Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế
Nuôi dưỡng tình yêu quê hương cho học trò qua những bài giảng thú vị Khơi gợi niềm tự hào, ý thức trân trọng, phát huy các giá trị truyền thống Sáng tạo trong giáo dục lịch sử Thủ đô |
Khơi dậy tinh thần dân tộc từ những tiết học trên lớp
Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), nhiều trường học trên cả nước đã triển khai các hoạt động dạy học lịch sử với nội dung sáng tạo, thiết thực. Trong đó, việc khơi dậy tinh thần yêu nước ngay từ những tiết học trên lớp đang trở thành một hướng tiếp cận hiệu quả.
![]() |
Thông qua các chuyến đi thực tế tới địa chỉ đỏ, di tích lịch sử, học sinh Hà Nội thêm hiểu và yêu lịch sử hơn |
Nhiều trường học còn tích cực ứng dụng công nghệ vào việc giảng dạy lịch sử. Một số tiết học được thực hiện dưới hình thức mô phỏng 3D các chiến dịch lịch sử như Chiến dịch Hồ Chí Minh, Chiến dịch Điện Biên Phủ… giúp học sinh dễ hình dung và tiếp nhận kiến thức hơn. Bên cạnh đó, ở một số nhà trường, các tiết học còn được lồng ghép hình thức sân khấu hóa: học sinh tự dựng lại bối cảnh chiến tranh hoặc được nghe các câu chuyện do chính các bác cựu chiến binh kể lại.
Không chỉ trong môi trường phổ thông, tinh thần yêu nước còn được lan tỏa trong cộng đồng sinh viên. Mới đây, nhóm sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã triển khai dự án “Hồi ức đỏ: Bóng cựu binh” - chuỗi hoạt động nhằm tái hiện ký ức về hành trình đấu tranh giành độc lập dân tộc. Dự án không chỉ là cách thế hệ trẻ tiếp cận lịch sử bằng ngôn ngữ của chính mình, mà còn là minh chứng rằng: lịch sử khi được khơi gợi bằng sự sáng tạo và trách nhiệm sẽ luôn sống động, truyền cảm hứng và tiếp nối mãi trong tương lai.
![]() |
Được biết, dự án là sản phẩm hết môn cho học phần “Truyền thông vận động” tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Bạn Nguyễn Hoàng Diệu Ly (Trưởng Ban tổ chức dự án) chia sẻ: “Với chúng mình, đây là một môn học rất ý nghĩa. Không chỉ trang bị kiến thức về phương thức truyền thông, dự án còn giúp chúng mình hiểu cách vận động, kết nối và lan tỏa giá trị đến cộng đồng. Chính nhờ những bài học đó mà chúng mình đã biết cách xây dựng chiến lược truyền thông phù hợp với đối tượng dự án hướng tới, sáng tạo trong cách tiếp cận, và chủ động lan tỏa thông điệp ý nghĩa của "Hồi Ức Đỏ: Bóng Cựu Binh".
Sinh động giáo dục truyền thống qua các giờ học thực tế
Nếu lớp học là nơi khơi nguồn tinh thần dân tộc thì những chuyến đi, trải nghiệm thực tế chính là nơi bồi đắp cảm xúc, làm sâu sắc thêm kiến thức lịch sử bằng trải nghiệm trực quan.
![]() |
Trường THPT Chuyên Chu Văn An đã tổ chức thành công Ngày hội trao đổi với chủ đề “Giáo dục truyền thống - Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Phát triển cộng đồng” |
Hướng đến lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), trường THPT Chuyên Chu Văn An đã tổ chức thành công Ngày hội trao đổi với chủ đề “Giáo dục truyền thống - Bảo tồn cảnh quan thiên nhiên - Phát triển cộng đồng”. Hoạt động có sự tham gia của toàn thể học sinh khối 11, giúp các em phát huy khả năng sáng tạo, đồng thời thể hiện niềm tự hào dân tộc và khơi dậy tinh thần cống hiến cho Tổ quốc.
Sản phẩm của Câu lạc bộ Báo chí trường THPT Chuyên Chu Văn An là hình ảnh lá cờ Mặt trận Dân tộc giải phóng Miền Nam được tô điểm bằng những ngôi sao nổi. Em Dương Khánh Phương (lớp 11D2, Chủ tịch Câu lạc bộ) chia sẻ: “Trong các ngôi sao này đều là thông điệp mọi người đã viết về lòng yêu nước, lòng tự tôn dân tộc của mình. Em nghĩ bức tranh này đặc biệt vì nó là sự kết tinh của nhiều thế hệ, gồm thầy cô giáo và các bạn học sinh. Khi những ngôi sao phủ kín sẽ tạo ra một lá cờ nổi rất đẹp, thể hiện tinh thần đoàn kết của thầy và trò trường THPT Chuyên Chu Văn An ”.
![]() |
Học sinh trường THPT chuyên Chu Văn An tự hào với những trang sử hào hùng của dân tộc |
Cũng tại ngày hội, hình ảnh những cô gái mở đường năm xưa đã được các bạn học sinh tái hiện lại đầy cảm xúc qua ca khúc “Cô gái mở đường” và “Mẹ yêu con”. Những bước chân dứt khoát, dáng người vác đá, gánh đất, đôi mắt sáng rực giữa màn khói bom… tất cả như đưa người xem trở lại năm tháng máu lửa, nơi mà những thiếu nữ tuổi đôi mươi đã hy sinh tuổi xuân để mở đường cho xe ra trận.
“Được dùng giọng hát để bày tỏ lòng yêu nước trước toàn thể khách mời, giáo viên và các bạn trong trường thật sự là một cảm xúc rất tuyệt vời mà em không thể tả hết ra bằng lời được. Em cảm thấy rất vinh dự khi được mọi người tin tưởng và giao cho trọng trách cao cả này” - bạn Nguyễn Thuỷ Tiên (lớp 10D1) chia sẻ về cảm xúc khi trở thành giọng ca chính cho ca khúc “Cô gái mở đường”.
Có thể thấy, lịch sử không chỉ nằm trong những trang sách giáo khoa, mà còn sống động qua từng lời kể, từng bài hát và cả những giọt nước mắt xúc động. Học lịch sử ngày nay không chỉ là ghi nhớ sự kiện, mà là sống cùng lịch sử, cảm nhận lịch sử và để lịch sử truyền cảm hứng cho hiện tại. Đó là cách thế hệ trẻ đang viết tiếp những hồi ức đỏ, để quá khứ không chỉ được tưởng nhớ mà còn trở thành động lực tiến bước cho tương lai.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025: Còn nhiều việc phải làm, tuyệt đối không chủ quan

TP Hồ Chí Minh: 100 trường học số đầu tiên được công nhận

Việt Nam có đối tác quốc tế đầu tiên của Đại học London

Lịch sử được nhiều thí sinh chọn thi tốt nghiệp THPT nhất

VJU kết nối toàn diện Việt - Nhật, chắp cánh ước mơ sinh viên

Chuyển đổi Trường Đại học dân lập Phương Đông sang loại hình trường đại học tư thục

Ngành Giáo dục Hà Nội tri ân nhà giáo tham gia chiến trường

Quảng Ninh: 500 học sinh xếp hình Tổ quốc, hào khí non sông

Trường học Hà Nội rực rỡ cờ đỏ sao vàng mừng ngày thống nhất
