Tag
Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021:

Đề thi tổ hợp Khoa học xã hội "ngăn" tình trạng học tủ

Giáo dục 08/07/2021 13:11
aa
TTTĐ - Theo đánh giá của giáo viên, mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp Khoa học xã hội: Địa lí; Lịch sử và Giáo dục công dân tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ GD&ĐT đã công bố.
Đề thi tổ hợp Khoa học tự nhiên phù hợp với mục tiêu xét tuyển đại học Ngày thi thứ hai, thí sinh làm bài tổ hợp và Ngoại ngữ
Đề thi tổ hợp Khoa học xã hội

Mỗi môn thi thành phần của bài thi tổ hợp khoa học xã hội: Địa lí; Lịch sử và Giáo dục công dân vẫn bao gồm 40 câu hỏi với thời gian làm bài 50 phút và tuân thủ đúng cấu trúc nội dung như Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố. 75% số câu hỏi ở mức độ Nhận biết và Thông hiểu với nội dung rõ ràng, không lắt léo, 25% số câu hỏi còn lại ở mức độ Vận dụng và Vận dụng cao dùng để phân hóa thí sinh. Nhận định cụ thể từng môn như sau:

Môn Lịch sử: Đây là môn thi đầu tiên trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội, có 95% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 5% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 75% câu hỏi thuộc học kỳ I. Mức độ tương đương đề thi tham khảo tốt nghiệp THPT 2021 nhưng có điểm khác là phần lịch sử thế giới không xuất hiện câu hỏi Vận dụng, Vận dụng cao. Dạng bài so sánh và liên chuyên đề xuất hiện nhiều. Đề thi không rơi vào các nội dung đã điều chỉnh dạy học trong năm học 2020-2021.

75% câu hỏi thuộc mức độ Nhận biết - Thông hiểu, trong đó các câu hỏi tập trung vào phần lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 2000. Các câu hỏi đều là những kiến thức cơ bản, hỏi về đặc trưng của các sự kiện lịch sử hoặc nét tiêu biểu của từng giai đoạn. Đề thi có sự tương đồng với đề tốt nghiệp THPT 2020, đáp ứng mục tiêu xét tốt nghiệp. Đặc biệt, câu 20 hỏi về kiến thức bài 25 (là nội dung thuộc chương trình giảm tải theo công văn 5842/BGDĐT-VP nhưng theo công văn 3280/BGDĐT-GDTrH vẫn dạy, nên nếu học sinh không chú ý hoặc chủ quan có thể bỏ qua nội dung này), đặc biệt xuất hiện dạng câu hỏi về mối liên hệ lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới ở mức độ cơ bản ví dụ câu 23, 27 (mã 307).

25% câu hỏi thuộc phần kiến thức trên 7 điểm, rải đều ở các chuyên đề lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1975, không có câu hỏi lịch sử thế giới thuộc nội dung này. Dạng bài chủ yếu xuất hiện trong phần này là dạng so sánh các giai đoạn lịch sử, tổng kết tìm ra điểm chung, hoặc rút ra bài học kinh nghiệm. Đặc biệt, Câu 31, 33, 37 (mã 307) những câu hỏi này yêu cầu học sinh cần vận dụng kiến thức lịch sử xuyên suốt từ 1919 đến 2000, đòi hỏi khả năng đánh giá, nhận xét.

Môn Địa lí: Đề thi nằm hoàn toàn trong chương trình lớp 12, không có câu hỏi lí thuyết thuộc nội dung kiến thức 11 nhưng có 2 câu thực hành kĩ năng bảng số liệu và biểu đồ lấy số liệu từ lớp 11. Tỉ lệ câu hỏi lí thuyết /thực hành là 62,5%/37,5%. 75% câu hỏi thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu, có 15 câu hỏi sử dụng Atlat tương đương đề thi tham khảo TN THPT 2021 mà Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố ngày 31/3/2021. 25% câu hỏi thuộc mức độ Vận dụng – Vận dụng cao tập trung ở các chuyên đề Địa lí tự nhiên, địa lí các vùng kinh tế và thực hành kĩ năng địa lí. Tương tự như đề thi tham khảo, các câu hỏi tập trung kiểm tra đặc trưng của từng ngành kinh tế, vùng kinh tế. Riêng câu hỏi về kĩ năng có sử dụng bảng số liệu, thí sinh cần có kĩ năng tính toán cơ bản và nắm được đặc trưng của các dạng biểu đồ mới có thể xử lí được.

Các câu 77, 78, 79, 80 (mã 307) đều thuộc chuyên đề Địa lí các vùng kinh tế là những câu hỏi cực khó do khai thác kiến thức liên chuyên đề: Địa lí vùng và địa lí tự nhiên, địa lí ngành. Học sinh cần có kiến thức xuyên suốt các phần để giải quyết được nội dung này.

Nhìn chung, mức độ câu hỏi khó hơn hơn đề thi tham khảo. Đề thi không xuất hiện dạng câu hỏi so sánh, không có câu hỏi mang tính thời sự. Đề thi Đảm bảo mục tiêu xét công nhận tốt nghiệp, có độ phân hóa phù hợp cho mục tiêu tuyển sinh đại học.

Môn Giáo dục công dân: Đây là môn thi cuối cùng trong bài thi tổ hợp Khoa học xã hội. Trong đó, 90% tổng số câu hỏi thuộc kiến thức lớp 12 và 10% câu hỏi thuộc lớp 11, riêng với câu hỏi lớp 12, có 66% câu hỏi thuộc phạm vi kiến thức học kỳ I. 75% câu hỏi trong đề thuộc mức độ Nhận biết – Thông hiểu. Học sinh chỉ cần nắm vững kiến thức SGK có thể đạt điểm 7 - 8. Hai chuyên đề Pháp luật và đời sống; Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo là những chuyên đề mới, mức độ câu hỏi trong hai chuyên đề này khó hơn đề thi tham khảo,.

25% câu hỏi thuộc mức độ vận dụng và vận dụng cao rải đều ở các chuyên đề lớp 12, đây là những câu hỏi liên hệ thực tế, dạng bài không có điểm mới so với đề thi tốt nhiệp THPT 2020, có một số câu hỏi mang tính thời sự như vấn đề dịch bệnh COVID-19, (câu 111 - mã 321, vấn đề cá độ bóng đá (118 - 321)....

Các câu hỏi cực khó tập trung ở các chuyên đề như: Thực hiện pháp luật, Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực của đời sống xã hội, Công dân với các quyền tự do cơ bản, Công dân với các quyền dân chủ. Đặc biệt, các câu hỏi cực khó: 111, 116, 118, 119 (mã 321), 111, 113, 114, 116 (mã 324) là những câu hỏi tình huống phức tạp, nhiều tình tiết, nhiều nhân vật, yêu cầu kết hợp nhiều kiến thức, độ nhiễu cao. Học sinh phải nắm chắc kiến thức lí thuyết và phân tích từng chi tiết của tình huống để tìm ra câu trả lời.

Nhận định chung: Mức độ căn cứ vào tỉ lệ cấp độ nhận thức tương đương đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2021, tuy nhiên về độ khó thì nhỉnh hơn đề tham khảo, xuất hiện nhiều câu hỏi mang tính thời sự như về dịch Covid-19, cá độ bóng đá...

Câu hỏi thuộc phần lớp 11 có độ khó cao hơn. Phần kiến thức lớp 12 trải đều cả 9 chuyên đề, học sinh cần học đồng đều, tránh học tủ. Đề thi không rơi vào các nội dung đã điều chỉnh dạy học trong năm học 2020-2021 và bám sát đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố, đảm bảo mục tiêu của kì thi.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm