Tag

“Dịch tin giả” trục lợi, lan truyền nhanh hơn dịch Covid-19?!

Xã hội 19/03/2020 14:00
aa
Tin giả (fake news) cơ hội, trục lợi, kiếm chác thời nào cũng có. Mỗi thời, tin giả có đặc điểm riêng, cách lan truyền riêng, và tác hại không lường. Thời truyền thông kỹ thuật số, thì tin giả lan truyền càng nhanh mạnh nhiều. Nhưng, chưa bao giờ “dịch tin giả” trục lợi lại hoành hành, nhiễu loạn, nhanh nhiều như mùa đại dịch Covid 19 này.

“Dịch tin giả” trục lợi, lan truyền nhanh hơn dịch Covid-19?!

“Dịch tin giả” trục lợi, lan truyền nhanh hơn dịch Covid-19?!

Bài liên quan

Sống với tin đồn

Tăng tốc độ ứng phó với đại dịch

Tin giả mùa Covid 19 bắt đầu từ sự kiện Vũ Hán bị virus corona chủng mới hoành hành, và lan truyền chóng mặt. Trung Quốc ra lệnh phong tỏa thành phố Vũ Hán, tiếp theo là Ôn Châu. Từ Vũ Hán, Covid 19 theo con người đi năm châu bốn biển. Tổ chức Y tế thế giới phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp. Dĩ nhiên, nước Việt Nam ta thời kinh tế, chính trị, xã hội hội nhập cũng không đứng ngoài cơn lốc đen dịch bệnh thế kỷ này.

Con người với đặc tính của một loại động vật cấp cao tiến hóa nhất trong thế giới tự nhiên đã tạo ra thế giới xã hội văn minh của mình. Con người cũng mang theo một phần tính thú, tính ma bản năng hoang dã chưa kịp tiến hóa sang tính người, tính Phật. Khi đồng loại gồng mình chống đỡ với nạn dịch virus corona chủng mới, thì có một bộ phận người không phân biệt màu da sắc tộc bị kích hoạt đánh thức tính thú, tính ma. Ở Việt Nam cũng vậy, họ sử dụng tin giả như một phương tiện kiếm chác danh lợi. Đặc biệt, khi nước ta xuất hiện bệnh nhân nhiễm virus SARS-CoV-2 thứ 17, thứ 21, và thứ 34 thì tin giả nhan nhản. Các tin giả này xuất hiện trên mạng xã hội, trong quán nước vỉa hè, trên bàn nhậu, cuộc nói chuyện phiếm, nhưng nhiều nhất là trên Facebook, sau đó là Zalo, và tin nhắn qua điện thoại di động. Bịa đặt là quái chiêu được sử dụng chủ yếu. Bịa lịch trình của B17, B21. Bịa nơi chốn bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2 đến. Bịa người tiếp xúc gần với bệnh nhân. Bịa chuyện, bịa sự kiện, đồng thời công khai danh tính nhân vật. Thậm chí còn viết ly kì, lôi cuốn hấp dẫn, cứ như mình là người trong cuộc, đang chứng kiến, đang hành trình cùng với người lây nhiễm. Tài thật! Nhà văn cũng không tưởng tượng nổi theo cách này.

Tin giả bay khắp quả đất, bay từ nam lên bắc, từng tây sang đông. Ở nước Ý “hôm 11/3, trên Whatsapp xuất hiện tin đồn và được gửi cho rất nhiều người là trong đêm, chính quyền địa phương sẽ tiến hành khử trùng bằng trực thăng. Nghe có vẻ là tin tốt nhưng lại là tin thất thiệt”. Alfredo đã kể trên truyền thông như thế. Nhưng, thực ra tin giả này còn đi sau cả Việt Nam. Ngay đầu mùa dịch, sáng mở mắt ra nhiều người đã thấy trong message, trong điện thoại tin nhắn với nội dung như thế. Chả lẽ tin nhắn này bây giờ nó mới vòng sang nước Ý, hay từ nước nào đó đổ bộ vào Việt Nam, và người Việt mình hồn nhiên vô tình, hoặc cố ý truyền đi?

Đăng thông tin thất thiệt về Covid-19, cô gái Huế bị phạt 10 triệu đồng
Đăng thông tin thất thiệt về Covid-19, cô gái Huế bị phạt 10 triệu đồng

Tin giả đại dịch Covid-19 không còn là đặc sản của quốc gia nào, của người nào nữa, mà đã phổ thông, phổ biến đến lo ngại trên toàn cầu. Ở nước Việt Nam ta “Đến ngày 15/3, Công an các đơn vị, địa phương trong cả nước đã xác minh, làm việc với hơn 654 trường hợp đưa tin sai sự thật, xử phạt vi phạm hành chính hơn 146 người”. Con số tin giả chắc chắn phải trùng trùng điệp điệp, chứ không chỉ bằng con số đã kiểm soát, đã xác minh.

Tin giả cứ tưởng chỉ là trò chơi, là thú vui giải khuây, nhưng thực ra với nhiều người nó là phương tiện sử dụng để trục lợi. “Trong dịch bệnh Covid 19, có người phát tán tin, video giả ở Ý để kêu gọi quyên góp tiền bạc hoặc mua thiết bị bảo hộ cho cơ quan y tế, nhân viên y tế...”. Nước ta có lẽ cũng không ngoại lệ. Bạn đọc hãy hình dung thời kỳ đầu mùa dịch Covid-19, không biết từ ai, chẳng biết từ chỗ nào, clip quạ đen bay trên bầu trời Vũ Hán, tin các lò thiêu rực lửa và mây xám xịt trên trời, rồi truyền đi, thì thào to nhỏ, nhắn tin, khuyên nhủ, bày mưu cho nhau tích cốc phòng cơ. Dù khi đó nước ta mới chỉ 16 người lây nhiễm, và chưa người nào tử vong, nhưng tin giả cũng kịp gây nên nỗi lo lắng hoang hoang của người Việt. Vậy là, hỗn loạn, mất kiểm soát khi hàng trăm người kéo đến tranh giành mua khẩu trang ở chợ thuốc Hapulico Hà Nội. Còn ở phía nam “ngày 3/2, hàng trăm người nối đuôi nhau, chen lấn xô đẩy, vừa đội mũ bảo hiểm vừa đứng xếp hàng ngoài nắng tranh nhau mua khẩu trang y tế tại chợ sỉ thuốc tây lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh”. Cũng theo đó, những người quá lo lắng kéo nhau đi vét hàng ở các siêu thị “tích cốc phòng cơ” khiến cho tình trạng khủng khoảng thiếu giả tạo diễn ra ở nhiều nơi.

Trong “cuộc chơi” tin giả này, kẻ đầu cơ tích trữ tung ra tin giả gay cấn, kinh hoàng cứ như ngày tận thế đang đến gần, người khác vô tình truyền theo. Một đồn mười, mười đồn một trăm. Một trăm thành một nghìn, như phản ứng nhiệt hạch, khiến cả cộng đồng hoang mang lo lắng. Cũng là dịp bọn cơ hội nâng giá cắt cổ kiếm chác lợi tư từ sự nhẹ dạ cả tin của dân chúng. Kẻ tung tin giả thì lời trăm lời ngàn tiền bạc, vật chất. Còn người dân nhẹ dạ thì bị móc túi mà không biết, cuộc sống cộng đồng bất ổn mà không hay.

Bạn đọc chắc còn nhớ lúc Hà Nội xuất hiện người nhiễm SARS-CoV-2 đầu tiên, cũng là bệnh nhân thứ 17 trên phạm vi toàn quốc. Quả thật, đêm hôm đó nhiều người không ngủ. Các tin nhắn thông báo về cuộc họp của lãnh đạo chính quyền Hà Nội lúc 10h đêm và thông tin N17 được truyền đi cả nước. Trong trận bão thông tin chính thống, tin trung thực, thì cũng không ít tin giả. Lại một lần nữa, không chỉ Hà Nội mà nhiều thành phố khác, dân đổ xô đi mua lương thực thực phẩm. Một phần lo lắng nghĩ rằng dịch hoành hành không ra khỏi nhà, thiếu đồ ăn thức uống, nên mua sẵn đề phòng. Nhưng, một phần là do tin giả gây hoang mang, sợ hãi cứ như động đất sóng thần đến nơi, không “quân tử phòng thân, tiểu nhân phòng đói” thì không yên tâm.

Tin giả có chủ định đầu cơ trục lợi, nhưng có tin giả do hồn nhiên, vô cảm vô tình. “Một Fake news ngày 10/3 ở tài khoản Facebook của chị L.H.T. rằng: có người ở khu vực phố Trúc Bạch trốn cách ly để về nhà ở xã Phú Phương, huyện Ba Vì”. Thông tin này được nhiều người đọc, nhiều người like, chia sẻ, bình luận, khiến người xã Phú Phương và huyện Ba Vì lo lắng, có cảm giác như virus Covid 19 đã tràn về quê hương mình rồi. Có người hoang mang, mất ăn mất ngủ. Một cái tin nhỏ tí, cũng khiến cả một cộng đồng nháo nhào, bất ổn.

Thời đại internet, ở xó xỉnh nào cũng có thể làm tin giả chỉ cần một chiếc điện thoại hoặc máy tính và kết nối. Làng quê, ngõ xóm, cô thôn nữ cũng có thể làm tin giả. “Tài khoản Facebook có tên "Mộc Thiên Thảo" đăng tải thông tin: Xã Xuân Bái, Thọ Xương, Thọ Xuân, công ty giày da có người Trung Quốc chết chiều nay rồi, liệu công ty may có được nghỉ không...". Lập tức nhiều người like, bình luận, chia sẻ. Tin giả loang khắp làng quê ngõ xóm, khiến cả một cộng đồng hãi hùng, lo lắng. Chỉ đến khi công an huyện Thọ Xuân xác minh, “khẳng định trên địa bàn huyện không có ai là người Trung Quốc tử vong”. Chủ tài khoản Facebook là Đoàn Thị Thảo quê xã Xuân Phú, là công nhân Công ty TNHH may Tùng Phương đóng ở ngay xã nhà bị xử lý hành chính. Một cái tin vu vơ gây hại cũng bị phạt cả chục triệu đồng. Ngồi cọc cạch chạy máy khâu thu mấy mấy tháng cho đủ.

Tin giả tung ra, và truyền đi đôi khi chỉ là tò mò, hoặc lan tỏa cho bõ ghét. Khi bệnh nhân thứ 21 đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người thì trên mạng xã hội xuất hiện nhiều tin không kiểm chứng. Tin nhiều nhất là chuyện bồ nhí, con riêng, khai báo y tế không trung thực, và dĩ nhiên luôn kèm theo nhận xét, đánh giá, phê phán. Chuyện đúng sai, thật giả chưa biết thế nào, nhưng N21 cũng phải chịu một trận bão dư luận cả tin thật và tin giả. Chả thế mà “Ba người phụ nữ bị công an xử lý vì đăng tải, chia sẻ lên mạng xã hội những thông tin thất thiệt về việc bệnh nhân Covid 19 thứ 21 ở Hà Nội có “bồ nhí, con riêng”, khai báo y tế không trung thực”. Có lẽ fake news khủng nhất, gây chú ý nhất, gây tranh luận nhất trên phạm vi toàn cầu là một bài viết đang lan truyền trên mạng xã hội cho rằng: “Nước Anh và Đức chủ động để dịch Covid-19 lây lan trong cộng đồng để tạo miễn dịch cộng đồng nhanh nhất”. Một thông tin thất thiệt gây chấn động dư luận và tranh cãi, chia rẽ thành hai luồng ý kiến, đến mức thủ tướng Đức và Bộ Y tế nước Anh phải khẳng định đó tin sai sự thật.

Ai cũng biết tác hại tin giả gây hoang mang, lo lắng. Gây xáo trộn đời sống xã hội. Gây mất công, mất của, mất thời gian... Để phòng chống tin giả, trước hết mỗi công dân hãy tỉnh táo, bình tĩnh tiếp nhận, phân biệt cái nào chuẩn, cái nào giả. Đặc biệt, không lấy “câu chuyện làm quà”, vô tình lan truyền tin giả làm trầm trọng hóa sự kiện, làm cuộc sống bất an bất ổn. Không làm tin giả, không vô tình lan truyền tin giả là trách nhiệm của cá nhân với cộng đồng.

Tin liên quan

Đọc thêm

Bão lũ và "bão" giá rau xanh Xã hội

Bão lũ và "bão" giá rau xanh

TTTĐ - Sau bão YAGI cùng mưa lũ kéo dài, giá rau xanh tại nhiều chợ Hà Nội đã tăng gấp đôi so với trước, gây không ít khó khăn cho người tiêu dùng.
Hà Nội: Di dời 27.980 người dân đến nơi tránh trú lũ an toàn Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội: Di dời 27.980 người dân đến nơi tránh trú lũ an toàn

TTTĐ - Các sở, ban, ngành Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ được giao, đã tăng cường triển khai các hoạt động ứng trực; rà soát kế hoạch, phương án; kiểm tra đảm bảo an toàn cho các trọng điểm, xung yếu và các đối tượng dễ bị tổn thương.
Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái có mưa, cục bộ có nơi trên 80mm Môi trường

Đông Bắc Bộ, Lào Cai, Yên Bái có mưa, cục bộ có nơi trên 80mm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 12/9, khu vực đồng bằng, trung du Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa vừa, mưa to và dông, cục bộ có nơi mưa rất to với lượng mưa phổ biến 30-50mm, cục bộ có nơi trên 100mm.
Tăng cường kiểm tra để ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường kiểm tra để ứng phó kịp thời khi lũ dâng cao

TTTĐ - Theo báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT & TKCN TP Hà Nội về công tác ứng phó, khắc phục bão số 3 và mưa lũ tính đến hết ngày 11/9, nước các tuyến sông dâng cao đã gây ảnh hưởng tới một số vùng trũng thấp ven bờ trên địa bàn TP.
Để những ngày tạm cư tránh lũ của người dân không thiếu thốn... Muôn mặt cuộc sống

Để những ngày tạm cư tránh lũ của người dân không thiếu thốn...

TTTĐ - Cụ Ngô Thị Sửu (ở huyện Sóc Sơn) chia sẻ, năm nay 88 tuổi, đây là lần thứ 2 trong đời cụ phải sơ tán bởi lụt. Lần đầu năm 1971 nhưng năm đó khổ lắm. Lần này dù phải sơ tán nhưng cụ lại rất yên tâm...
Bảo đảm đời sống người dân trong quá trình tạm cư tránh lũ Muôn mặt cuộc sống

Bảo đảm đời sống người dân trong quá trình tạm cư tránh lũ

TTTĐ - Tối 11/9, các đồng chí lãnh đạo Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ người dân tạm thời di cư khỏi vùng ngập lụt quận Tây Hồ.
Gần 29 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hãi do bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Gần 29 tỷ đồng ủng hộ các tỉnh bị thiệt hãi do bão lũ

TTTĐ - Tính đến 17h ngày 11/9/2024, Ban Thường trực Uỷ ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội đã tổ chức tiếp nhận ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ với tổng số tiền đăng ký và ủng hộ là: 28,8 tỷ đồng. Trong đó, số tiền đã về Quỹ Cứu trợ TP là 26,034 tỷ đồng.
Công đoàn Thủ đô cùng Nhân dân hộ đê, di dời tài sản Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô cùng Nhân dân hộ đê, di dời tài sản

TTTĐ - Trước tình trạng nhiều địa phương bị ngập lụt do ảnh hưởng của bão số 3, đội ngũ cán bộ, đoàn viên Công đoàn Thủ đô đã tích cực tham gia cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và Nhân dân hộ đê, di dời tài sản phòng chống lũ.
Công đoàn Thủ đô ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ Muôn mặt cuộc sống

Công đoàn Thủ đô ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do bão lũ

TTTĐ - Hưởng ứng Lời kêu gọi “Nhân dân Thủ đô tham gia ủng hộ các tỉnh bị thiệt hại do bão lũ” của Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội, ngày 11/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hà Nội đã ủng hộ 100 triệu đồng qua Quỹ xã hội từ thiện Tấm lòng vàng của Tổng LĐLĐ Việt Nam.
Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều Môi trường

Thủ tướng chỉ đạo tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 93/CĐ-TTg ngày 11/9/2024 về việc tập trung ứng phó lũ lớn, đảm bảo an toàn đê điều trên các sông ở Bắc Bộ, nhất là hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình.
Xem thêm