Tag

Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành

Người Hà Nội 23/06/2017 13:55
aa
TTTĐ.VN - Hầu hết giới chơi ảnh ở Hà Nội đều biết đến anh Nguyễn Ngọc Long, thợ sửa chữa máy ảnh ở địa chỉ số 4 Hòa Mã (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Người ta biết đến Long và cửa hàng sửa chữa máy ảnh Long Tân Binh bởi anh là đời thứ 4 nối nghiệp này.

Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành

Hiệu ảnh nổi tiếng một thời

Cách đây hơn nửa thế kỉ, hầu hết giới chơi ảnh ở Hà Nội và các tỉnh lân cận đều biết tiếng cụ Nguyễn Văn Đoàn - thợ sửa chữa máy ảnh ở 15 Phùng Khắc Khoan (Hai Bà Trưng, Hà Nội). Thăng trầm cùng nghề nhiếp ảnh Việt Nam trong nửa thế kỉ qua, cụ Đoàn cùng các con cháu của mình đã lặng lẽ chứng kiến những biến chuyển trong ngành ảnh. Cụ Đoàn còn nhớ cha mình - cụ Nguyễn Văn Mão thời Pháp thuộc chuyên sửa chữa các dụng cụ nhiếp ảnh tại hiệu ảnh Hương Ký, Khánh Ký, là những hiệu ảnh có nổi tiếng ở Hà Nội thời bấy giờ. Cả hai đều có chủ là người "làng nhiếp ảnh" Lai Xá, trong đó hiệu Khánh Ký do ông Nguyễn Đình Khánh làm chủ đã mở từ năm 1892.

Từ nhỏ, ông Đoàn thường đi theo xem cha mình thao tác, dần dà cũng giúp được nhiều việc. Mỗi ngày thêm chút kinh nghiệm, ông Đoàn đã tự tay lần mò sửa được các loại máy ảnh đơn giản thời bấy giờ như Teuca, Rollelex, Flexcarel, Deliel... khi mới 19 tuổi.


Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành
Những chiếc máy ảnh cổ tại cửa hàng.

Sau ngày chính quyền Cách mạng tiếp quản Thủ đô năm 1954, ông Đoàn nghiên cứu sửa chữa thêm các loại máy ảnh Nhật Bản đưa từ miền Nam ra. Công việc khi đó cũng chưa có gì nặng nề bởi lượng người sử dụng máy ảnh chưa nhiều. Khách hàng chủ yếu là các hợp tác xã ảnh. Những nhà nhiếp ảnh tên tuổi như Võ An Ninh, Trần Cừ, Đinh Đăng Định... cũng trở thành các khách hàng quen thuộc của cửa hàng ông Đoàn.

Con trai cụ Đoàn là ông Nguyễn Văn Phượng, SN 1946, nhớ lại: "Năm 1962, tôi 16 tuổi, bắt đầu vừa học phổ thông vừa giúp cha mình sửa máy cho các hợp tác xã ảnh. Lúc ấy đã có các máy theo cỡ phim 9x12mm, 6x9mm, 13x18mm, 3x4mm... Hà Nội khi đó mới chỉ có khoảng gần chục cửa hàng, hợp tác xã ảnh như Phương Đông, Nắng Mai, Quốc Tế... Báo chí lúc đó mặc dù chưa phát triển như bây giờ nhưng cũng có độ 10 phóng viên ảnh thường xuyên lui tới cửa hàng, trao đổi nghề nhiếp ảnh và sửa chữa máy móc".

Năm 1970, người chơi ảnh bắt đầu nhiều lên, thợ sinh sống bằng nghề ảnh cũng xuất hiện đông đảo hơn. Tới năm 1975, đất nước hoàn toàn được giải phóng, một lượng lớn máy ảnh, xe gắn máy, loa đài... từ Sài Gòn đổ ra Hà Nội. Ngoài các loại máy ảnh của Đức, Nga, Trung Quốc nhập về từ trước, bắt đầu xuất hiện cả những dòng máy ảnh của các nước Tây Âu.

Nối nghiệp tiền nhân

Ông Nguyễn Văn Phượng có 2 cậu con trai cùng nối nghiệp của các bậc tiền nhân là Nguyễn Ngọc Long (SN 1977) và Nguyễn Minh Cường (SN 1979). Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Long được giới chơi ảnh biết đến nhiều hơn. Cửa hàng sửa chữa của Long nằm khuất sâu trong một con ngõ nhỏ số 4 phố Hòa Mã (Hai Bà Trưng, Hà Nội) có cái tên mang đậm chất lính: "Long Tân Binh"...


Gia đình 4 đời làm nghề sửa máy ảnh ở đất Hà thành
Anh Nguyễn Ngọc Long

Long bắt đầu vào nghề từ năm anh học lớp 6. Những ngày đó, anh mới chỉ nhập môn với tính chất phụ giúp bố. Bố đã bắt anh tháo máy, bắt anh làm quen dần với các chi tiết máy ảnh. Khi bố sửa máy xong thì bắt cậu con trai lắp vào, mỗi lần lắp bị thiếu hoặc thừa ốc là sẽ bị trách phạt.

Hơn 30 năm gắn bó với cái nghiệp nhà, chứng kiến sự chuyển mình không ngừng của các dòng máy ảnh theo thời gian nhưng đức tính tỉ mỉ cùng sự chính xác trong từng thao tác vẫn luôn là những nguyên tắc căn bản khắc sâu trong tâm thức người thợ này.

Trước kia, cụ, ông và bố của Long chỉ sửa chữa những chiếc máy ảnh cơ, chụp bằng phim. Giờ đây, anh còn phải tiếp cận với cả những dòng máy ảnh kĩ thuật số hiện đại. Máy ảnh kĩ thuật số tuy hiện đại nhưng vẫn dựa trên nền tảng, nguyên lí của máy ảnh cơ, phần lên phim thì thay bằng điện tử, phim thì thay bằng sensor (cảm biến). Long cho biết, những trục trặc thường gặp ở máy ảnh hiện đại thường ở phần main điện, do đánh rơi, dính nước, dính ẩm, hoặc các máy chụp nhiều shot thì cơ gương bị rão... Với người thợ lành nghề như Long, khi gặp trường hợp này, anh chỉ quan tâm là anh có main điện để thay thế hay không mà thôi còn các phần khác thì anh xử lí cực kì dễ dàng.

Khách hàng đến với cửa hàng sửa chữa máy ảnh Long Tân Binh có đủ mọi thành phần: Thợ ảnh, dân chơi ảnh, nhà báo, học sinh, các cụ già... Các cụ mang chiếc máy ảnh kỉ niệm rồi lại cất đi, lâu lâu lại mang đến lau chùi, làm vệ sinh cho máy rồi lại mang về cất.

Đối với Nguyễn Ngọc Long, sửa không chỉ là khắc phục những trục trặc của máy ảnh mà đó còn là gìn giữ niềm tin của những khách hàng thân thiết. "Khi ra một đời máy ảnh mới là tôi lại phải học lại từ đầu. Tôi không được học qua trường lớp căn bản, chủ yếu là bằng kinh nghiệm và sự xét đoán nhưng cho đến giờ, chưa có khách hàng nào phàn nàn sau khi nhận lại máy rời khỏi đây", Long chia sẻ.

Nghề sửa chữa máy ảnh nhìn trông giản đơn là thế nhưng đòi hỏi người thợ phải có tính kiên trì, tỉ mỉ, tinh thần ham học hỏi và óc sáng tạo. Nói về óc sáng tạo, Long ví dụ: "Nghề sửa máy ảnh không có thầy dạy, không có tài liệu còn Cataloge thì chỉ hướng dẫn cách sử dụng máy chứ không hướng dẫn sửa máy. Đôi khi, vì không có chi tiết thay thế, tôi đã phải dùng chi tiết vẫn còn tốt của những chiếc máy hỏng khác để thay thế cho máy cần sửa. Sáng tạo chính là ở chỗ đó".

"Nghề này cũng khá nguy hiểm, đèn flash có điện cao áp 350V, máy có điện áp 6V. Nếu không cẩn thận, điện ở đèn truyền sang người cũng làm ngã ngửa ra, hoặc phóng sang máy làm hỏng máy ảnh ngay lập tức. Vì thế, trước khi sửa phải kiểm tra, khử hết điện trong máy rồi mới làm gì thì làm", Long cho biết thêm.

Sửa máy ảnh uy tín mấy đời nhưng gia đình anh cũng vẫn phải bó tay trước 3 tình huống: Khi không có linh kiện thay thế; khi chiếc máy bị thợ hoặc chủ máy phá nát; tiên lượng giá sửa chữa cao quá 50% giá trị của chiếc máy.

Những ngày nghỉ hè, cậu con trai học lớp 6 của anh - bằng cái tuổi anh vào nghề thuở nọ - lại thường xuyên theo bố ra cửa hàng và phụ giúp những công việc vặt. Khi được hỏi, anh có ý định cho con kế thừa nghề truyền thống của gia đình, trở thành thế hệ thứ 5 hay không, Long mỉm cười trả lời: Ngày xưa mình bắt buộc phải vào nghề từ nhỏ nhưng bây giờ để cho cháu tự lựa chọn nghề cho mình. Còn tất nhiên, nếu như cháu tiếp nối nghề truyền thống gia đình, trở thành thế hệ thứ 5 sửa chữa máy ảnh thì rất đáng mừng.

Công việc của người thợ sửa máy ảnh, giờ đây không chỉ đơn thuần là sửa chữa máy ảnh mà còn làm sống lại những giá trị tinh thần, những kí ức đẹp đẽ mà những chiếc máy ảnh đã lưu giữ cùng chủ nhân của mình.


Tin liên quan

Đọc thêm

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê Nghệ thuật

Ninh Thuận: Phê duyệt đề án bảo tồn Lễ hội Katê

TTTĐ - UBND tỉnh Ninh Thuận vừa phê duyệt đề án về bảo tồn Lễ hội Katê của đồng bào Chăm, với tổng kinh phí đầu tư dự kiến hơn 10 tỷ đồng.
Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước Tiêu điểm

Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

TTTĐ - Hàng triệu con tim trên khắp cả nước đều hướng về TP Hồ Chí Minh theo dõi Lễ diễu binh, diễu hành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc Nghệ thuật

Dấu ấn Thủ đô tiên phong trong cuộc trường chinh vĩ đại của dân tộc

TTTĐ - Chương trình chính luận nghệ thuật đặc biệt “50 năm đất nước trọn niềm vui” ôn lại và lan tỏa những ý nghĩa, giá trị lịch sử quan trọng của Đại thắng mùa Xuân 1975; tái hiện lại hành trình đầy gian khổ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong đó có vai trò và ý nghĩa đặc biệt của Thủ đô Hà Nội.
Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng” Nghệ thuật

Vỡ òa từng cung bậc cảm xúc với chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đảng trong mùa xuân đại thắng”

TTTĐ - Không gian Nhà hát Hồ Gươm như lắng lại, rồi vỡ òa qua từng cung bậc cảm xúc trong chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đảng trong mùa xuân đại thắng" mùa 2 diễn ra tối 28/4. Chương trình tựa như một bản hùng ca nghệ thuật tái hiện đầy cảm xúc trang sử vàng chói lọi của dân tộc, khiến cả nghệ sĩ và khán giả như được sống trong thời oanh liệt của dân tộc.
"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững Văn học

"Con đường tương lai" gợi mở các mô hình phát triển bền vững

TTTĐ - Ngày 29/4, tại Thư viện Quốc Gia Việt Nam, hòa trong không khí cả nước hân hoan kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường, Sàn văn hóa học và đọc Việt Nam, Viện Nhân học Văn hóa, Hội Nhà văn Hà Nội đồng tổ chức ra mắt cuốn sách "Con đường tương lai". Đồng chí Lê Quốc Minh - Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng biên tập Báo Nhân Dân, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam đến dự buổi lễ.
Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách Văn học

Những công trình tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh vào trang sách

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt độc giả cuốn sách “Theo bước thời gian: Các công trình tiêu biểu của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh” của tác giả Võ Thị Mai Chi, do họa sĩ Hồ Quốc Cường vẽ minh họa.
Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ" Thời trang - Làm đẹp

Các đại sứ trình diễn bộ sưu tập áo dài "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ"

TTTĐ - Nhà thiết kế (NTK) Trần Phương Hoa đã ra mắt bộ sưu tập áo dài đặc biệt mang tên "Radiant Peace - Hòa bình rực rỡ". Nét độc đáo và mang lại điểm nhấn thú vị của bộ sưu tập (BST) là bởi được trình diễn bởi những người mẫu đặc biệt là các Đại sứ và phu nhân/phu quân các nước tại Việt Nam.
Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông Nghệ thuật

Mốc son chói lọi về truyền thống cách mạng ngày thống nhất non sông

TTTĐ - Ngày 28/4, tỉnh Đồng Nai tổ chức lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và giao lưu với các lão thành tham gia kháng chiến.
Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài Văn hóa

Vũ Thảo Giang đưa di sản văn hóa vào từng thiết kế áo dài

TTTĐ - Nhà thiết kế Vũ Thảo Giang đã mang đến một đêm trình diễn thời trang đầy cảm xúc với 6 bộ sưu tập đặc biệt trong chương trình “Sông Cầu - Mạch nguồn di sản” có sân khấu nổi giữa lòng sông Cầu, đường catwalk dài hơn 58m.
Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất” Nghệ thuật

Vinh quang và tự hào “Con đường thống nhất”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm “Con đường thống nhất” tại di tích Cách mạng Nhà và Hầm D67.
Xem thêm