Tag

Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao

Tin tức 13/11/2024 17:18
aa
TTTĐ - Đại biểu đoàn Hà Nội nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi để triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Không để lãng phí, tiêu cực khi làm đường sắt tốc độ cao Rà soát hiệu quả tài chính của dự án đường sắt tốc độ cao

Một dự án rất đặc biệt

Ngày 13/11, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.

Tại đoàn Hà Nội, đa số ý kiến thống nhất với sự cần thiết đầu tư dự án đặc biệt, đặc thù này về mục tiêu, ý nghĩa, vai trò của đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam; thống nhất thông qua chủ trương đầu tư tại kỳ họp thứ 8.

Theo các đại biểu, đây là dự án đảm bảo cân bằng phương thức vận tải, sự phát triển bền vững, sau khi hoàn thành góp phần tăng cường kết nối vùng, miền, các cực tăng trưởng, tạo động lực lan tỏa, mở ra không gian phát triển mới; đảm bảo nhu cầu vận chuyển hành khách trên hành lang Bắc - Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao
Các đồng chí chủ trì thảo luận tổ tại đoàn Hà Nội

Khẳng định đây là dự án lớn nhất từ trước đến nay, tổng mức đầu tư rất lớn, đại biểu Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho rằng, đây là dự án mang tính biểu tượng phát triển, động lực của đất nước, nếu triển khai tốt sẽ phát huy hiệu quả, giúp sự phát triển của đất nước trong tương lai. Nhưng nếu có rủi ro, có hệ lụy cũng cần tính toán để xử lý.

Tương tự, đại biểu Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nhấn mạnh, đây là thời điểm chín muồi để triển khai. Hơn nữa, đây là dự án chưa có tiền lệ, rất đặc biệt nên cần có chính sách đặc thù, đặc biệt để triển khai nhanh nhất, đỡ tốn kém nhất trong quá trình triển khai.

“Những chính sách đặc thù, đặc biệt trong thời gian Quốc hội không họp thì giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định là phù hợp, vì đây là cơ quan làm việc thường xuyên. Do đó chỉ giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định nội dung trong trường hợp Quốc hội không họp là cần thiết”, bà Thủy nói.

Chuyển giao công nghệ thực hiện dự án

Phát biểu thảo luận, đại biểu Hoàng Văn Cường kỳ vọng, việc đầu tư tuyến đường sắt này sẽ tạo ra sự kết nối, phát triển lan tỏa trên trục hành lang Bắc - Nam, tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn về giao thông, logistic; tạo sự kết nối xuất khẩu hàng hóa sang các thị trường Châu Âu, Trung Đông, Bắc Á.

Thời điểm chín muồi để làm đường sắt tốc độ cao
Đại biểu Hoàng Văn Cường

Tuy nhiên, đại biểu Hoàng Văn Cường cũng bày tỏ băn khoăn với đề xuất của Chính phủ, tuyến đường sắt này chủ yếu phục vụ vận tải hành khách, còn hàng hóa chỉ là đa dụng trong trường hợp cần thiết.

Trong khi đó, hệ thống đường sắt cũ (khổ 1 mét) nên không thể liên thông với hệ thống đường sắt quốc tế (1,43 mét). Do đó, đại biểu Cường đề nghị trong nghị quyết của Quốc hội cần nêu rõ đây là tuyến đường sắt lưỡng dụng, vừa vận tải hành khách và vận tải hàng hóa để liên thông quốc tế.

Đặc biệt, ông Cường quan tâm đến việc chuyển giao công nghệ thực hiện dự án. Theo ông Cường, chúng ta không quan trọng là công nghệ của nước nào nhưng phải chuyển giao công nghệ cho ta, thì mới đảm bảo thời gian hoàn thành và chúng ta sẽ trở thành sản xuất.

"Nếu tiếp tục mua dự án, sau khi hoàn thành sẽ lệ thuộc vào thiết bị, quá trình vận hành, sửa chữa. Như vậy, trở thành món nợ cho tất cả giai đoạn sau", đại biểu Hoàng Văn Cường nêu quan điểm.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng cho biết, việc chuyển giao công nghệ phụ thuộc rất nhiều vào thị phần đường sắt. Theo tính toán, thị phần đường sắt của Việt Nam khoảng 150 tỷ USD, có đủ khả năng chuyển giao công nghệ.

Do đó, ông Cường đề nghị trong nghị quyết của Quốc hội quy định theo hướng đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam phải thực hiện chuyển giao công nghệ cho Việt Nam và chúng ta phải làm chủ trong quá trình đầu tư, từ đó sẽ làm chủ trong việc đầu tư hệ thống đường sắt khác mà không cần mua sản phẩm sẵn có.

“Mua sản phẩm sẵn có rẻ hơn, chuyển giao công nghệ đắt hơn, nhưng đắt một lần, sẽ mãi bền vững về sau”, ông Cường nói thêm.

Đọc thêm

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết Xã hội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy Tin tức

Khắc phục bất cập, nâng cao chất lượng quản lý bộ máy

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua các nghị quyết về việc thành lập, giải thể cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP và các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc UBND TP. Các nghị quyết cụ thể hoá các quy định tại Luật Thủ đô; nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập về tổ chức, bộ máy; góp phần giảm thiểu thời gian và thủ tục hành chính, nâng cao chất lượng quản lý tổ chức, bộ máy...
Cán bộ, công chức cấp xã thuộc biên chế hành chính Tin tức

Cán bộ, công chức cấp xã thuộc biên chế hành chính

TTTĐ - Tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội đã thông qua quy định việc chuyển cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn thành cán bộ, công chức thuộc biên chế hành chính; việc tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức làm việc tại xã, phường, thị trấn trên địa bàn TP Hà Nội.
Khai mạc kỳ họp chuyên đề triển khai Luật Thủ đô Tin tức

Khai mạc kỳ họp chuyên đề triển khai Luật Thủ đô

TTTĐ - Sáng 19/11, HĐND TP Hà Nội khoá XVI tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) để xem xét, quyết nghị một số nội dung triển khai Luật Thủ đô.
HĐND TP Hà Nội xem xét 16 nghị quyết thi hành Luật thủ đô Tin tức

HĐND TP Hà Nội xem xét 16 nghị quyết thi hành Luật thủ đô

TTTĐ - Sáng nay (19/11), HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 19 (kỳ họp chuyên đề) xem xét, ban hành các nội dung triển khai, thi hành Luật Thủ đô năm 2024 và các nội dung khác thuộc thẩm quyền của HĐND TP.
Cán bộ Mặt trận Hà Nội tưởng nhớ Bác Hồ, Bác Tôn Tin tức

Cán bộ Mặt trận Hà Nội tưởng nhớ Bác Hồ, Bác Tôn

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày Truyền thống MTTQ Việt Nam (18/11/1930 -18/11/2024), sáng 18/11, Đoàn đại biểu Uỷ ban MTTQ TP Hà Nội đã tới dâng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng (Công viên Thống Nhất).
Phát huy tinh thần đoàn kết, tạo nên các dấu mốc phát triển mới Tin tức

Phát huy tinh thần đoàn kết, tạo nên các dấu mốc phát triển mới

TTTĐ - Phó Bí thư Thường trực Thành uỷ Hà Nội Nguyễn Văn Phong mong muốn, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) TP Hà Nội sẽ tiếp tục phát huy truyền thống, kinh nghiệm, vận động, tập hợp Nhân dân đoàn kết chung tay cùng thành phố xây dựng các dấu mốc phát triển mới, đóng góp cho kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Xem thêm