Tag

Đề Văn gây bất ngờ với thí sinh học “tủ”

Giáo dục 08/06/2024 12:13
aa
TTTĐ - Theo nhận định của các giáo viên, đề thi môn Ngữ văn tương đối vừa sức với thí sinh. Tuy nhiên, với phần kiểm tra kiến thức văn học sẽ khó khăn và bất ngờ với một số học sinh nếu các em học “tủ”, tư duy xem nhẹ bài Đồng chí (vì đề này đã ra năm 2021 - 2022)
Rộn ràng "áo xanh", hết mình hỗ trợ thí sinh thi vào lớp 10 Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên thí sinh tại các điểm thi “Đồng chí” vào đề thi Văn, thí sinh tự tin đạt 8 điểm

Nhận định về đề thi, cô Đình Thị Thủy, giáo viên Phenikaa School cho biết: Đề đảm bảo cấu trúc ma trận như công bố của Sở GD&ĐT (60 - 70% câu hỏi mức độ nhận biết và thông hiểu, 30 - 40% câu hỏi mức độ vận dụng, vận dụng cao). Đề thi cũng đảm bảo sự kế thừa, tiếp nối cấu trúc đề thi của Sở GD&ĐT Hà Nội những năm gần đây với 2 phần.

Đề Văn gây bất ngờ với thí sinh học “tủ”
Thí sinh tham dự kỳ thi vào lớp 10 năm học 2024 - 2025

Phần I (6.5 điểm): Kiểm tra kiến thức, năng lực văn học với 4 câu. Trong đó 3 câu hỏi ngắn ở mức độ nhận biết, thông hiểu. Câu 4 yêu cầu viết đoạn văn dài 15 câu, câu này kiểm tra kết hợp các mức độ nhận biết - thông hiểu - vận dụng của học sinh.

Phần II. (3.5): Kiểm tra kiến thức, kỹ năng đọc hiểu, tư duy về vấn đề đời sống xã hội với 3 câu hỏi (1/3 câu ở mức độ nhận biết; 2/3 câu ở mức độ thông hiểu và vận dụng).

Về nội dung phần kiểm tra kiến thức văn học (6,5 điểm), đề lấy ngữ liệu từ bài thơ Đồng chí của Chính Hữu.

Cụ thể, câu 1 ở mức độ nhận biết, học sinh không khó để nhận ra thể thơ tự do và liên hệ được bài thơ có cùng thể loại.

Câu 2 ở mức độ thông hiểu, khai thác năng lực hiểu về ngôn ngữ thơ ca và nghệ thuật biểu đạt trong thơ ca: Xây dựng hình ảnh, đặc biệt là biện pháp sóng đôi để thể hiện giá trị nội dung, cảm xúc.

Học sinh chỉ ra được hình ảnh sóng đôi: Quê hương anh - Làng tôi; nước mặn đồng chua - đất cày lên sỏi đá và phân tích được giá trị biểu đạt (tạo tính nhịp điệu, tạo sự cân xứng, hài hòa giữa các câu thơ, nhấn mạnh hoàn cảnh sống, tình yêu quê hương của người lính và sự thấu hiểu đồng cảm của người lính với đồng đội của mình, thể hiện).

Câu 3 ở mức độ thông hiểu, học sinh cần khai thác được giá trị của tình đồng chí, của tình tri âm tri kỷ, ở sự chung “chung khát vọng, lý tưởng; chung hoàn cảnh, chung sự thấu hiểu và yêu thương”.

Câu 4 không làm khó học sinh với yêu cầu viết đoạn văn để làm rõ hình ảnh người lính. Học sinh cần nêu được các ý: Giản dị, gần gũi, là những người lính xuất thân từ thôn quê nghèo khó; kiên cường, dũng cảm, đối diện với những gian khó của điều kiện thời tiết khắc nghiệt nơi chiến trường để thực hiện lý tưởng cao đẹp: Bảo vệ tổ quốc; thấu hiểu và đồng cam cộng khổ cùng đồng đội, trân trọng những gắn bó yêu thương, những nhọc nhằn mà mình cùng đồng đội trải qua... Tất cả toát lên vẻ đẹp của người chiến sĩ thời đại: Chủ động, ngang tàng mà lãng mạn, quả cảm...

Học sinh cần chú ý khai thác các yếu tố nghệ thuật tạo nên vẻ đẹp của hình tượng người lính. Cũng như vậy, các em cần tỉnh táo viết đoạn văn theo kiểu đoạn quy nạp, tức là các em cần để luận điểm ở cuối đoạn văn.

Phần II, ngữ liệu là đoạn hội thoại có ý nghĩa nhân sinh nhưng cũng gần gũi với những biểu hiện thực tế.

Câu 1 kiểm tra kiến thức tiếng Việt, phép liên kết dễ nhận thấy mà học sinh có thể trả lời là: phép lặp.

Câu 2, câu hỏi ở mức độ thông hiểu: “Có ích kỉ không nếu “chúng ta sống không để đáp ứng mong đợi của người khác?”. Học sinh bày tỏ quan điểm cá nhân nhưng cần có chính kiến và tư duy biện chứng.

Ví dụ, các em có thể bảo vệ quan điểm sống là chính mình, trân quý khát vọng và tiếng nói cá nhân để cuộc sống có giá trị và hạnh phúc thực sự. Tuy nhiên, không lệ thuộc vào mong đợi của người khác nhưng nếu thờ ơ với tình cảm, sự yêu thương và mong đợi tốt đẹp của những người thân yêu thì đó là biểu hiện của sự ích kỷ.

Câu 3. Yêu cầu đề đánh thức nhu cầu được thể hiện quan điểm sống, quan điểm cá nhân, thể hiện được “tiếng nói của trái tim”, thể hiện cả phần “con người văn hóa” của mỗi học sinh.

Câu hỏi này tạo cơ hội cho các em nhìn nhận bản thân trong mối quan hệ với chính mình, với người thân yêu. Các em cần trình bày đoạn văn đúng cấu trúc, diễn đạt rõ ý, kết hợp yếu tố biểu cảm và tư duy hình ảnh để đoạn văn sinh động, hấp dẫn.

Có thể nói, đề thi văn 2024 - 2025 của Sở GD&ĐT Hà Nội không quá thách thức với học sinh, hai phần nội dung của đề đã khơi gợi được những nhận thức quá khứ lịch sử, về vẻ đẹp của con người đối với đất nước, về những vấn đề nhân bản (mối quan hệ với chính bản thân, mối quan hệ của bản thân với những người xung quanh).

Tuy vậy, với phần kiểm tra kiến thức văn học sẽ khó khăn và bất ngờ với một số học sinh nếu các em học “tủ” với tư duy xem nhẹ bài Đồng chí (vì đề này đã ra năm 2021 - 2022)

Còn theo thầy Nguyễn Phi Hùng - giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục HOCMAI, cấu trúc đề thi tuyển sinh lớp 10 THPT ở Hà Nội năm nay vẫn giữ nguyên như mọi năm với thời gian làm bài 120 phút và thí sinh sẽ thực hiện trả lời các câu hỏi ngắn, viết 2 đoạn văn.

Kiến thức Văn học và Tiếng Việt bám sát chương trình Ngữ văn lớp 9, dự kiến kiến phổ điểm trung bình có thể từ 6.5 - 7 nhưng sức nóng điểm chuẩn cũng vẫn sẽ là một vấn đề đáng quan tâm của kì thi năm nay.

Nhìn chung, với cấu trúc đề thi ổn định, các câu hỏi tương đối cơ bản, thí sinh có thể thuận lợi hoàn thành được bài thi môn Ngữ văn trong khoảng thời gian quy định. Tuy nhiên, những thí sinh có khả năng lập luận tốt, tìm được những dẫn chứng ấn tượng để đưa vào bài viết sẽ là một điểm nhấn được đánh giá cao.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm