Tag
Bộ Y tế

Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua

Tin Y tế 06/02/2025 16:33
aa
TTTĐ - Theo thống kê của Bộ Y tế trong năm 2024, cả nước ghi nhận 289.876 trường hợp mắc cúm mùa, 8 ca tử vong; số mắc giảm 17,9% so với năm 2023 (353.108).
Phòng chống cúm mùa dịp Tết Nguyên đán Diễn biến nặng, phổi trắng xóa vì mắc cúm A Bệnh nhân mắc cúm A phổi trắng xoá phải can thiệp ECMO Khuyến cáo về đợt dịch cúm mùa bùng phát tại Nhật Bản

Tiếp tục kiểm soát dịch bệnh và hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong

Cũng theo Bộ Y tế, trong năm 2024, ghi nhận 4 trường hợp tử vong do cúm A(H1N1) tại Bình Định, đây là các trường hợp có bệnh nền mãn tính nặng, không ghi nhận biến thể của virus.

Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao: Thanh Hóa (46.600 trường hợp), Thái Bình (26.345), Nghệ An (17.949), Hà Tĩnh (14.073), Sơn La (10.162).

Bệnh nhân mắc cúm nguy kịch được chỉ định đặt ECMO. Ảnh: BVCC
Bệnh nhân mắc cúm nguy kịch được chỉ định đặt ECMO. Ảnh: BVCC

Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị 8 bệnh nhân nhiễm cúm, trong đó có một số trường hợp mắc cúm A, có bệnh nhân phải can thiệp ECMO.

ThS.BS Phạm Văn Phúc, Phó Giám đốc Trung tâm Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: Những người có bệnh nền, người cao tuổi, người có hệ miễn dịch suy giảm cần đặc biệt cẩn trọng khi nhiễm cúm.

Bệnh cúm có thể trở nên nguy hiểm, dẫn đến tổn thương phổi lan tỏa, bội nhiễm vi khuẩn, viêm cơ tim, suy đa tạng, thậm chí tử vong. Ngoài ra, nhiều người có tâm lý chủ quan khi mắc cúm, cho rằng chỉ là bệnh nhẹ và không đi khám sớm.

"Tuy nhiên, đối với những người có hệ miễn dịch suy giảm, cúm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm, làm tổn thương cơ thể ở mức độ nghiêm trọng. Khi bệnh diễn tiến nặng, bệnh nhân mới nhập viện thì đã ở trong tình trạng suy đa cơ quan, tiên lượng điều trị sẽ rất khó khăn. Vì vậy, việc phát hiện và điều trị cúm sớm là vô cùng quan trọng", ThS.BS Phạm Văn Phúc cho biết thêm.

Để tăng cường phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm tại Việt Nam, tiếp theo các văn bản trước đó, Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế vừa có văn bản gửi các đơn vị trực thuộc Bộ; Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc triển khai Kế hoạch phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2025.

Theo Cục Y tế dự phòng, diễn biến thời tiết đặc trưng mùa Đông Xuân, khí hậu gió mùa, hanh khô, nồm ẩm là điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh lây lan dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiêu hóa và các bệnh lây truyền từ động vật sang người.

Các bệnh truyền nhiễm phổ biến khác trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, một số bệnh có vắc xin dự phòng có thể ghi nhận số mắc gia tăng ở nhiều nơi.

Do đó, Bộ Y tế đề nghị các địa phương theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn, nhất là sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, viêm phổi nặng do virus, các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong mùa lễ hội xuân và các bệnh truyền nhiễm phổ biến như sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng, bệnh dại, cúm gia cầm…

Các đơn vị tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới và chủ động triển khai hiệu quả hoạt động giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh tại cửa khẩu, trong cộng đồng, tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan và hạn chế các trường hợp bệnh nặng, tử vong.

Bệnh cúm diễn biến phức tạp trên toàn cầu

Cũng theo Bộ Y tế, hệ thống giám sát dựa vào sự kiện tại Việt Nam ghi nhận các thông tin về đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản, theo đó dữ liệu công bố (ngày 31/1/2025) của Viện Truyền nhiễm Quốc gia Nhật Bản, từ ngày 2/9/2024 đến ngày 26/1/2025 tại Nhật Bản ghi nhận khoảng 9,5 triệu trường hợp mắc cúm mùa; trong đó, tuần cuối cùng của năm 2024 (từ 23 - 29/12/2024) đã ghi nhận hơn 317.000 trường hợp.

Ghi nhận gần 290.000 ca mắc cúm mùa trong năm qua, Bộ Y tế nêu các khuyến cáo phòng chống cúm
Người dân thành phố Fukuoka, tỉnh Fukuoka, Nhật Bản, ngày 9/1. Ảnh: VCG

Tokyo, Hokkaido, Osaka và Fukuoka là các khu vực có đông dân cư và có nhiều điểm du lịch, tập trung đông người là các địa bàn bị ảnh hưởng nhất của đợt bùng phát dịch cúm mùa hiện tại.

Đợt bùng phát dịch cúm mùa tại Nhật Bản hiện nay, chủ yếu do cúm A gây ra, nhưng vẫn còn nguy cơ bùng phát dịch do cúm B.

Trước đó, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới ngày 7/1/2025, tại nhiều quốc gia ở Bắc bán cầu, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp cấp tính có xu hướng gia tăng theo mùa vào thời điểm cuối năm do các tác nhân gây bệnh hô hấp như virus cúm mùa, RSV và các virus phổ biến khác như hMPV, mycoplasma pneumoniae.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỷ lệ mắc các hội chứng cúm (ILI) hoặc nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính (ARI) ở một số quốc gia ở Bắc bán cầu đã tăng lên trong những tuần cuối năm 2024 và vượt qua mức cơ sở theo mùa thông thường.

Ngoài ra, theo kết quả giám sát cúm trên thế giới, bệnh cúm mùa cũng gia tăng ở nhiều quốc gia ở châu Âu (xuất hiện tất cả các phân nhóm của virus cúm), Bắc Mỹ (chủ yếu là cúm A), Trung Mỹ và Caribbean (chủ yếu là cúm A/H3N2), Tây Phi (chủ yếu là cúm B), Bắc Phi (chủ yếu là cúm A/H3N2), Đông Phi (chủ yếu là cúm B) và nhiều quốc gia ở châu Á (chủ yếu là cúm A(H1N1) pdm09), phù hợp với xu hướng điển hình cho thời điểm cuối năm.

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, để chủ động phòng chống cúm mùa, người dân thực hiện tốt các nội dung sau: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, tốt nhất che bằng khăn vải hoặc khăn tay hoặc khăn giấy dùng một lần hoặc ống tay áo để làm giảm phát tán các dịch tiết đường hô hấp.

Người dân nên đeo khẩu trang tại nơi tập trung đông người, trên các phương tiện giao thông công cộng; thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay (nhất là sau khi ho, hắt hơi); không khạc nhổ bừa bãi nơi công cộng; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; tiêm vaccine cúm mùa phòng bệnh;

Mọi người thực hiện lối sống lành mạnh; ăn thức ăn đủ chất dinh dưỡng để ngăn ngừa nhiễm virus cúm; tăng cường vận động thể lực, nâng cao sức khỏe.

Cục Y tế dự phòng lưu ý: Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi, không tự ý làm xét nghiệm và mua thuốc điều trị tại nhà mà cần liên hệ với cơ sở y tế để được tư vấn, khám và xử trí kịp thời.

Phương Thu

Đọc thêm

Bảo đảm tiến độ, chất lượng triển khai chính sách dân số trong mô hình chính quyền 2 cấp Tin Y tế

Bảo đảm tiến độ, chất lượng triển khai chính sách dân số trong mô hình chính quyền 2 cấp

TTTĐ - Trong bối cảnh thay đổi mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, chính quyền cơ sở cần triển khai công tác dân số, không để ngắt quãng công việc, đảm bảo tiến độ, chất lượng cao nhất.
Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí về sức khỏe khi hoạch định chính sách Tin Y tế

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí về sức khỏe khi hoạch định chính sách

TTTĐ - Chiều 8/7, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Thành Long chủ trì cuộc họp về dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị về đột phá trong công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai hệ thống nội soi siêu âm Tin Y tế

Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ triển khai hệ thống nội soi siêu âm

TTTĐ - Ngày 8/7, Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ chính thức khánh thành Khoa Nội soi mới và đưa vào vận hành kỹ thuật nội soi siêu âm (EUS) lần đầu tiên được triển khai tại Đồng bằng sông Cửu Long, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực nội soi tiêu hóa khu vực.
184 nhà phân phối Amway hoàn tất khoá đào tạo Tư vấn viên Quản lý cân nặng BodyKey 2024 Tin Y tế

184 nhà phân phối Amway hoàn tất khoá đào tạo Tư vấn viên Quản lý cân nặng BodyKey 2024

TTTĐ - Amway Việt Nam – thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe – vừa tổ chức Lễ tốt nghiệp Tư vấn viên Quản lý cân nặng BodyKey (BodyKey Mentor) 2024, đánh dấu cột mốc trưởng thành của 184 học viên là nhà phân phối đã hoàn tất chương trình đào tạo Huấn luyện viên quản lý cân nặng theo định hướng chuyên sâu và bền vững.
Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phản hồi về thuốc trị ung thư của Godwaypharma Nhịp sống phương Nam

Sở Y tế TP Hồ Chí Minh phản hồi về thuốc trị ung thư của Godwaypharma

TTTĐ - Theo Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Sở chưa cấp phép cho Công ty TNHH Godwaypharma được khám chữa bệnh ung thư; chưa phê duyệt, cấp phép nội dung quảng cáo về phương pháp chữa trị ung thư...
Tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B dẫn đến mắc xơ gan Tin Y tế

Tự ý bỏ thuốc điều trị viêm gan B dẫn đến mắc xơ gan

TTTĐ - Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương vừa tiếp nhận hai bệnh nhân được chuyển đến trong tình trạng gan đã xơ và u gan nặng. Cả hai chỉ mới biết mình mắc viêm gan B cách đây một đến hai tháng.
Tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế Tin Y tế

Tăng tỷ lệ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế

TTTĐ - Theo báo cáo của Sở Y tế Hà Nội về kết quả khảo sát, đo lường sự hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế công giai đoạn từ năm 2021 đến tháng 6/2025 cho thấy xu hướng gia tăng rõ rệt về mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ y tế.
Phẫu thuật u ác tính mô mềm hiếm gặp cho bệnh nhân 76 tuổi Tin Y tế

Phẫu thuật u ác tính mô mềm hiếm gặp cho bệnh nhân 76 tuổi

TTTĐ - Khoa Chấn thương chỉnh hình – Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã phẫu thuật thành công một ca u mô mềm ác tính hiếm gặp ở vùng đùi cho bệnh nhân cao tuổi.
Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện Tin Y tế

Bé gái co giật được CSGT đưa đi cấp cứu đã xuất viện

TTTĐ - Theo thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, bé gái co giật, tim đập nhanh nguy kịch tính mạng được lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) mở đường đưa đến Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu kịp thời đã được xuất viện.
Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu Tin Y tế

Cấp cứu vì cánh quạt drone chém vào người khi phun thuốc trừ sâu

TTTĐ - Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân 43 tuổi (Hà Nội) bị chém rách sâu vùng mông, mất máu nhiều do tai nạn hy hữu với thiết bị bay điều khiển từ xa - drone nông nghiệp khi đang phun thuốc trừ sâu.
Xem thêm