Tag
Khoa Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền:

Gắn lý luận chính trị với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội

Giáo dục 28/09/2024 11:18
aa
TTTĐ - Tại Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển diễn ra sáng 28/9, tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã có nhiều ý kiến tham góp thiết thực, ý nghĩa của các, chuyên gia, nhà khoa học, giảng viên, sinh viên.
Cả hệ thống chính trị vào cuộc, người dân được đảm bảo an toàn Tự hào hành trình 30 năm khẳng định trách nhiệm, vị thế

Hội thảo này cũng là dịp để các cán bộ, giảng viên, học viên và sinh viên trong khoa ôn lại lịch sử 30 năm qua, đồng thời bày tỏ tri ân các thế hệ đi trước, giáo dục truyền thống tự hào cho thế hệ hiện tại và xác định hướng đi cho tương lai.

Góp phần vào thành tích vẻ vang của toàn trường

Phát biểu tại hội thảo, PGS.TS Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Với tinh thần đoàn kết, nỗ lực cố gắng phấn đấu của các thế hệ cán bộ giảng viên, học viên, sinh viên trong khoa, đến nay khoa Chính trị học đã đạt được nhiều thành tích đáng ghi nhận.

tặng hoa chúc mừng khoa Chính trị học
Lãnh đạo Học viện Báo chí và Tuyên truyền tặng hoa chúc mừng khoa Chính trị học

Phát biểu đề dẫn hội thảo, TS Dương Thị Thục Anh, Phó trưởng khoa Chính trị học cho biết: Năm 1994, khoa Chính trị học được thành lập.

Trải qua 30 năm xây dựng và phát triển, cho đến nay, khoa đã khẳng định tầm vóc, vị thế với những đóng góp tích cực vào thực hiện thành công các mục tiêu trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo của Học viện Báo chí và Tuyên truyền thời kỳ đổi mới, cũng như đối với nền khoa học chính trị nước nhà.

“Với chủ đề: “Khoa Chính trị học - 30 năm xây dựng và phát triển (1994 - 2024)”, hội thảo vừa là dịp để các thế hệ cán bộ, nhà giáo và học viên, sinh viên khoa Chính trị học gặp gỡ và nhìn lại chặng đường phát triển 30 năm đầy tự hào của ngôi nhà Chính trị học - Học viện Báo chí và Tuyên truyền.

Đây cũng là diễn đàn khoa học để các vị đại biểu, nhà khoa học cùng đánh giá, tổng kết về quá trình xây dựng và phát triển của khoa, về cả những mặt thành công, vấn đề còn tồn tại, đồng thời gợi mở những định hướng, giải pháp tạo đột phá và phát triển vững chắc cho khoa trong thời gian tới”, TS. Dương Thị Thục Anh cho hay.

Đội ngũ cán bộ khoa phát triển cả về số lượng và chất lượng. Nhiều cán bộ giảng viên từ Khoa phát triển, trở thành cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Học viện, lãnh đạo các cơ quan Trung ương. Hiện nay, 100% giảng viên của khoa có trình độ từ thạc sĩ trở lên, trong đó gần 50% có trình độ tiến sĩ trở lên.

Nhiều sinh viên, học viên sau khi tốt nghiệp ra trường đã và đang giữ trọng trách trong các cơ quan của Đảng và Nhà nước từ Trung ương đến địa phương, lãnh đạo chủ chốt các doanh nghiệp. Đây là niềm tự hào của Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói chung, các thế hệ cán bộ, học viên, sinh viên khoa Chính trị học nói riêng…

“Những thành tích mà khoa Chính trị học đạt được đến nay là sự động viên, khích lệ rất lớn đối với tập thể khoa, đồng thời cũng là lời căn dặn, nhắc nhở các đồng chí phải cố gắng phấn đấu nhiều hơn nữa trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, đặc biệt với ngành Quản lý công - một chuyên ngành mới và nhiều triển vọng ở Việt Nam. Thành tích của các đồng chí cũng chính là góp phần vào thành tích chung của Học viện Báo chí và Tuyên truyền, góp phần khẳng định thương hiệu của Học viện trong đào tạo hiện nay.

Đảng ủy, Ban Giám đốc, Hội đồng trường mong mỏi và kỳ vọng, đội ngũ cán bộ giảng viên của khoa tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới, phấn đấu trở thành một trong những khoa mạnh, khoa kiểu mẫu của Học viện về nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo toàn diện. Chúng tôi hi vọng và tin tưởng vào sự phát triển nhanh, mạnh hơn nữa của khoa trong giai đoạn tới, nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của khoa, của nhà trường và toàn xã hội”, PGS.TS Phạm Minh Sơn khẳng định.

PGS.TS Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại chương trình
PGS.TS Phạm Minh Sơn - Phó Bí thư Đảng uỷ, Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền phát biểu tại chương trình

Học đi đôi với hành

Tham luận tại hội thảo, PGS.TS Nguyễn Viết Thảo - Nguyên Phó Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, cho rằng: Trên phạm vi cả nước, nhiều trường đại học, học viện có chương trình đào tạo các chuyên ngành thuộc chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với tư cách là hệ thống tri thức cơ bản.

Sứ mệnh riêng có của Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, trong đó có Học viện Báo chí và Tuyên truyền, khoa Chính trị học là đào tạo chuyên sâu về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh như nền tảng tư tưởng của chính Đảng tiền phong và kim chỉ nam cho cách mạng Việt Nam, cho con đường phát triển đất nước hiện nay.

phát biểu tại chương trình
PGS.TS Trần Thanh Giang, Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Phụ trách khoa Chính trị học phát biểu tại chương trình

Cả nước có nhiều trung tâm nghiên cứu khoa học nhưng đối với Học viện, nghiên cứu khoa học trước hết và chủ yếu là nghiên cứu lý luận, trong đó có nghiên cứu kinh điển; nghiên cứu đường lối, quan điểm của Đảng; nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn của phong trào cộng sản, công nhân và phong trào cách mạng thế giới; nghiên cứu tổng kết lý luận và thực tiễn của công cuộc đổi mới; nghiên cứu các học thuyết phát triển hiện đại…

Mục đích đào tạo và học tập của Học viện cũng rất đặc thù, như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và Nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. Bởi vậy, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phải thực hành phương châm mang ý nghĩa sống còn là học đi đôi với hành, gắn lý luận với thực tiễn, gắn nhà trường với xã hội.

Chương trình, nội dung đào tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh phải đảm bảo đồng bộ các yêu cầu: Cơ bản, hệ thống, thực tiễn và hiện đại; chú trọng giáo dục khoa học và nghiệp vụ lãnh đạo, quản lý; kết hợp đào tạo chuyên môn với rèn luyện tư tưởng, đạo đức, tác phong và năng lực làm việc trong môi trường quốc tế...

phát biểu tại
TS Dương Thị Thục Anh, Phó trưởng khoa Chính trị học phát biểu tại chương trình

Đào tạo những gì xã hội cần

Phát biểu tham luận, PGS.TS Lưu Văn Quảng - Viện trưởng Viện Chính trị học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho hay: Sự tác động của cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ giới hạn trong lĩnh vực sản xuất, mà còn lan rộng đến hầu hết các khía cạnh khác của đời sống xã hội, bao gồm kinh tế, văn hóa, giáo dục và chính trị.

Trong lĩnh vực này, cách mạng công nghiệp 4.0 đã làm thay đổi căn bản cách thức quyền lực được thực thi và kiểm soát. Công nghệ kỹ thuật số đã làm cho việc quản lý Nhà nước trở nên minh bạch hơn nhưng tạo ra những thách thức mới về bảo mật và quyền tự do cá nhân. Công nghệ cũng thay đổi cách thức mà các quá trình dân chủ diễn ra, từ việc bỏ phiếu trực tuyến đến các phong trào xã hội trên mạng, đồng thời đặt ra những câu hỏi quan trọng về quyền tự do ngôn luận và tính minh bạch trong quản lý thông tin.

Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo
Các chuyên gia, nhà khoa học chia sẻ tại hội thảo

Tại hội thảo, các đại biểu đã tham luận, đóng góp về các nội dung: Phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về 30 năm xây dựng và phát triển của khoa Chính trị học; thực trạng 30 năm xây dựng và phát triển, đánh giá những mặt thành tựu, hạn chế, phân tích nguyên nhân, từ đó làm rõ những vấn đề đặt ra.

Các đại biểu cũng đề xuất một số phương hướng, giải pháp và khuyến nghị cho chặng đường phát triển của khoa Chính trị trong thời gian tới...

Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chiều, Trưởng khoa Khoa học chính trị, trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, về đào tạo chính trị học, việc đổi mới nội dung chương trình đào tạo theo hướng đào tạo những gì xã hội cần và tăng cường tính thực tiễn, tính ứng dụng, tính thực hành của chính trị học rất cần thiết.

Hiện nay, việc xác định mục tiêu, chuẩn đầu ra của nhiều chương trình đào tạo Chính trị học còn rất chung chung. Do vậy, việc đầu tiên là cần phải có sự thống nhất nhất định các loại và các cấp độ chuẩn đầu ra của ngành này. Trên cơ sở đó, tuỳ vào triết lý giáo dục, sứ mạng, tầm nhìn và điều kiện đảm bảo chất lượng, các trường có thể lựa chọn các chuẩn đầu ra phù hợp.

Vậy nên, PGS.TS Nguyễn Văn Chiều cho rằng, chương trình đào tạo phải tăng cường hơn nữa những nội dung có liên quan đến hoạt động của hệ thống chính trị. Với nhận thức, tri thức chính trị học rất sang nhưng không phải để trang điểm mà là để ứng dụng. Vì thế, trong chương trình đào tạo cần có những học phần trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất đạo đức, trách nhiệm xã hội để có thể vận dụng được vào quá trình hoạch định – thực thi – đánh giá – điều chỉnh chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước.

Đọc thêm

Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ Giáo dục

Nhân viên nuôi dưỡng thi tài nấu suất ăn 25.000 đồng cho trẻ

TTTĐ - Ngày 28/9, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức Hội thi nhân viên nuôi dưỡng giỏi cấp học mầm non thành phố Hà Nội năm học 2024 - 2025.
Học sinh trường THCS Ngô Quyền chinh phục ước mơ cùng Đức Việt & O’Food Giáo dục

Học sinh trường THCS Ngô Quyền chinh phục ước mơ cùng Đức Việt & O’Food

TTTĐ - Ngày 27/9, tại Trường Trung học cơ sở Ngô Quyền (huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội) diễn ra vòng sơ khảo hai chương trình tranh tài quy mô toàn quốc “Cùng Đức Việt & O’Food trở thành Trạng nguyên tuổi 13” và “Cùng Đức Việt & O’Food thắp sáng những ngôi sao buổi sớm” - lần thứ X năm 2024. Chương trình diễn ra trong không khí tưng bừng và phấn khởi với sự tham gia của các vị đại biểu, các thầy, cô giáo và toàn thể học sinh nhà trường.
Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á Giáo dục

Việt Nam: Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á

TTTĐ - Tại Hội nghị Hợp tác và Đầu tư với nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục 2024, Hội đồng Anh phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chính thức giới thiệu một số kết quả ban đầu của Báo cáo nghiên cứu “Việt Nam - Hướng tới trở thành điểm đến giáo dục quốc tế mới ở Đông Nam Á - Bài học và dẫn chứng”. Báo cáo được đồng thực hiện bởi Hội đồng Anh và Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam.
Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Gắn biển 2 công trình mừng Ngày Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Quận Hoàng Mai (Hà Nội) vừa tổ chức gắn biển công trình cấp thành phố chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh Giáo dục

Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa ban hành hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị, công tác học sinh năm học 2024 - 2025.
Hà Nội xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô Giáo dục

Hà Nội xây mới nhiều trường học chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Năm học 2024-2025, thành phố Hà Nội đưa vào sử dụng nhiều trường học mới ở tất cả các cấp học. Trong đó có nhiều trường là công trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Hà Nội còn 2 trường mầm non chưa đón trẻ đi học Giáo dục

Hà Nội còn 2 trường mầm non chưa đón trẻ đi học

TTTĐ - Tính đến ngày hôm nay (25/9), hầu hết các trường học ở các cấp học trên địa bàn thành phố Hà Nội đều đã hoạt động trở lại bình thường.
Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm trong và xung quanh trường học

TTTĐ - Các quán hàng, gánh hàng rong tự phát xung quanh cổng trường tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe của học sinh.
Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên Giáo dục

Hà Nội tập trung khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà vừa ký văn bản số 3147/UBND-KGVX về việc thực hiện Chỉ thị số 31/CT-TTg ngày 4/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025.
Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ Giáo dục

Thầy trò THPT Việt Đức chia sẻ yêu thương với đồng bào vùng lũ

TTTĐ - Sáng 25/9, Đoàn công tác của trường THPT Việt Đức bao gồm đại diện BGH nhà trường, đại diện Hội Phụ huynh học sinh đã trao quà hỗ trợ bà con vùng lũ ở 2 huyện Bát Xát, Bắc Hà thuộc tỉnh Lào Cai.
Xem thêm