Tag

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

Đô thị 01/05/2025 18:05
aa
TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Sắp xem xét, thông qua chủ trương xây 3 cầu vượt sông Hồng Tăng kết nối, tạo đột phá phát triển đô thị Đánh thức tiềm năng các dòng sông Hà Nội
Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng Giới trẻ kỳ vọng vào Trung tâm Công nghiệp Văn hóa bên sông Hồng

Phát triển đô thị hài hòa hai bên sông

Sông Hồng được xác định hội tụ các yếu tố về tự nhiên, văn hóa lịch sử, là biểu tượng của Thủ đô. Xây dựng và phát triển đô thị hài hòa hai bên sông là “chìa khóa vàng” để mở ra cánh cửa mới cho sự phát triển của Hà Nội và vùng Đồng bằng sông Hồng. Để hiện thực hóa được điều đó, rất cần những cây cầu kết nối giữa đôi bờ.

Vừa qua, phiên họp trực tuyến thường kỳ tháng 2/2025 diễn ra để xem xét một số nội dung trình kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội và theo chương trình công tác năm 2025 của UBND thành phố, tiến hành xem xét thông qua tờ trình của UBND thành phố trình HĐND thành phố đối với 3 dự án nhóm A gồm: Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên và đường dẫn hai đầu cầu (từ nút giao với đường Nghi Tàm đến nút giao với đường Trường Sa; Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu; Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo.

Theo các chuyên gia, những cây cầu này sẽ tạo ra không gian rất lớn để phát triển cho Hà Nội và các tỉnh lân cận. TS.KTS Đào Ngọc Nghiêm, Phó Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: “Trong lịch sử phát triển Hà Nội, sông Hồng có vị trí quan trọng, việc khai thác 2 bên sông Hồng đã được đề cập đến trong suốt thời gian dài vừa qua. Điểm mở đầu, đột phá để khai thác 2 bên sông Hồng được thuận lợi là việc xây dựng cầu Long Biên năm 1889 – 1901. Sau đó, chúng ta đã triển khai nhiều cây cầu khác để khai thác lợi thế 2 bên sông Hồng. Đặc biệt, việc xây dựng cầu không chỉ để khai thác, tổ chức giao thông mà còn giúp tổ chức đường thuỷ, khai thác bãi giữa và bãi 2 bên sông”.

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng
Phối cảnh cầu Tứ Liên qua sông Hồng nối quận Tây Hồ với huyện Đông Anh. Ảnh: Đơn vị thiết kế

Từ sau quy hoạch năm 1998, Hà Nội bắt đầu phát triển mạnh sang phía Bắc sông Hồng, dấu mốc thể hiện điều này là việc hình thành quận Long Biên. Qua đó tạo nên sự hài hòa, cân bằng giữa hai bên, điển hình như việc hình thành quận Long Biên phía Bắc sông Hồng.

Các chuyển gia khẳng định, mỗi cây cầu qua sông Hồng còn là dấu ấn của một thời điểm, giai đoạn nhất định, đồng thời có ý nghĩa về văn hoá Thăng Long - Hà Nội.

Đơn cử như cầu Long Biên – cây cầu đầu tiên qua sông Hồng, thể hiện ý chí kết nối giữa Hà Nội và các tỉnh phía Bắc. Cầu xây dựng đến nay có thể coi là di sản, dấu ấn kết cấu thép. Trên thế giới hiện nay chỉ có 4 loại công trình kết cấu thép, trong đó có cầu Long Biên được xem là di sản để lại từ đầu thế kỷ XIX.

Sau cầu Long Biên, Hà Nội đã có thêm nhiều cây cầu khác qua sông Hồng và đều mang ý nghĩa văn hoá, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.

Động lực phát triển đô thị Hà Nội từ các cây cầu sắp xây

Hà Nội vừa thống nhất chủ trương xây cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo và Ngọc Hồi giai đoạn 2025 - 2030, điều này được kỳ vọng tạo diện mạo mới cho Thủ đô.

Đối với cầu Tứ Liên, địa điểm xây dựng cầu Tứ Liên nằm giữa cầu Nhật Tân và cầu Long Biên, kết nối từ đường trục chính đô thị quy hoạch dọc đê Hữu Hồng với quốc lộ 5 kéo dài, thuộc quận Tây Hồ, quận Long Biên và huyện Đông Anh.

Điểm đầu cầu Tứ Liên giao với đường Nghi Tàm, điểm cuối qua nút giao quốc lộ 5, tổng chiều dài 4,8 km với 5 nút giao gồm: Nghi Tàm, Hữu Hồng, bãi giữa, Tả Hồng và nút giao quốc lộ 5 kéo dài. Cầu có kiến trúc dây văng kết hợp văng xoắn tạo ra các nhịp lớn với hệ khung thép nhẹ, hai trụ cầu chính được tạo hình.

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng
Phối cảnh cầu Trần Hưng Đạo. Ảnh: Đơn vị thiết kế

Dự án đầu tư xây dựng cầu Trần Hưng Đạo và đường dẫn hai đầu sẽ được Sở Giao thông Vận tải Hà Nội lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt và báo cáo thành phố.

Cầu Trần Hưng Đạo nằm khoảng giữa cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy; phía nam kết nối với đường Trần Hưng Đạo tại điểm giáp ranh hai quận Hoàn Kiếm và Hai Bà Trưng. Ở phía bắc, cầu đi qua bãi sông Hồng, men theo rìa phía tây khu vực sân bay Gia Lâm, tới nút giao quy hoạch với đường Nguyễn Văn Linh (Quốc lộ 5A). Điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông – Lê Thánh Tông, điểm cuối giao với đường Vũ Đức Thuận.

Cầu chính dài 900m, gồm 6 nhịp, tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 5,5km, đi qua các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên. Mỗi chiều cầu có hai làn xe cơ giới và một làn xe hỗn hợp. Các khoảng không được bố trí làn xe đạp tại vị trí sát vành vòm.

Cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công của thành phố Hà Nội, tỉnh Hưng Yên và hỗ trợ của Trung ương. Theo lộ trình, Sở Quy hoạch Kiến trúc Hà Nội được giao tham mưu, đề xuất thành phố việc tổ chức thi tuyển phương án kiến trúc cầu chính qua sông Hồng, báo cáo UBND thành phố trình cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư.

Theo các chuyên gia, việc có thêm các cây cầu qua sông Hồng đã kế thừa Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QĐ-TTg ngày 26/7/2011 (gọi tắt là QHC2011), Quy hoạch giao thông vận tải Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nhằm đáp ứng yêu cầu giao thông, biểu trưng văn hoá và đặc biệt phát triển kinh tế, xã hội cho Hà Nội và mối qua hệ giữa Hà Nội và các vùng, trong đó có Vùng Thủ đô, Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc; tạo động lực, đột phá, phát triển kinh tế 2 bờ sông, để thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và điều chỉnh Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065; lấy sông Hồng làm trục cảnh quan trung tâm.

Đọc thêm

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công Xã hội

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

TTTĐ - 27 dự án, công trình đầu tư công tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) có tổng vốn hơn 1.675 tỷ đồng đang gặp hàng loạt vướng mắc cần được tháo gỡ.
Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông Xã hội

Lâm Đồng thông qua đề án sáp nhập với Bình Thuận và Đắk Nông

TTTĐ - HĐND tỉnh Lâm Đồng thống nhất thông qua đề án sáp nhập với tỉnh Bình Thuận và Đắk Nông. Sau sáp nhập, tỉnh Lâm Đồng trở thành tỉnh có diện tích lớn nhất Việt Nam, với diện tích hơn 24,2 nghìn km2.
Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn” Đô thị

Phân luồng giao thông phục vụ Chương trình “Vang mãi khúc khải hoàn”

TTTĐ - Công an TP Hà Nội thông báo phân luồng giao thông, bảo đảm an ninh, an toàn và giao thông thông suốt phục vụ công tác bảo vệ Chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc khải hoàn”.
Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu Xã hội

Khánh thành Công viên tượng đài Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu

TTTĐ - UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức lễ khánh thành công trình Công viên tượng đài, nhà lưu niệm Anh hùng liệt sĩ Võ Thị Sáu tại huyện Long Đất.
TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km² Đô thị

TP Cần Thơ sau sáp nhập sẽ có diện tích 6.360km²

TTTĐ - TP Cần Thơ và Hậu Giang vừa thông qua nghị quyết về hợp nhất cấp tỉnh, cấp xã. Theo nghị quyết được thông qua, TP Cần Thơ sau khi sáp nhập sẽ có tổng diện tích tự nhiên lên đến 6.360km², quy mô dân số 4.199.806 người.
Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam Đô thị

Khánh thành 2 công trình chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Ngày 25/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã dự lễ gắn biển 2 công trình: Trường Mầm non Phương Liên và chùa Xã Đàn tại quận Đống Đa.
Xem thêm