Dự kiến ngày 17/7 công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024
8 sáng 17/7 sẽ công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024 Hà Nội điều động gần 600 giáo viên chấm thi tốt nghiệp THPT Những mốc thời gian thí sinh cần lưu ý sau khi thi tốt nghiệp THPT 2024 |
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn đánh giá, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra an toàn, nghiêm túc theo đúng kế hoạch, không có sự cố đáng kể.
Thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 |
Trong đó, công tác làm đề thi đảm bảo an toàn, bảo mật, chất lượng đề thi được các thí sinh và các chuyên gia đánh giá cao.
Đề thi phù hợp để đánh giá công tác dạy và học ở các địa phương, nhà trường, xét tốt nghiệp trung học phổ thông và làm căn cứ để các trường đại học, cao đẳng, trung cấp nghề xét tuyển sinh.
Công tác tổ chức thi diễn ra ổn định, không gặp sự cố đáng kể; kỳ thi được tổ chức gọn nhẹ, giảm áp lực và tốn kém cho xã hội, theo đúng tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, công tác chấm thi đang được tiến hành khẩn trương, dự kiến trước ngày 17/7 sẽ có đầy đủ kết quả để thông báo kịp thời đến các thí sinh.
Đây là năm thứ 10 ngành Giáo dục đổi mới một cách sáng tạo kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Nghị quyết 29-NQ/TW, giảm bớt tốn kém, áp lực cho xã hội, đảm bảo độ tin cậy, trung thực và đánh giá được năng lực của học sinh, là cơ sở để tuyển sinh giáo dục, nghề nghiệp, đại học.
Qua nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT đã đi vào nền nếp ổn định, như là công việc bình thường hàng ngày của ngành và ngày càng tốt hơn.
Ông Sơn cho biết sau nhiều năm, ngành Giáo dục rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, mọi khâu từ quy chế thi, tổ chức thi, coi thi, quyết định phương thức ra đề, chấm thi đều phải đảm bảo chất lượng, tin cậy, công bằng cho các thí sinh, giảm áp lực cho thí sinh và giảm tốn kém cho xã hội.
Thứ hai, sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp lãnh đạo từ Thủ tướng đến các ngành, địa phương và sự phối hợp của các cấp, cơ quan giáo dục, bộ ban ngành khác ở địa phương, cán bộ coi thi.
Thứ ba, trách nhiệm của Bộ GD&ĐT, các bộ ngành, địa phương, cán bộ coi thi và những người có liên quan đều được xác định rõ ràng.
Thứ tư, trách nhiệm tập huấn, tuyên truyền đối với những người làm thi trong tất cả các khâu từ ra đề thi, bảo vệ, hỗ trợ, và tuyên truyền cho học sinh về các sự cố sử dụng công nghệ cao. Ý thức, nhận thức của học sinh sẽ giúp giảm tải được vấn đề này.
Cuối cùng là công tác thanh tra, kiểm tra chặt chẽ, thường xuyên, nghiêm túc, giúp cho công tác tổ chức thi từ đầu đến cuối diễn ra tốt đẹp.
Năm nay không xảy ra sự cố đáng kể, có vài sơ suất thì Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo địa phương xử lý kịp thời. Các sự cố còn lại sẽ tiếp tục được theo dõi, theo sát để xử lý.