Tag

Diễn biến 12 ngày đêm trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô 16/12/2017 00:10
aa
TTTĐ- Tháng 12/1972, đế quốc Mỹ đã mở cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B.52 oanh tạc, hủy diệt vào Thủ đô Hà Nội, TP. Hải Phòng, Thái Nguyên với dã tâm biến miền Bắc Việt Nam thành "thời kỳ đồ đá" nhưng đã thất bại thảm hại. Cùng TTTĐ điểm lại diễn biến 12 ngày đêm trận “Điện Biên Phủ trên không” oanh liệt ở Hà Nội.

Diễn biến 12 ngày đêm trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội

Ngày 18/12/1972, nhiều tốp máy bay B.52 liên tiếp dội bom xuống các khu vực: sân bay Nội Bài, Đông Anh, Yên Viên, Gia Lâm… Cuộc chiến đấu ác liệt của lực lượng phòng không ba thứ quân bảo vệ Hà Nội đã mở đầu chiến dịch 12 ngày đêm “Hà Nội – Điện Biên phủ trên không” lịch sử.

20 giờ 18 phút, Tiểu đoàn 59 (Trung đoàn Tên lửa phòng không 261) phóng 2 quả tên lửa hạ ngay 1 máy bay B.52 (rơi xuống cánh đồng thuộc Phủ Lỗ và Đông Anh. Đây là chiếc máy bay B.52 đầu tiên bị bắn rơi trên bầu trời Hà Nội.

Trong đêm 18/12, Mỹ huy động 90 lượt máy bay B.52 ném 3 đợt bom xuống Thủ đô Hà Nội. Xen kẽ các đợt đánh phá của B.52 có 8 lượt máy bay F.111 và 127 lượt máy bay cường kích, bắn phá các khu vực nội, ngoại thành đã ném khoảng 6.600 quả bom xuống 135 địa điểm ở Thủ đô, làm 85 khu vực dân cư bị trúng bom, khoảng 300 người thiệt mạng,…


Diễn biến 12 ngày đêm trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội
Tại sở chỉ huy tác chiến, Bộ tổng tham mưu, tổ tiêu đồ đang đánh dấu mục tiêu

Ngày và đêm 19/12/1972, 4 giờ 30 phút sáng, địch ném bom các khu vực: Đài Tiếng nói Việt Nam (Mễ Trì), xã Nhân Chính, Nhà máy cao su Sao Vàng,… Các trận địa tên lửa, pháo phòng không với các đơn vị dân quân tự vệ Thủ đô tiêu diệt 1 máy bay F.4. Cùng thời gian, Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn tên lửa 257) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B.52. Bộ Chính trị biểu dương các lực lượng phòng không.

Ngày 20/12/1972, từ 19 giờ, địch huy động 78 lượt B.52 và hơn 100 lượt máy bay cường kích các loại đánh phá vào Hà Nội. Tiểu đoàn 93 (Trung đoàn tên lửa 261) bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B.52 ở khu vực ga Yên Viên; Tiểu đoàn 77 (Trung đoàn tên lửa 257) bắn rơi thêm 1 chiếc B.52 ở ngoại thành. Sau đó, 3 tiểu đoàn tên lửa (78,79, 94) bắn rơi tại chỗ 1 chiếc B.52 nữa. Các đại đội pháo 100 ly của dân quân tự vệ Thủ đô đã hiệp đồng chặt chẽ với bộ đội tên lửa cao xạ bảo vệ vững chắc cho các trận địa tên lửa và các mục tiêu quan trọng khu vực nội, ngoại thành. Trong đêm 20 rạng ngày 21/12, bộ đội tên lửa phòng không bảo vệ Hà Nội đã bắn rơi 7 chiếc B.52. Tiêu biểu là trận của các tiểu đoàn 57,77,79, chỉ trong 9 phút với 6 tên lửa đã bắn rơi 4 chiếc B.52.

Ngày 21/12/1972, ban ngày địch huy động 180 lượt máy bay chiến thuật đánh phá các mục tiêu trọng yếu như: ga Hàng Cỏ, Sở công an, Nhà máy điện yên Phụ, Bộ Giao thông,… cầu Phủ Lý và 6 đợt đánh vào khu vực thị xã Thanh Hóa. Rạng sáng 22/12, địch huy động 24 lượt máy bay B.52 và 36 lượt máy bay chiến thuật hộ tống vào đánh sân bay, Bệnh viện Bạch Mai, khu vực Giáp Bát, Văn Điển,…


Diễn biến 12 ngày đêm trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội
Bệnh viện Bạch Mai bị bom tàn phá

Đêm 21 rạng sáng 22/12, Tiểu đoàn 57 bộ đội phòng không Hà Nội đã bắn rơi tại chỗ 1 máy bay B.52 ở chợ Bến (huyện Mỹ Đức). Ban ngày, địch huy động 56 lượt máy bay chiến thuật đánh phá ga Kép, thị xã Bắc Giang, thành phố Việt Trì, thị trấn Vĩnh Yên,… Ban đêm, địch sử dụng 24 lượt B.52 và 30 máy bay chiến thuật, 9 chiếc F.111 đánh phá Hải Phòng, khu An Dương, Đông Anh (Hà Nội), Hòa Lạc, Đáp Cầu,… Quân và dân ta bắn rơi 5 máy bay, trong đó bắn rơi tại chỗ 3 chiếc B.52, 1 chiếc F.4, 1 chiếc F.111.

Ngày 23/12/1972, ban ngày địch huy động 54 lượt máy bay chiến thuật đánh phá các khu vực ngoại thành Hà Nội, Mai Dịch, Trạm Trôi, Hoài Đức,…; ban đêm, chúng sử dụng 33 lượt B.52 đánh Đồng Mỏ (Lạng Sơn), khu vực Bắc Giang và cho nhiều máy bay F.4, F.105, F.111 đánh Yên Viên, Giáp Bát, Đa Phúc, sân bay Nội Bài, Yên Bái, Uông Bí, Phà Rừng, Sở Dầu và sân bay Kiến An (Hải Phòng),… Quân ta bắn rơi 4 máy bay trong đó có 2 chiếc B.52, 1 chiếc F.1, 1 chiếc A.7.

Ngày 24/12/1972, ban ngày, địch huy động 44 lượt máy bay chiến thuật đánh phá khu vực Thái Nguyên, Hà Bắc; ban đêm dùng 33 lượt B.52 đánh phá ác liệt ga Kép, Bắc Giang, sân bay Yên Bái, Vĩnh Tuy (Hà Nội),… Quân và dân miền Bắc đã anh dũng chiến đấu, bắn rơi 5 máy bay, trong đó có 1 chiếc B.52, 2 chiếc F.4, 2 chiếc A.7.


Diễn biến 12 ngày đêm trận “Điện Biên Phủ trên không” ở Hà Nội
Quân dân ta chiến đấu bên các ụ pháo

Ngày 25/12/1972, địch ngừng ném bom miền Bắc nhân dịp lễ Nô-en. Ngày 26/12/1972, địch sử dụng 56 lượt máy bay cường kích ném bom dữ dội các khu vực trận địa tên lửa và trạm biến thế Đông Anh. Tiểu đoàn tên lửa 72 (Trung đoàn 285) đã bắn rơi 1 máy bay F.4. Từ 22 giờ 5 phút, địch sử dụng 105 lượt B.52 và 110 lượt máy bay chiến thuật tấn công Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Máy bay B.52 ồ ạt ném bom rải thảm dữ dội ở cả nội, ngoại thành Hà Nội; trong đó, khu phố Khâm Thiên và khu Hai Bà Trưng bị tàn phá nặng nề,…

Ba tiểu đoàn tên lửa (57,76,88) đã bắn rơi 1 máy bay B.52, sau ít phút các tiểu đoàn (57, 58, 79, 85, 87, 94) bắn rơi tại chỗ 2 máy bay B.52 và các tiểu đoàn tên lửa (59,93,78,79) đã bắn rơi thêm 2 chiếc B.52. Cùng thời gian, tại Hải Phòng, Tiểu đoàn tên lửa 81 đã bắn rơi 1 máy bay B.52, Đại hội 74 pháo 100 ly (Trung đoàn 252) cũng bắn rơi 1 chiếc B.52. Trận chiến đấu đêm 26/12 diễn ra hơn một giờ, lực lượng phòng không ba thứ quân của Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên đã đánh một trận lớn, bắn rơi 8 máy bay B.52, làm suy sụp tinh thần và ý chí của Nhà Trắng, Lầu năm góc và bọn giặc lái Mỹ.

Ngày 27/12/1972, địch cho 100 lượt máy bay chiến thuật đánh phá dữ dội Nhà máy dệt 8 – 3, ga và kho Văn Điển, cầu Đuống, Gia Lâm, đài phát thanh Mễ Trì, các trận địa tên lửa, ra-đa,… Quân và dân Thủ đô đã đánh trả quyết liệt. Từ 19 giờ đến 22 giờ, địch tăng cường 36 lượt máy bay B.52 đánh phá các khu vực: Đông Anh, Yên Viên, Bạch Mai, Khuyến Lương, Đa Phúc, Dục Nội, Cổ Loa,…

22 giờ 20 phút, đồng chí Phạm Tuân lái chiếc MIG.21 bất ngờ cất cánh từ sân bay Yên Bái đến khu vực Mộc Châu (Sơn La) và đã bắn hạ một chiếc B.52. Đây là chiếc B.52 đầu tiên bị bộ đội không quân ta bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm. Đến 23 giờ, bộ đội tên lửa bảo vệ Hà Nội đã bắn hạ thêm 4 chiếc B.52. Ngay sau đó, hai tiểu đoàn tên lửa (71,72) đã bắn hạ thêm 1 chiếc B.52, rơi xuống làng Ngọc Hà (Hà Nội) và 2 tiểu đoàn (59,77) cũng bắn rơi 2 chiếc B.52. Trong ngày và đêm 27/12, quân và dân ta bắn rơi 14 máy bay trong đó có 5 chiếc B.52, 5 chiếc F.4, 2 chiếc A.7, 1 chiếc A.6 và 1 máy bay lên thẳng HH.53 đến cứu giặc lái.

Ngày 28/12/1972, địch huy động 131 lượt máy bay chiến thuật đánh vào trận địa của bộ đội Phòng không – Không quân ở khu vực nội, ngoại thành. Quân dân Thủ đô đánh trả quyết liệt. Tối 28/12, Trung đoàn 274 được lệnh cơ động tăng cường ra Thủ đô Hà Nội. Những quả tên lửa từ Quân khu 4 được chuyển ra nhanh chóng chi viện cho mặt trận Hà Nội. Từ 20 giờ đến 22 giờ, địch sử dụng khoảng 60 lượt B.52 đánh phá khu vực Đông Anh, Đa Phúc, Cầu Đuống, Yên Viên, Gia Lâm,… Ta bắn rơi 3 máy bay trong đó có 2 chiếc B.52, 1 chiếc RA.5C.

Ngày 29/12/1972, địch sử dụng 36 máy bay chiến thuật đánh phá Nhà máy điện Cao Ngạn (Đồng Hỷ), khu vực cây số 4 (Thái Nguyên); 60 lượt B.52 đánh khu vực gang thép Thái Nguyên, khu Trại Cau Đồng Mỏ (Lạng Sơn), Kim Anh (Vĩnh Phú); 70 lượt máy bay chiến thuật đánh xen kẽ sân bay Thọ Xuân, Yên Bái, Hòa Lạc, Kép, Đông Anh, ngoại vi Thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh,… Tiểu đoàn tên lửa 79 bảo vệ Hà Nội bắn rơi 1 máy bay B.52, 1 máy bay F.4.

Ngày 30/12/1972, 7 giờ sáng, Ních-xơn buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị mở lại Hội nghị Pa-ri về Việt Nam. Cuộc tập kích chiến lược quy mô lớn bằng máy bay B.52 của đế quốc Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, Thái Nguyên và một số khu vực ở miền Bắc kéo dài 12 ngày đêm đã bị thất bại hoàn toàn.

Trong Chiến dịch “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, quân và dân ta đã bắn rơi 81 máy bay, trong đó có 34 máy bay B.52 (riêng Hà Nội bắn rơi 25 chiếc B.52), 5 máy bay F.111, 42 máy bay chiến thuật các loại,…; tiêu diệt và bắt sống gần 100 phi công. Đây là tổn thất lớn với Mỹ . Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 đã khởi nguồn cho sự sụp đổ chế độ thực dân kiểu mới, buộc đế quốc Mỹ phải ngồi lại đàm phán với ta ở Hội nghị Pa-ri và ký “Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam” (ngày 27/1/1973).

Nhìn lại năm 1954, với thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ đã làm sụp đổ chế độ thực dân kiểu cũ, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào đàm phán với Việt Nam, ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (tháng 7/1954), chấm dứt chiến tranh xâm lược Việt Nam và rút hết quân đội về nước.

Hai sự kiện giống nhau về tầm vóc và ý nghĩa, đều giành thắng lợi và buộc kẻ thù phải ngồi đàm phán, ký kết hiệp định công nhận độc lập chủ quyền của dân tộc ta; đều là đỉnh cao của khoa học và nghệ thuật quân sự Việt Nam.

Chiến thắng 12 ngày đêm cuối năm 1972 của quân dân miền Bắc và Thủ đô Hà Nội có giá trị lịch sử, ý nghĩa sâu sắc trên nhiều lĩnh vực quân sự, chính trị, ngoại giao,… như trận toàn thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954 đã “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu” nên gọi đó là chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”.


Tin liên quan

Đọc thêm

Cung cấp đúng, đủ vật liệu thực hiện dự án Vành đai 4 Thời sự

Cung cấp đúng, đủ vật liệu thực hiện dự án Vành đai 4

TTTĐ - Thành phố Hà Nội yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi mua bán, vận chuyển trái phép khoáng sản khai thác tại các mỏ được áp dụng cơ chế đặc thù cung cấp cho dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng từ dự án Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Kinh nghiệm giải phóng mặt bằng từ dự án Vành đai 4

TTTĐ - Xác định khâu giải phóng mặt bằng, tái định cư là khâu “trọng điểm của trọng điểm” phải được triển khai sớm, thành phố Hà Nội đã đề xuất tách công tác giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội thành dự án thành phần độc lập để triển khai ngay sau khi chủ trương đầu tư được duyệt. Nhờ vậy, công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đạt được nhiều mục tiêu đề ra.
Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Hà Nội cam kết đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ

TTTĐ - Đến thời điểm này, Ban Quản lý Đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội - Chủ đầu tư dự án đường Vành đai 4 là đơn vị giải ngân đầu tư công cao nhất TP. Hà Nội cam kết, khẳng định, đường Vành đai 4 về đích đúng tiến độ theo lời hứa với Quốc hội và Chính phủ.
Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tiến độ Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư bảo đảm tiến độ

TTTĐ - Tính đến cuối năm 2023, thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô trên địa bàn thành phố đã phê duyệt và thu hồi đất 763,86/791,21ha (đạt 96,54%). Các địa phương đã cơ bản hoàn thành công tác đo đạc, kiểm đếm, xác nhận nguồn gốc đất.
Đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Thời sự

Đảm bảo tiến độ dự án Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

TTTĐ - Ngày 11/1, Ban Quản lý dự án (QLDA) Đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn.
Phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Phối hợp chặt chẽ, đẩy nhanh hơn tiến độ dự án Vành đai 4

TTTĐ - Quá trình triển khai dự án Vành đai 4 của ba địa phương: Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên rất bài bản, phối hợp chặt chẽ có sự vào cuộc nhiệt tình, trách nhiệm của các Bộ, ngành Trung ương, sự ủng hộ của người dân. Các địa phương đang triển khai đồng loạt các mũi thi công trong tháng 1/2024.
Tăng tốc triển khai dự án đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Tăng tốc triển khai dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đề nghị, lãnh đạo UBND TP tăng cường đi cơ sở, trực tiếp lắng nghe ý kiến, kiến nghị của các địa phương, nhà thầu để tập trung tháo gỡ vướng mắc, đề cao kỷ cương, kỷ luật, tranh thủ từng ngày để tăng tốc triển khai dự án.
Phê duyệt dự án thành phần 3 - đường Vành đai 4 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Phê duyệt dự án thành phần 3 - đường Vành đai 4

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định phê duyệt dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư thuộc dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội.
Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4 Thời sự

Đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng dự án đường Vành đai 4

TTTĐ - Xác định tầm quan trọng của dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, ngay từ khi bắt đầu triển khai thực hiện dự án, thành phố Hà Nội đã thể hiện sự quyết tâm cao, tinh thần đoàn kết, tập trung tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ chung của toàn bộ dự án.
Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 trong năm 2024 Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Đẩy nhanh tiến độ dự án đường Vành đai 4 trong năm 2024

TTTĐ - Chiều 14/12, UBND thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước, biên chế hành chính, sự nghiệp, khoa học - công nghệ và phát động phong trào thi đua năm 2024.
Xem thêm