Tag

Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm 21/11/2024 10:06
aa
TTTĐ - Góp ý về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam, nhiều ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị cần huy động sức dân, thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp trong nước nhằm khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc cùng các nguồn lực cần thiết để đóng góp vào công trình quan trọng quốc gia này.
Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

Huy động sức dân vì nguồn lực trong dân còn rất lớn

Đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đánh giá, đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam là một dự án lớn nhất trong lịch sử với dự kiến 67 tỷ USD, gần bằng tổng thu ngân sách Nhà nước một năm hiện nay.

Mặc dù trong tờ trình của Chính phủ đã nêu các số liệu về ngân sách để thực hiện dự án là rất tốt, đảm bảo an toàn, nhưng xuất phát từ thực trạng về những tồn tại của các dự án đầu tư công hiện nay, đại biểu đề nghị Chính phủ cung cấp thêm thông tin về khả năng thu xếp, cân đối để đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá khả năng chi trả của ngân sách Nhà nước, sức chịu đựng của nền kinh tế ảnh hưởng đến vấn đề an toàn nợ công.

Ông Mai cũng chỉ rõ, việc triển khai thực hiện dự án đường sắt đô thị thời gian qua gặp nhiều khó khăn, dẫn đến vốn tăng cao, kéo dài về thời gian hoàn thành so với mức phê duyệt ban đầu.

Thời gian qua, khi triển khai các dự án quan trọng quốc gia, dù đã áp dụng các chính sách đặc thù về mỏ vật liệu, về bồi thường, giải phóng mặt bằng, tuy nhiên nguồn cung nguyên vật liệu vẫn thiếu, giải phóng mặt bằng vẫn chậm, không đáp ứng được tiến độ thi công của dự án.

Do đó, đại biểu đề nghị Chính phủ cần nghiên cứu kỹ, đánh giá từng vấn đề cụ thể, chi tiết để có giải pháp hữu hiệu khắc phục những tồn tại này, đảm bảo hoàn thành dự án đúng kế hoạch và cung cấp số liệu bổ sung để các đại biểu Quốc hội nắm rõ, yên tâm khi bấm nút quyết định.

Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân
Đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM)

Đại biểu Dương Khắc Mai cũng nhấn mạnh, về nguồn lực huy động để đầu tư cho dự án trong tương lai, chúng ta phải tính đến huy động sức dân vì nguồn lực trong dân là rất lớn. Nếu phát hành trái phiếu với lãi suất đủ hấp dẫn thì người dân sẽ sẵn sàng mua; ngân sách chưa đảm bảo thì có thể đi vay nhưng vay trong dân tất nhiên tốt hơn vay nước ngoài, vì lợi nhuận chính người dân trong nước được hưởng, không dịch chuyển ra bên ngoài. Điều quan trọng nhất là khơi dậy được tinh thần tự hào dân tộc để đóng góp vào công trình quan trọng của quốc gia này.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Minh Hoàng (đoàn TP HCM) cho rằng, về lâu dài, việc đầu tư đường sắt cao tốc Bắc – Nam trở thành xương sống của hạ tầng giao thông, giúp rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội đến TP HCM và ngược lại, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế, liên kết vùng và đô thị dọc tuyến. Dự kiến chiều dài quãng đường là 1.541km và tốc độ thiết kế là 350km/giờ là hoàn toàn hợp lý.

Theo đại biểu Hoàng, với những dự án có mức đầu tư cao, quy mô lớn, đầu tư công là hình thức bảo đảm bền vững nhất, do đó, ông đề nghị Chính phủ và các cơ quan cần lên kế hoạch chi tiết về sử dụng nguồn tài chính.

Đại biểu cũng đề nghị, với một dự án tầm cỡ lớn quốc gia, rất cần phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, ít nhất là trong việc tham vấn, lắng nghe người dân đóng thuế. Đại biểu cũng nhất trí với đề xuất huy động nguồn vốn đóng góp của Nhân dân tham gia vào dự án qua hình thức mua trái phiếu với lãi suất hợp lý; đồng thời, cần đầu tư vào nghiên cứu, đánh giá nhiều chiều một cách khoa học, khách quan dự án, tham khảo nghiêm túc kinh nghiệm thực hiện ở các nước khác để hiểu rõ cách thức thực hiện, ai làm và hệ quả kinh tế.

Kinh tế tư nhân làm sẽ tiết kiệm hơn

Cũng góp ý về dự án này, đại biểu Đinh Thị Phương Lan (đoàn Quảng Ngãi) đề nghị đàm phán chắc chắn, thận trọng các nguồn vốn nước ngoài, tăng cơ cấu nợ trong nước, ưu tiên phát hành trái phiếu có kỳ hạn dài; đồng thời cần tăng cường đóng góp của người dân, doanh nghiệp qua các hình thức đóng góp trực tiếp hoặc qua quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách, tiếp tục giảm gánh nặng ngân sách trung ương, đa dạng hóa hình thức đầu tư đối với các công trình ga, công trình phụ trợ.

Bà Lan cũng đề nghị tiếp tục rà soát chi tiết, chủ động các phương án phòng ngừa rủi ro trong đầu tư. Hồ sơ đang tính ở mức GDP dự báo đến năm 2050 là khoảng từ 6,5% đến 7%. Tuy nhiên, theo báo cáo thẩm định, hiện mới đánh giá sơ bộ tác động của phương án huy động vốn, một số dữ liệu đầu vào ở mức giả định còn thiếu đơn giá định mức cho việc xây dựng, vận hành, duy tu và bảo dưỡng.

Đường sắt tốc độ cao: Huy động sức dân và doanh nghiệp tư nhân
Đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình)

Trong bối cảnh kinh tế chính trị rất biến động như hiện nay, cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, đánh giá tác động tổng thể các dự án và một số dự án trọng điểm khác đến nợ công và đảm bảo các cân đối vĩ mô, đặc biệt là nguồn lực thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội có cả các dự án, chương trình mục tiêu quốc gia khác.

Cũng bàn về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Văn Thân (đoàn Thái Bình) cho rằng nên ưu tiên thành phần kinh tế tư nhân.

Đại biểu Nguyễn Văn Thân nhận định rằng ưu tiên thành phần kinh tế tư nhân thì chúng ta có thể tiết kiệm được 30% so với 2 thành phần kinh tế Nhà nước và thành phần kinh tế đầu tư nước ngoài.

Theo ông Thân, trình độ của doanh nghiệp Việt Nam đã khác trước, kể cả doanh nghiệp nhỏ và vừa và doanh nghiệp lớn. Hiện nay nguồn vốn trong dân rất lớn; các doanh nghiệp tư nhân huy động nguồn vốn trong dân rất giỏi, đúng luật, thông qua các dự án về trái phiếu doanh nghiệp, các dự án bất động sản... Do đó, đại biểu cho rằng cần huy động nguồn vốn chính vào cho dự án này từ trong dân với một lãi suất hấp dẫn, cố gắng hạn chế tối đa nguồn vốn của nước ngoài.

Bên cạnh đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân cho rằng nên huy động các doanh nghiệp lớn tham gia vào dự án này. Về thiết kế, chúng ta sẵn sàng thuê thiết kế nước ngoài nếu chưa có nhà thiết kế nào yên tâm. Còn việc thi công, Chính phủ sẽ đặt vấn đề về bài toán này với doanh nghiệp tư nhân bằng một hợp đồng rõ ràng.

"Nếu chúng ta huy động được doanh nghiệp trong nước thì đây là một điều rất tích cực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước phát triển, đóng góp cho lợi ích nước nhà", ông Thân nói.

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm chính thức Malaysia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư Tô Lâm là dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam - Malaysia, góp phần củng cố nền tảng tin cậy chính trị giữa hai nước ở mức độ cao.
Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị

Sáng 19/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.
Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh* Tiêu điểm

Vinh quang đòi hỏi nỗ lực lớn lao, bứt phá mạnh mẽ, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên giàu mạnh*

TTTĐ - Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 Tiêu điểm

Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt đại diện nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu chỉ đạo tại buổi gặp mặt.
Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc MultiMedia

Bài 5: Vững tin bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

TTTĐ - Cả hệ thống chính trị nước ta đang hừng hực khí thế với quyết tâm cao nhất, nỗ lực lớn nhất, hành động quyết liệt nhất, đồng bộ nhất và với các giải pháp mới, tư duy mới trong xây dựng pháp luật để tập trung bứt phá, phấn đấu hoàn thành tốt nhất các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đại hội XIII của Đảng, tạo bước chuyển biến mạnh mẽ để bước vào năm 2026 và Đại hội XIV của Đảng, “đưa nước ta bước vào giai đoạn mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển Quốc tế

Việt Nam cùng ASEAN: Đổi mới để bay cao, sáng tạo để vươn xa, hội nhập để phát triển

TTTĐ - Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44 - 45 và các Hội nghị Cấp cao liên quan mới đây đã kết thúc thành công ở Thủ đô Viêng Chăn của Lào, khép lại năm hợp tác ASEAN 2024 đáng nhớ về “Kết nối và Tự cường”, bứt tốc triển khai các Kế hoạch Tổng thể xây dựng Cộng đồng ASEAN 2025.
Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển MultiMedia

Bài 4: Đột phá tư duy - kiến tạo phát triển

Ở mỗi giai đoạn phát triển, đặc biệt là trong thời điểm có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển. Cải cách và đổi mới tư duy xây dựng pháp luật cũng vậy, phải khơi thông được điểm nghẽn, giải phóng nguồn lực và kiến tạo cho đất nước phát triển.
Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực Emagazine

Bài 3: Dứt khoát bỏ tư duy “không quản được thì cấm” - Hiệu lệnh khơi thông mọi nguồn lực

TTTĐ - Trong bài phát biểu khai mạc quan trọng tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội hội khóa XV, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị tiếp tục đổi mới công tác lập pháp, nhấn mạnh dứt khoát phải từ bỏ tư duy “không quản được thì cấm”, phải xây dựng pháp luật theo hướng vừa đảm bảo yêu cầu quản lý Nhà nước, vừa khơi thông mọi nguồn lực để phát triển. Thông điệp của người đứng đầu Đảng đã dành được sự quan tâm đặc biệt của dư luận khi cho rằng đó là những định hướng quan trọng cho đổi mới công tác lập pháp, tạo ra bước đột phá về thể chế, đưa đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam* Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam*

TTTĐ - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội đồng Khoa học (HĐKH) các cơ quan Đảng Trung ương phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn".
Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam Tiêu điểm

Kỷ nguyên mới là bước phát triển tất yếu, hợp quy luật vận động của cách mạng Việt Nam

TTTĐ - Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam - Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Xem thêm