Dũng sĩ Điện Ngọc vang danh vùng đất Quảng anh hùng
Những ngày cuối tháng 4/2025, phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô được tiếp cận hàng loạt tư liệu, hành ảnh quý báu về chiến sĩ đặc công Lê Tấn Viễn - một trong các dũng sĩ tham gia trận chiến đấu lịch sử vang danh tại Giếng Cạn (thôn 2, xã Điện Ngọc, nay là di tích Giếng Nhà Nhì, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam).
![]() |
Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc tại ngã tư Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam (Ảnh: V.Q) |
Quyết tử cho trận chiến không cân sức
Tham gia kháng chiến từ năm 15 tuổi, ông Viễn được cấp trên đào tạo bài bản trinh sát đặc công và tham gia vào đơn vị phiên hiệu V15 - Đại đội đặc công của tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng.
Từ năm 1962, đơn vị của ông Viễn có nhiệm vụ thọc sâu vào vùng cát Điện Ngọc để tiêu diệt lực lượng của địch.
Trong những ngày của tháng 4/1962, địch hoạt động mạnh nhất tại khu vực Điện Nam dẫn đến việc lực lượng của ta không thể "lót" quân. Sau đó, cấp trên phải thay đổi kế hoạch với mục tiêu thọc sâu lực lượng vào vùng cát Điện Ngọc.
![]() |
Dũng sĩ Điện Ngọc Lê Tấn Viễn thời còn trẻ (Ảnh tư liệu) |
Trước thời điểm tiến hành thọc sâu vào vùng cát, cấp trên đã chọn 7 trinh sát tham gia chiến đấu dũng cảm do chính đồng chí Viễn (khi ấy mới 30 tuổi) làm đội trưởng, đồng chí Võ Như Hưng làm đội phó cùng 3 cán bộ huyện và Thường vụ Huyện ủy là đồng chí Võ Tiến, Lê Tựu và Đặng Bảo Chí được tăng cường xuống.
Từ đêm 25/4/1962, đơn vị của đồng chí Viễn tập trung vượt sông Tứ Câu nhằm về cơ sở vùng cát Điện Ngọc đã được chuẩn bị từ trước.
Do nhận được tin báo không thể giấu quân, đến 3 giờ ngày 26/4/1962, đơn vị của đồng chí Viễn phải thay đổi địa điểm giấu quân sau khi bị gián điệp của địch phát hiện.
![]() |
Bia di tích Giếng Nhà Nhì tại phường Điện Ngọc (Ảnh: V.Q) |
Từ sáng cùng ngày, lực lượng của ta đã bị địch vây ráp nên phải bám vào địa hình sẵn sàng chiến đấu. Bảy dũng sĩ do đồng chí Viễn làm đội trưởng gồm: Võ Như Hưng, Đặng Thật, Nguyễn Riều, Nguyễn Sỹ, Trần Thọ, Trần Tạo cùng 3 cán bộ sẵn sàng vào tâm thế chiến đấu giằng co.
Lực lượng địch lúc này lên đến gần 1.000 quân với quy mô 4 biệt đội từ Non Nước và Hội An ra tiếp ứng khiến 10 chiến sĩ của ta phải quyết chiến, bảo vệ quân số ít ỏi giữa trận chiến quá chênh lệch về lực lượng. Lực lượng của đồng chí Viễn sau nhiều giờ chiến đấu phải co cụm về khu vực Giếng Cạn.
![]() |
Dũng sĩ Điện Ngọc Lê Tấn Viễn (giữa) - (Ảnh tư liệu) |
Dưới sự chỉ huy của đồng chí Viễn, lực lượng của ta đã chiến đấu ác liệt đến tận 19 giờ tối cùng ngày khiến hơn 100 tên địch tử vong.
Trận đánh ác liệt và không cân sức đã khiến 7 chiến sĩ của ta đã hy sinh tại Giếng Cạn. Sau khi thoát khỏi vòng vây, 3 đồng chí sống sót là Lê Tấn Viễn, Võ Như Hưng và Nguyễn Riều dìu nhau rút lui về hướng sông Tứ Câu, mặc dù trên cơ thể đang mang đầy thương tích.
Trước tinh thần chiến đấu "Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh", trận đánh của 7 Dũng sĩ Điện Ngọc và các cán bộ huyện Điện Bàn vào ngày 26/4/1964 đã đi vào lịch sử dân tộc, góp phần vào chiến thắng lịch sử chống ngoại xâm của Việt Nam.
Phát huy giá trị lịch sử 7 Dũng sĩ Điện Ngọc
Theo UBND thị xã Điện Bàn, trận đánh tại Giếng Cạn diễn ra trong sự chênh lệch quá lớn về lực lượng giữa ta và địch. Phía ta chỉ có 10 chiến sĩ được trang bị vỏn vẹn 8 tiểu liên, 2 súng ngắn cùng 2kg thuốc nổ, 150 viên đạn xen lẫn vài quả lựu đạn.
Do địch phát hiện lực lượng phía ta nên đã khẩn cấp điều động cả một đại đội biệt kích, 10 trung đội bảo an, dân vệ và quân lính được trang bị đầy đủ vủ khí và phương tiện thông tin liên lạc bao vây.
![]() |
Văn bia nghĩa trang liệt sĩ Điện Bàn ghi danh chiến công các Dũng sĩ Điện Ngọc (Ảnh: V.Q) |
Với tinh thần “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh”, các Dũng sĩ Điện Ngọc và cán bộ đã quyết tâm đánh địch dồn lực bao vây để đẩy lùi hàng chục đợt tấn công, tiêu diệt gần trăm tên địch. Trận đánh đã khiến 7 đồng chí hy sinh. Sau đó, đồng chí Viễn đã vinh dự được cấp trên cử đi báo cáo thành tích tại quân khu.
Sau chiến công to lớn tại Giếng Cạn làm vang danh phong trào đấu tranh yêu nước, giải phóng dân tộc, các Dũng sĩ Điện Ngọc đã được Mặt trận Dân tộc giải phóng Khu Trung Trung Bộ phong tặng danh hiệu “7 dũng sĩ Điện Ngọc” và tặng thưởng Huân chương Giải phóng hạng Nhất.
![]() |
Bia ghi chiến công 7 Dũng sĩ Điện Ngọc (Ảnh: V.Q) |
Thời gian qua, chính quyền thị xã Điện Bàn đã vào cuộc đầu tư Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc tại phường Điện Ngọc để phát huy giá trị, phát huy tầm vóc sự kiện trận đánh 7 Dũng sĩ Điện Ngọc và các cán bộ thị xã đã chiến đấu, hy sinh quả cảm tại Giếng Cạn.
Năm 1990, di tích Giếng Nhà Nhì vinh dự được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử cấp quốc gia.
![]() |
Giếng Cạn - nơi diễn ra trận đánh ác liệt (Ảnh: V.Q) |
Tại di tích Giếng Cạn (nay là di tích Giếng Nhà Nhì), nơi diễn ra trận đánh ác liệt ngày 26/4/1964, cơ quan chức năng đã vào cuộc nâng cấp, sửa chữa các hạng mục tường rào cổng ngõ, Giếng cạn, Bia chiến công, Bia di tích khắc dựng lại sự kiện vang danh cả nước của các dũng sĩ.
![]() |
Phối cảnh Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc được đầu tư nâng cấp (Ảnh: V.Q) |
Lãnh đạo UBND thị xã Điện Bàn khẳng định việc đầu tư Nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc được xem là dự án có ý nghĩa chính trị - xã hội quan trọng.
Dự án được đầu tư để xứng tầm là công trình lịch sử, văn hóa, xã hội mang tầm vóc quốc gia, đậm tính giáo dục truyền thống cách mạng, vốn đã ăn sâu vào tiềm thức, tình cảm của cán bộ, Nhân dân địa phương, góp phần tạo điểm nhấn đô thị trong tương lai.
Người con trai ruột của đồng chí Lê Tấn Viễn (anh Lê Viết Trung) cho biết vào năm 1968, cha mình đã được mời miền Bắc dự đại hội và vinh dự được gặp Bác Hồ. Đáng trân quý, đồng chí Viễn được trạo tặng Huy hiệu Bác Hồ và vinh dự được kể lại trận đánh quả cảm chống lại giặc ngoại xâm của các Dũng sĩ Điện Ngọc vang danh cả nước cho Bác Hồ nghe. Theo anh Trung, sau thời gian công tác tại Hội An và Bộ Tư lệnh Đặc công, đồng chí Viễn vinh dự được Đảng, Nhà nước trao tặng hàng loạt các Huân chương chiến công, Huân chương kháng chiến. Đồng chí Viễn được nghỉ hưu theo chế độ vào năm 1977 và về với đất mẹ vào năm 2020 khi tuổi đời tròn 70. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

TP Hồ Chí Minh dâng hoa, dâng hương tưởng nhớ Anh hùng liệt sĩ

Hà Nội nâng mức phạt vi phạm về môi trường và đất đai

Quảng Nam: Điểm mặt 27 dự án, công trình đang ì ạch thi công

Doanh nghiệp tiếp sức tinh thần cho lực lượng diễu binh

Đổi thay bên dòng Vàm Cỏ

Hải Phòng - thành phố cảng anh hùng

“Mũi giáp công thép” trong chiến dịch giải phóng miền Nam

Nhân lên tình yêu Tổ quốc từ cột mốc Trường Sa trên đất liền

“Đoàn tàu không số” lập công xuất sắc chi viện chiến trường miền Nam
