luật khung, luật ống". Những quy định trong Luật Thủ đô mang tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng khả thi, cụ thể vào thực tiễn. Dự thảo luật quy định những vấn đề có tính phổ quát của một đô thị đặc biệt nhưng cũng mang tính đặc thù riêng có của Thủ đô - một đạo luật về cơ chế đặc thù và phân quyền, giao quyền, phân cấp gắn với trách nhiệm là giám sát và kiểm tra.

Đặc biệt, tại kỳ họp thứ 7, trước khi dự án Luật được thông qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng thuận rất cao với việc cơ quan chủ trì soạn thảo, chủ trì thẩm tra đã tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Thủ đô năm 2024 đầy đủ ý kiến của đại biểu Quốc hội thảo luận tại kỳ họp thứ 6 và thứ 7, bảo đảm thể chế hóa kịp thời, đầy đủ các chủ trương, chính sách của Trung ương, Bộ Chính trị; đồng thời, bám sát 9 nhóm chính sách đã được Quốc hội quyết định khi bổ sung dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh.

Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ mở ra cơ hội rất lớn cho Thủ đô phát triển, song bên cạnh cơ hội là thách thức lớn. Theo nhiều chuyên gia công tác truyền thông về Luật cần thực hiện mạnh mẽ hơn để người dân Thủ đô hiểu và ủng hộ các cấp chính quyền trong triển khai thi hành Luật sau này.

Hiện, UBND TP Hà Nội cũng ban hành kế hoạch số 254/KH-UBND về tuyên truyền, phổ biến, tập huấn Luật Thủ đô và các văn bản hướng dẫn thi hành; trong đó yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa công tác xây dựng pháp luật với công tác tổ chức và tập huấn thi hành pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật; bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm, không trùng lặp và phù hợp với tiến độ xây dựng các văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô; tạo cơ chế, điều kiện để người dân, tổ chức, doanh nghiệp góp ý, phản biện trong quá trình đề xuất, xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật…

Đọc thêm

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân Tin tức

Chính phủ đã đề xuất tái khởi động dự án điện hạt nhân

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, Chính phủ đã đề xuất cấp có thẩm quyền tái khởi động dự án điện hạt nhân.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí Tin tức

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trả lời chất vấn về đạo đức báo chí

TTTĐ - Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định, Bộ Thông tin và Truyền thông, Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Nhà báo Việt Nam xác định trong nhiệm kỳ này là tập trung vào đạo đức nghề nghiệp đối với phóng viên báo chí.
Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn Tin tức

Thống đốc nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn

TTTĐ - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, Thống đốc Nguyễn Thị Hồng nắm chắc vấn đề, có sự bao quát nội dung chất vấn...
Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập Sơn Tây

TTTĐ - Tối 10/11, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Bùi Thị Minh Hoài dự lễ kỷ niệm 100 năm thành lập thị xã Sơn Tây (1924 - 2024), 70 năm Giải phóng Sơn Tây (1954 - 2024) và 555 năm danh xưng “Sơn Tây” (1469 - 2024).
Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành Tin tức

Quốc hội chất vấn 3 “tư lệnh” ngành

TTTĐ - Ngay đầu tuần sau, Quốc hội sẽ tiến hành chất vấn Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ trưởng Bộ Y tế. Các thành viên Chính phủ khác cùng tham gia trả lời chất vấn, giải trình về những vấn đề có liên quan.
Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng Thời sự

Xác định thể chế là "đột phá của đột phá", thúc đẩy tăng trưởng

TTTĐ - Chiều 9/11 tại Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn, Người phát ngôn của Chính phủ đã chủ trì buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024.
Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới Thời sự

Tăng trưởng GDP có thể đạt 2 con số trong những thập kỷ tới

TTTĐ - Kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của cả năm 2024, trong đó tốc độ tăng GDP quý IV khoảng 7,4-7,6%, cả năm đạt trên 7%; đồng thời nhấn mạnh, nếu tháo gỡ được điểm nghẽn về thể chế, tăng trưởng GDP có thể đạt mức 2 con số mỗi năm trong những thập kỷ tới.
Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5% Tin tức

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

TTTĐ - Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng.
Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy Tin tức

Chính phủ đề xuất chi 22.450 tỷ đồng cho phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 8/11, Quốc hội nghe tờ trình, báo cáo thẩm tra về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Triển khai Luật Thủ đô: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi Tin tức

Triển khai Luật Thủ đô: Tinh thần cán bộ nắm vai trò cốt lõi

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô, Hà Nội cần thực hiện một cách linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ các quy định Quốc hội đã trao bằng đội ngũ cán bộ, công chức có tư duy, tầm nhìn mới và tình yêu Hà Nội...
Xem thêm