Tag
"Chìa khóa" để khơi thông nguồn lực, phát huy giá trị di tích đền Rừng

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Người Hà Nội 28/03/2025 09:00
aa
TTTĐ - Trong hơn 6.000 di tích lịch sử, văn hóa của Hà Nội, nhiều nơi đã “bắt kịp” hơi thở của thời đại, ứng dụng công nghệ để số hóa, phát huy hiệu quả giá trị văn hóa, mang lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho du khách và người dân. Đền Rừng là một trong số những di tích đó.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời ...

“Bắt kịp” xu hướng, số hóa di tích

Đến đền Rừng, bước qua cổng đền, du khách sẽ nhìn thấy tấm biển Quy tắc ứng xử tại di tích với những hướng dẫn khá chi tiết về trang phục, giữ gìn vệ sinh không gian chung để bảo đảm sự tôn nghiêm của di tích.

Trong không gian linh thiêng, thoảng mùi hương trầm, thủ nhang Hoàng Xuân Mai chia sẻ: “Đền Rừng không chỉ là nơi thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ, mà còn thờ Linh Lang Đại Vương. Do vậy, cảnh quan nơi thờ tự phải sạch đẹp. Bảng, biển Quy tắc ứng xử nơi công cộng được niêm yết rõ ràng, chi tiết ở vị trí dễ nhìn, giúp khách tham quan chấp hành quy định, từ đó, góp phần hình thành những chuẩn mực văn hoá khi tham quan di tích”.

Chị Tân Thúy Nga (Gia Lâm, Hà Nội) thường xuyên đến di tích này vào những ngày rằm, mùng Một. Chia sẻ với phóng viên, chị Nga nói: “Phải thừa nhận, mấy năm gần đây, đền Rừng mang một diện mạo mới. Cảnh quan thoáng đãng, sạch sẽ, trang trọng và linh thiêng. Từng có thời gian, nơi thờ tự chưa được bố trí phù hợp, việc trông coi cũng không chặt chẽ, dẫn đến cả tình trạng mất tiền công đức. Giờ đây, ngôi đền này thực sự có một diện mạo mới”.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Không gian di tích đền Rừng luôn đảm bảo sự trang nghiêm, sạch sẽ

Bên cạnh sự tích cực trong quản lý di tích này, đền Rừng còn gây ấn tượng cho du khách khi trở thành một trong những di tích tiên phong số hóa, kết hợp công nghệ hiện đại VR360 để quảng bá, mang đến trải nghiệm cho du khách.

Chỉ cần một cú click chuột vào địa chỉ: https://denrung.vn/, người xem có thể tìm hiểu về lịch sử đền Rừng, cũng như cảnh quan và các hoạt động văn hóa, nghi lễ hầu đồng, di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận… liên tục được cập nhật.

Việc kết hợp công nghệ hiện đại VR360 không chỉ là sự thích nghi với xu thế mà còn là cách để truyền tải thông điệp sâu sắc về lòng tôn kính cội nguồn, giữ gìn tinh hoa dân tộc trong một thế giới đang biến đổi không ngừng.

Nghi lễ hầu đồng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được UNESCO vinh danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Khi kết hợp công nghệ, những giá trị tâm linh truyền thống, di sản phi vật thể ấy được “thổi hồn” và dễ dàng lan tỏa trong đời sống đương đại”, nghệ nhân Hoàng Xuân Mai nói.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Công nghệ VR360 tại trang web https://denrung.vn/, mang đến trải nghiệm mới mẻ cho du khách

Người thủ nhang “khoác áo mới” cho đền Rừng

Đền Rừng giờ đây trở thành điểm đến hấp dẫn du khách và những người thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu. Để có được thành quả này, ông Mai cho biết, phải kể đến vai trò của những thủ nhang tiền nhiệm và sự quan tâm của các cấp chính quyền, người dân địa phương. Nói về mình, ông Mai khá kiệm lời.

Theo Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội, ông Hoàng Xuân Mai có đóng góp rất lớn trong việc gìn giữ và lan tỏa tín ngưỡng thờ Mẫu - một di sản văn hóa độc đáo của dân tộc, đưa đền Rừng trở thành điểm đến hấp dẫn của giới trẻ và khách quốc tế.

“Những nỗ lực không ngừng của nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, những đóng góp về tịnh tài và tịnh vật của ông không chỉ thể hiện tâm huyết cá nhân trong việc tôn tạo di tích đền Rừng mà còn góp phần quan trọng vào duy trì hoạt động của Hội Di sản Văn hóa Thăng Long - Hà Nội và Câu lạc bộ Bảo tồn Văn hóa Thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội”, nghệ nhân ưu tú Nguyễn Tất Kim Hùng nhận xét.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Nghệ nhân Hoàng Xuân Mai, thủ nhang đền Rừng chia sẻ với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô

Sinh ra từ vùng quê Ba Vì, nơi thờ vị Thánh Tản Viên, vùng đất thấm đẫm văn hóa này như một mạch nguồn nuôi dưỡng tâm hồn nghệ nhân Hoàng Xuân Mai. Ông luôn hướng về những giá trị cội nguồn, truyền thống. Trưởng thành và lập nghiệp ở mảnh đất Ngọc Thụy, lại được được bà con Nhân dân trong vùng, các thanh đồng, nghệ nhân tín nhiệm bầu làm thủ nhang đền Rừng, ông Mai coi đó là căn duyên.

“Ngọc Thụy là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử, nơi thờ Thái úy Lý Thường Kiệt, người anh hùng của dân tộc. Nơi đây như quê hương thứ 2 của tôi. Vì thế, tôi mang ơn con người và mảnh đất này”, ông Mai tâm sự.

Ông Mai cùng Ban Quản lý di tích đền Rừng luôn trăn trở trước việc làm sao để đền Rừng trở thành điểm tham quan và tìm hiểu văn hóa, tín ngưỡng thờ Mẫu của giới trẻ. Ông Mai nhấn mạnh: “Tôi tin rằng, tín ngưỡng thờ Mẫu không chỉ mang giá trị tâm linh mà còn chứa đựng những bài học sâu sắc về sự gắn kết, lòng biết ơn và tinh thần nhân văn. Do đó, những giá trị này cần được lan tỏa hơn nữa trong các bạn trẻ theo đúng giá trị thật, nguyên bản”.

Trăn trở với điều này, ông Mai đã đưa ra sáng kiến dùng mã tranh trong các giá đồng. Theo đó, với mỗi giá đồng, các thanh đồng có thể dùng mã tranh được thiết kế 3D để thay cho vàng mã, ngựa, mũ áo bằng giấy.

“Thông thường, một giá đồng tối thiểu cũng chừng 20 triệu đồng nhưng khi dùng mã tranh trong nghi thức hầu đồng, người hầu chỉ tốn 1,2 triệu đồng, tiết kiệm rất nhiều chi phí. Thực tế, việc dùng mã tranh trong thờ cúng có từ thời xa xưa. Tới nay, đền Rừng là nơi tiên phong dùng mã tranh. Dù ban đầu vấp phải nhiều ý kiến trái chiều, nhưng bên cạnh đó, rất nhiều người ủng hộ. Từ lâu, Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng đã khuyến khích không dùng vàng mã trong thờ cúng, vừa tiết kiệm, vừa bảo vệ môi trường. Tôi vững tin rằng, những giá trị thực, những gì xuất phát từ tâm sẽ được lan tỏa và bền vững”, ông Mai bày tỏ.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Sáng kiến dùng mã tranh được thiết kế 3D của thủ nhang Hoàng Xuân Mai để thay cho vàng mã, ngựa, mũ áo.... bằng giấy được nhiều thanh đồng, nghệ nhân hưởng ứng vì tiết kiệm và góp phần bảo vệ môi trường

Trăn trở đưa di sản vươn xa

Hiểu rõ tầm quan trọng của công nghệ, ông Mai là một trong số ít thủ nhang dùng fanpage, Tiktok để quảng bá, lan tỏa di tích và tín ngưỡng thờ Mẫu truyền thống. Mỗi buổi giao lưu, thực hành nghi lễ hầu đồng, ông Mai đều trở thành Tiktoker chính hiệu.

Ông Mai nói: “Giới trẻ tiếp cận công nghệ và lan tỏa nhanh chóng nếu ta bắt đúng nhịp. Tôi mong muốn những việc làm của mình sẽ mang đến cho các bạn trẻ cái nhìn đúng đắn về nghi lễ hầu đồng, để họ “tín” mà không “mê”.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Những buổi giao lưu về thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu tại đền Rừng giúp các bạn trẻ hiểu hơn về nguồn cội và di sản văn hóa đặc sắc của cha ông để lại

Bên cạnh sự tâm huyết, trách nhiệm bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể, ông Mai còn là điển hình về lối sống vì cộng đồng. Hiện nay, ông Mai hỗ trợ tiền học hàng tháng, mỗi tháng 2 triệu đồng cho 27 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại phường Ngọc Thụy; đồng thời cung cấp thực phẩm để thực hiện các bữa ăn từ thiện cho bệnh nhân ở Bệnh viện Ba Vì. Trong công tác tôn tạo đền Rừng, riêng năm 2024, ông Mai đã đóng góp 3 tỷ đồng để cùng chính quyền tu bổ di tích.

Bài 2. Ấn tượng một không gian di tích bên kia sông Hồng
Là thành viên CLB thờ Mẫu và Hát Văn Hà Nội, ông Hoàng Xuân Mai có đóng góp lớn trong việc bảo tồn tín ngưỡng thờ Mẫu và loại hình nghệ thuật hát văn truyền thống

Ông Mai đã vinh dự được nhận nhiều chứng nhận, bằng khen, trong đó có danh hiệu “Người tốt việc tốt” năm 2022, 2023 do UBND Thành phố, UBND phường Ngọc Thụy công nhận; Chứng nhận của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về nghệ nhân trình diễn xuất sắc tại Liên hoa Hát Văn, hát Chầu Văn toàn quốc năm 2021; giấy khen của Sở văn hóa và thể thao Hà Nội; UBND quận Long Biên, Hội Di sản Văn hóa - Thăng Long với những thành tích trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, diễn xướng nghi lễ Chầu Văn của người Việt…

Sự ghi nhận của các cấp chính quyền, nhân nhân địa phương đã cho thấy tâm huyết, trách nhiệm và lòng trắc ẩn của thủ nhang đền Rừng. Chia sẻ với phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, ông Mai cho biết, niềm vinh dự đó càng khiến ông phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa trong việc bảo tồn, gìn giữ và lan tỏa những giá trị cốt lõi của tín ngưỡng thờ Mẫu và di tích lịch sử đền Rừng.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô Người Hà Nội

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

TTTĐ - Trước thông tin về khả năng tăng giá vé tàu từ cảng cao cấp Ao Tiên đi các xã đảo thuộc huyện Vân Đồn và huyện Cô Tô, Sở Xây dựng tỉnh Quảng Ninh cùng UBND huyện Cô Tô đã tổ chức buổi đối thoại với các doanh nghiệp vận tải hành khách để làm rõ vấn đề.
Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng Người Hà Nội

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

TTTĐ - Nằm ven sông Hồng, ngôi đền Rừng hướng ra sông Hồng quanh năm mát mẻ và rộn ràng câu hát Văn. Theo lời giới thiệu của những thanh đồng, tôi đã có dịp đặt chân tới đền Rừng và được nghe những câu chuyện tâm linh huyền bí ở ngôi đền cổ hơn một trăm năm trước.
Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang Nhịp điệu cuộc sống

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

TTTĐ - Là người đặt nền móng và phát triển ấn phẩm từ bản tin nội bộ thành tờ báo Tuổi trẻ Thủ đô, nữ Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô nghỉ hưu đã lâu nhưng vẫn vô cùng tâm huyết và dõi theo những hoạt động của báo. Nhân dịp 40 năm báo Tuổi trẻ Thủ đô xuất bản số đầu tiên, bà Khúc Nga hồ hởi dành cho chúng tôi - thế hệ phóng viên đi sau cuộc trò chuyện tâm tình đầy ắp những kỷ niệm vui buồn dưới “mái nhà” 19 Lý Thường Kiệt.
Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn Người Hà Nội

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

TTTĐ - Trong suốt 40 năm qua, bên cạnh việc phát triển nội dung, thương hiệu, thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, báo Tuổi trẻ Thủ đô còn miệt mài, tích cực với các hoạt động an sinh xã hội rộng khắp trên các tỉnh, thành cả nước. Từ Tây Bắc, Tây Nguyên đến Tây Nam Bộ… nơi nào khó khăn cũng có dấu ấn của những người làm báo đến từ Thủ đô - trái tim thiêng liêng của cả nước. Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, đan chặt những cánh tay để khối đại đoàn kết dân tộc được thêm vững chắc, phát huy truyền thống “lá lành đùm lá rách”, những giá trị tốt đẹp của Việt Nam vì thế được cùng nhân lên và tỏa sáng.
Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ Người Hà Nội

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

TTTĐ - Cái rét cắt da ở lại trong năm cũ, cái nắng cháy bỏng của mùa hè còn nấp sau những áng mây dày nặng hơi nước, tháng ba là lúc mùa xuân chín, dần đi qua ngõ, dần trôi đi với bao kỉ niệm đẹp đẽ chúng ta đã có thêm trong đời…
Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình Người Hà Nội

Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình

TTTĐ - Với vai trò, trách nhiệm là cơ quan tuyên truyền của Đảng bộ và chính quyền TP, cùng với báo chí Thủ đô, Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội luôn tích cực đi đầu trong công tác tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội Người Hà Nội

Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội

TTTĐ - Các bài viết, phóng sự, chương trình truyền hình về văn hóa ứng xử, lối sống thanh lịch đã trở thành kênh thông tin hữu ích, giúp người dân hiểu rõ hơn về giá trị của sự thanh lịch, văn minh trong đời sống hiện đại.
Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô Người Hà Nội

Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô

TTTĐ - Chiều 24/3, Hội nghị tọa đàm "Báo chí, truyền thông tham gia xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh". Đây là dịp để các cơ quan báo chí, truyền thông cũng như các địa phương tại Hà Nội khẳng định vai trò của những người cầm bút cũng như đưa ra các ý kiến tham góp, hiến kế nhằm "gạn đục khơi trong" với tâm huyết và trách nhiệm giúp cho sự nghiệp phát triển văn hóa, nâng cao hiệu quả của truyền thông, mang lại những giá trị tích cực của Thủ đô trong thời đại mới.
Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả Người Hà Nội

Trách nhiệm của báo chí, truyền thông trong đấu tranh với tin giả

TTTĐ - Khi xuất hiện tin giả, thông tin xấu, độc, báo chí phải kịp thời “giải độc” thông tin nhanh chóng bằng nguồn tin xác thực, tin cậy giúp người dân nắm rõ bản chất vấn đề, không để những tin này ảnh hưởng xấu đến niềm tin của người dân với Đảng, Nhà nước.
Động lực quan trọng lan tỏa giá trị tốt đẹp của người Hà Nội Người Hà Nội

Động lực quan trọng lan tỏa giá trị tốt đẹp của người Hà Nội

TTTĐ - Những ý kiến đóng góp tâm huyết, giàu giá trị thực tiễn của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà báo… đã giúp hội nghị đạt được nhiều kết quả quan trọng, mở ra những hướng đi cụ thể để báo chí và truyền thông tiếp tục phát huy mạnh mẽ vai trò trong việc gìn giữ và lan tỏa các giá trị văn hóa tốt đẹp của người Hà Nội.
Xem thêm