Tag

Điện gió sẽ là tương lai của năng lượng Việt Nam?

Môi trường 08/06/2018 00:49
aa
TTTĐ – Cho dù hiện nay giá điện gió và điện mặt trời ở Việt Nam còn khá cao so với giá điện từ các nhà máy điện than và thủy điện nhưng điện gió và điện mặt trời sẽ sớm là tương lai của ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam.

Điện gió sẽ là tương lai của năng lượng Việt Nam?

Đây là khẳng định chung của các diễn giả tại Hội nghị điện gió được tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam vào ngày 7/6 tại Hà Nội.

Điện gió sẽ là tương lai của năng lượng Việt Nam?
Các diễn giả đều bày tỏ quan điểm rằng điện gió với rất nhiều ưu điểm của mình như có sẵn, giá thành ngày càng giảm, bảo vệ môi trường… sẽ sớm trở thành tương lai của năng lượng Việt Nam.

“Than hiện đang phải nhập khẩu rất nhiều rồi, thủy điện lớn cũng khai thác hết rồi, điện hạt nhân thì đầu tư ban đầu quá lớn, nhưng gió và ánh sáng mặt trời thì sẵn có, không phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào và cũng không bao giờ hết nên trong tương lai, điện gió và điện mặt trời rẻ hơn điện than là điều chắn chắn. Chúng sẽ là tương lai của ngành năng lượng tái tạo ở Việt Nam” - ông Bùi Vĩnh Thắng, Quản lý phát triển kinh doanh, Công ty Năng lượng tái tạo Mainstream chia sẻ bên lề Hội nghị điện gió.

Theo đó, ông Thắng cho biết, hiện nay, Việt Nam đang chủ yếu dựa vào thủy điện và nhiệt điện nhưng với giá than ngày càng tăng thì giá điện rẻ như hiện nay sẽ không thể duy trì trong dài hạn.

Do đó, ông Steve Sawyer, Tổng Thư ký Hội đồng Năng lượng Gió Toàn cầu (GWEC) nhận định, trong tương lai gần, thị trường điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam sẽ phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ với nhiệt điện than. Ông cho rằng, hiện tại, với mức giá 9,97 cent/kWh cho điện gió xa bờ và 8,77 cent/kWh cho điện gió trên bờ thì đã đủ hấp dẫn để các nhà đầu tư đầu tư vào Việt Nam.

Đồng tình với đó, ông Morten Dyrholm, Chủ tịch GWEC cho biết, hiện nay nhiệt điện than bị thay thế mọi nơi, đây là thời điểm Việt Nam có thể minh chứng và mở rộng phát triển điện gió hơn nữa.

“Cách đây 10 năm điện gió và điện mặt trời đắt đỏ hơn điện than rất nhiều nhưng tương lai ngành năng lượng tái tạo của Việt Nam là điện gió và điện mặt trời đã đến rồi đây”, ông Dyrholm nói.

Bên cạnh đó, theo Chủ tịch GWEC, hiện nay, làm điện than khó khăn hơn rất nhiều khi các ngân hàng trên thế giới đồng loạt không cho vay vốn nữa nhưng điện gió và điện mặt trời thì ngày càng được ủng hộ vì bảo vệ môi trường và ngày càng rẻ.

Thêm nữa, ông Thắng cho biết, những dự án điện gió và điện mặt trời sẽ đắt nhưng chỉ đắt những dự án đầu thôi còn khi thị trường đã được hình thành thì chi phí giảm và giá điện chắc chắn sẽ giảm xuống.

Điện gió sẽ là tương lai của năng lượng Việt Nam?
Ông Bùi Vĩnh Thắng chia sẻ thông tin với báo giới bên lề hội nghị điện gió 7/6

Tuy nhiên, trong cơ chế hiện tại vẫn còn những hạn chế nhất định và hạn chế lớn nhất với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư điện gió và điện mặt trời vào Việt Nam là hợp đồng mua bán điện.

Ông Thắng phân tích, hợp đồng đó đặt rủi ro của nhà đầu tư rất cao nên rất khó để có thể huy động vốn. Do đó, con số nhà máy điện gió và điện mặt trời chưa nhiều và chưa phù hợp với tiềm năng của Việt Nam.

Cụ thể, trong hợp đồng này, các nhà đầu tư nước ngoài cho biết điều khoản về hủy và chấm dứt hợp đồng khiến họ có nguy cơ phải chịu rủi ro cao.

Ông Thắng giải thích: đối với điện gió, 90% là chi phí đầu tư ban đầu. Ví như hợp đồng dự kiến là cung cấp điện trong 20 năm cho bên mua (tại Việt Nam chỉ duy nhất EVN có quyền mua điện) nhưng lại có điều khoản rằng EVN có thể và được phép hủy hợp đồng bất cứ lúc nào trong thời gian 20 năm đó và chỉ phải bồi thường 1 năm tiền điện trước đó.

“Như vậy có nghĩa là rất nhiều các nhà đầu tư đổ tiền vào đầu tư và mong là bán điện được trong 20 năm nhưng 5-7 năm sau bị EVN chấm dứt hợp đồng thì chúng tôi chỉ được bồi thường 1 năm tiền điện. Đó là rủi ro quá lớn bởi vốn đầu tư vào cũng rất lớn”, ông Thắng giải thích.

Bên cạnh đó, theo hợp đồng mua bán điện, tùy theo điều kiện khách quan hoặc chủ quan, EVN hoàn toàn có quyền tạm dừng phát điện của nhà máy trong một khoảng thời gian bất kì để bảo hành lưới mà không cần phải có bất cứ khoản bồi thường nào.

“Ví dụ như lưới điện có vấn đề thì có thể dừng 1-2 tuần nhưng trong thời gian đó thì không phát được điện, nhà đầu tư không kiếm được tiền và EVN không phải bồi thường gì hết. Hiện tại điều khoản này khá sơ sài và mang tính rủi ro quá lớn cho nhà đầu tư nên cần làm rõ điều khoản này hơn” – ông Thắng nói.

Do đó, tại Hội nghị, những nhà đầu tư muốn đầu tư điện gió và điện mặt trời tại Việt Nam cho biết, họ mong những điều này sẽ được sửa đổi sớm và sẵn sàng đối thoại với Chính phủ Việt Nam để đóng góp ý kiến và đưa ra một bản hợp đồng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế.

Để ngành điện gió Việt Nam có thể phát triển mạnh mẽ, GWEC đưa ra các khuyến nghị: Hợp đồng mua bán điện (PPA) được chuẩn hóa; Quy trình phê duyệt dự án đơn giản hóa và rõ ràng; Quy hoạch trước hạ tầng lưới điện; và thành lập Hiệp hội điện gió quốc gia.

Việt Nam có tiềm năng phát triển điện gió rất lớn. Theo một nghiên cứu gần đây của Ngân hàng thế giới, nguồn tài nguyên gió tiềm năng chưa được khai thác ở Việt Nam là 27 GW; các dự toán khác đưa ra con số còn cao hơn. Tận dụng nguồn tài nguyên gió phong phú là một trong những lựa chọn chiến lược để Việt Nam đáp ứng được nhu cầu điện tăng cao. Dự kiến đến năm 2025 nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng khoảng 10%.

Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia ban hành vào năm 2011 và điều chỉnh vào năm 2016 đề ra mục tiêu đến năm 2020 tỷ trọng sản xuất điện sử dụng năng lượng tái tạo chiếm 6,5% trong cơ cấu nguồn điện, và đến năm 2030 đạt 6,9%, tức là 800 MW điện gió vào năm 2020 và 6000 MW vào năm 2030. Nhưng với công suất các nhà máy điện gió hiện tại chỉ ở mức 197 MW, Việt Nam còn cách rất xa so với mục tiêu đề ra cho năm 2020.


Tin liên quan

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm