Tag

Đề xuất tiếp tục cơ chế đặc thù 5 địa phương sau sáp nhập

Tin tức 19/05/2025 14:50
aa
TTTĐ - Sáng 19/5, Quốc hội nghe tờ trình và báo cáo thẩm tra về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Hàng loạt cơ chế đặc biệt cho kinh tế tư nhân Kế hoạch triển khai một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Tài chính Nguyễn Văn Thắng đã trình bày trước Quốc hội tờ trình của Chính phủ về việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế đặc thù tại một số địa phương sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính theo chủ trương của Đảng, Nhà nước.

Theo Bộ trưởng, Nghị quyết 60 của Trung ương khóa XIII nêu rõ việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, gồm: cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cấp xã (xã, phường, đặc khu trực thuộc tỉnh, thành phố). Cấp huyện sẽ kết thúc hoạt động. Sau sáp nhập, số lượng đơn vị hành chính giảm từ 63 tỉnh, thành phố còn 34.

Chính phủ nhận định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế - xã hội của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng cho biết, đến nay, cả nước có 10 địa phương, gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Nghệ An, Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Buôn Ma Thuột, TP HCM và Cần Thơ đang được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù theo các luật, nghị quyết riêng của Quốc hội.

Đề xuất tiếp tục cơ chế đặc thù tại 5 địa phương sau sáp nhập
Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng.

Trong số này, có 6 địa phương sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp từ tổ chức lại chính quyền địa phương theo 2 cấp, gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đắk Lắk (liên quan đến TP Buôn Ma Thuột), TP HCM và Cần Thơ.

Sự ảnh hưởng này do việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, kết thúc hoạt động cấp huyện dẫn tới thay đổi về ranh giới địa lý, phạm vi quản lý cũng như quy mô dân số, địa vị pháp lý… của các địa phương.

Do đó, Chính phủ đề xuất có quy định chuyển tiếp việc tiếp tục áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù đang được thực hiện tại các địa phương thuộc diện sắp xếp. Việc này nhằm đảm bảo tính liên tục, ổn định quy định pháp luật, trong quản lý, điều hành và phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương này.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, việc này cũng tránh tạo khoảng trống pháp lý cho địa phương sau sắp xếp trong xử lý các vấn đề liên quan dự án đầu tư, nghĩa vụ tài chính…

Đề xuất tiếp tục cơ chế đặc thù tại 5 địa phương sau sáp nhập
Quang cảnh phiên họp.

Chính phủ đề xuất Quốc hội cho phép các địa phương sau sáp nhập gồm Hải Phòng, Đà Nẵng, Khánh Hòa, TP HCM và Cần Thơ, được tiếp tục thực hiện các cơ chế, chính sách đặc thù trước đây.

Đối với riêng các xã, phường mới tương ứng tại địa bàn TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) sau sắp xếp cấp xã tiếp tục được áp dụng các cơ chế, chính sách đặc thù mà Quốc hội đã cho phép thực hiện.

Sau khi việc sắp xếp đơn vị hành chính 2 cấp hoàn thành, Chính phủ sẽ tổng kết, đánh giá các cơ chế đặc thù này để điều chỉnh, bổ sung phù hợp thực tế, tình hình mới hoặc luật hóa để áp dụng trong toàn quốc.

Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi cho biết, trên thực tế, việc cho phép chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù tại các địa phương sau khi sắp xếp đơn vị hành chính không chỉ đơn thuần là việc mở rộng phạm vi áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù tại một số địa phương, mà theo đó sẽ có liên quan đến nhiều mặt về kinh tế, ngân sách.

Vì vậy, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ chỉ đạo chú trọng việc đánh giá tác động của chính sách bảo đảm giữ vững nguyên tắc cân đối thu chi theo đúng Luật Ngân sách Nhà nước.

Đồng thời, thực hiện đúng Kết luận của Bộ Chính trị: “tổng kết, đánh giá các cơ chế, chính sách đặc thù cho các địa phương (sau khi hoàn thành việc sáp nhập, hợp nhất) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới hoặc luật hóa những vấn đề đã rõ, được thực tiễn kiểm nghiệm để áp dụng trong toàn quốc” theo đúng yêu cầu tại Văn bản số 14708-CV/VPTW ngày 5/5/2025 của Văn phòng Trung ương Đảng.

Ngoài ra, có ý kiến đề nghị, đối với các thành phố áp dụng cơ chế, chính sách đặc thù sáp nhập vào các tỉnh, cần xác định lại tỷ lệ điều tiết để hạch toán, phân chia ngân sách trung ương, ngân sách địa phương, có ý kiến đề nghị đổi tên nội dung của Nghị quyết thành “... việc chuyển tiếp áp dụng một số cơ chế, chính sách đặc thù đã được Quốc hội cho phép thực hiện sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy, mở rộng địa giới hành chính tại một số địa phương theo chủ trương của Đảng, Nhà nước".

Đọc thêm

Lấy ý kiến chuyên gia, nguyên lãnh đạo MTTQ sửa đổi Hiến pháp 2013 Tin tức

Lấy ý kiến chuyên gia, nguyên lãnh đạo MTTQ sửa đổi Hiến pháp 2013

TTTĐ - Sáng 19/5, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội tổ chức hội nghị góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi,bổ sung một số điều của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013. Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Nguyễn Lan Hương chủ trì hội nghị.
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Tin tức

Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), sáng 19/5, các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng các Ban, Bộ, ngành Trung ương và thành phố Hà Nội đến đặt vòng hoa, vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Luôn ghi nhớ, quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu Tin tức

Luôn ghi nhớ, quyết tâm thực hiện lời dạy của Bác Hồ kính yêu

TTTĐ - Trân trọng những tình cảm và lời dạy của Bác đối với Thủ đô, các đồng chí lãnh đạo thành phố Hà Nội nguyện tiếp tục nêu cao tinh thần đoàn kết, xây dựng Thủ đô xứng đáng là trái tim cả nước.
Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn Tin tức

Sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là tất yếu khách quan, phù hợp với thực tiễn

Sắp xếp, hợp nhất các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc UBTƯ MTTQ Việt Nam là một bước tiến quan trọng của lịch sử trong công tác tổ chức bộ máy và hoạt động của MTTQ Việt Nam. Đây không chỉ là chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng mà còn là một bước chuyển mình của tất yếu khách quan và phù hợp với thực tiễn cách mạng hiện nay, qua đó góp phần củng cố hơn nữa vị thế của MTTQ Việt Nam trong kỷ nguyên mới.
Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam Tiêu điểm

Tư tưởng Hồ Chí Minh - nền tảng cho Nhà nước pháp quyền Việt Nam

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đặt nền móng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam - nhà nước của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Tiếp nối tư tưởng của Người, Việt Nam đang bước những bước vững chắc trong quá trình xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước Tin tức

Mỗi cán bộ, đảng viên phải trở thành chiến sĩ tiên phong trên mặt trận phát triển đất nước

Sáng 18/5, tại Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TW của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân.
Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng Thời sự

Việt Nam sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới phát triển hùng cường, thịnh vượng

Tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW và Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị vào sáng 18/5, Uỷ viên Bộ chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã báo cáo chuyên đề “Nội dung trọng tâm, cốt lõi của Nghị quyết số 66-NQ/TW, ngày 30.4.2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và kế hoạch thực hiện Nghị quyết 66-NQ/TW”.
Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng Thời sự

Cán bộ, đảng viên Thủ đô nghe triển khai 2 nghị quyết quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị Tin tức

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Hội nghị toàn quốc quán triệt các Nghị quyết quan trọng của Bộ Chính trị

TTTĐ - 8h sáng nay, 18/5, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết số 66-NQ/TƯ ngày 30/4/2025 của Bộ Chính trị về đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới và Nghị quyết số 68-NQ/TƯ ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.
Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp Thời sự

Phân cấp, phân quyền triệt để, đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp

TTTĐ - Chiều 17/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp triển khai kế hoạch rà soát các nhiệm vụ phân cấp, phân quyền thuộc phạm vi lĩnh vực của các bộ, cơ quan ngang bộ khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm