Tag

"Giải mã" tình trạng ngập úng ở Thủ đô

Môi trường 08/06/2022 12:44
aa
TTTĐ -Những trận mưa lớn liên tiếp xảy ra trong thời gian gần đây đang là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ngập lụt tại Hà Nội, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Một lần nữa "bài toán" thoát nước mùa mưa ở Thủ đô rất cần có "lời giải".
Hà Nội: Tập trung hoàn thiện thủ tục đầu tư dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Xử lý dứt điểm nạn xả rác nơi công cộng vì một Thủ đô xanh, sạch, đẹp

Bài 1: Cứ mưa lớn là ngập

“Lại mưa rồi…” - Đó là câu than vãn của nhiều người dân sống ở Hà Nội mỗi khi báo đài có dự báo mưa lớn. Bởi với họ, chỉ cần một cơn mưa như thế cũng đủ cho rất nhiều hệ luỵ kéo theo như tắc đường, nước tràn vào nhà, rác thải… ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt.

Tăng các điểm, thời gian úng ngập

Dù mùa mưa năm 2022 ở Hà Nội chỉ mới bắt đầu được gần 2 tháng (từ ngày 15/4 hằng năm - PV), nhưng đến thời điểm này Thủ đô đã trải qua 3 - 4 trận mưa với cường độ cao, thậm chí là phá kỷ lục đã tồn tại trong 36 năm qua.

Cụ thể, theo số liệu thực đo của Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, chiều 29/5 tại khu vực Láng lượng mưa đo được 140mm, huyện Thanh Trì là 119mm, huyện Đông Anh 73mm, huyện Hoài Đức 53mm… Trong khi đó, theo số liệu lịch sử tại trạm Láng, lượng mưa tích lũy trong 1 giờ ngày 15/7/1999 đạt 114,9mm, trong 2 giờ ngày 18/6/1986 là 132,5mm.

Tình trạng ngập úng khi cơn mưa lớn trút xuống Thủ đô ngày 29/5
Tình trạng ngập úng ở khu vực Mỹ Đình (Nam Từ Liêm) khi cơn mưa lớn trút xuống Thủ đô ngày 29/5

Con số thống kê cho thấy, trong khoảng thời gian từ 13h30 đến 15h30 ngày 29/5, theo hệ thống quan trắc tự động của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, nhiều khu vực ở Hà Nội lượng mưa đo được ở mức kỷ lục như các quận: Hoàng Mai, Thanh Xuân (100mm); Hai Bà Trưng (104mm); Ba Đình (114mm); Thanh Trì (123mm); Nam Từ Liêm (130mm); Tây Hồ (160mm); Cầu Giấy (181mm)…

Trong khi đó, theo tính toán của Công ty TNHH Một thành viên Thoát nước Hà Nội, đối với những trận mưa có cường độ từ 50 - 100mm/2 giờ, Hà Nội sẽ xuất hiện 11 điểm úng ngập. Đối với những cơn mưa có cường độ cao tập trung trong thời gian ngắn (không quá 40 phút với lượng mưa đạt 100mm) thì hệ thống thoát nước sẽ bị quá tải dẫn đến tình trạng ngập úng cục bộ.

Nước ngập khu vực đường Lý Thường Kiệt
Nước ngập khu vực đường Lý Thường Kiệt (Hoàn Kiếm)

Thực tế cho thấy, trận mưa với lượng mưa được ghi nhận ở mức kỷ lục trong 36 năm qua diễn ra trong ngày 29/5 đã khiến nhiều nơi ở lưu vực sông Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Cầu Bây như: Cao Bá Quát, Phùng Hưng, Liễu Giai, Tông Đản, Thụy Khuê, Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến, Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt, Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, Trương Định, Minh Khai, Thái Hà, đường gom Đại lộ Thăng Long, Ngọc Lâm, Hoàng Như Tiếp – Ái Mộ… rơi vào tình trạng ngập úng kéo dài cả về diện tích lẫn thời gian, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống Nhân dân, việc di chuyển của các phương tiện…

Cuộc sống người dân xáo trộn

Thấy lất phất hạt mưa, anh Thái ở Thái Thịnh (quận Đống Đa) vội vàng xin phép cơ quan cho về nhà để chuẩn bị phương án chống ngập. Mặc dù đã có ít nhiều kinh nghiệm ứng phó, nhưng trận mưa hôm 29/5 khiến cả tầng 1 nhà anh bị ngập nước. Anh Thái chia sẻ: “Rất may là cả nhà tôi đã kịp về đưa hết các thiết bị điện tử, đồ dùng quan trọng lên tầng 2 nên không bị thiệt hại gì. Tuy nhiên, nhìn thấy cảnh mênh mông nước, lội bì bõm giữa Thủ đô, không chỉ riêng gia đình nhà tôi mà chắc ai sống ở Hà Nội cũng phải ngán ngẩm”.

Tình cảnh này khiến gia đình anh Thái lo lắng
Tình cảnh này khiến gia đình anh Thái lo lắng

Lạc quan hơn anh Thái, gia đình anh Dũng ở Kim Mã (quận Ba Đình) cứ mưa là lại có chùm ảnh khá hài hước về “chiếc bể bơi trong nhà” trên trang Facebook cá nhân. Anh Dũng cho biết, các thành viên trong gia đình đều về hưu nên khi thấy mưa đã chủ động ở nhà sơ tán đồ đạc. Tính đến nay, nhà anh Dũng cũng trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc mỗi khi mưa ngập, song trận mưa cuối tháng 5 vừa qua khiến gia đình lo lắng. Tình trạng này cứ kéo dài thì gia đình anh chắc sẽ phải ở trong nhà suốt như thời chống dịch.

Nước tràn vào nhà, anh Dũng ví như chiếc bể bơi mỗi khi mưa to
Nước tràn vào nhà, anh Dũng ví như chiếc bể bơi mỗi khi mưa to

Dù đã sống quen với cảnh lụt lội hằng năm, nhưng trận mưa lớn ngày 29/5 đã khiến cả trăm hộ dân ở phường Tứ Liên, quận Tây Hồ lại lâm vào tình cảnh ngập úng nặng. Thậm chí hết mưa cả tuần trời mà nước chưa rút hết.

Tối 5/6, căn nhà của bà Đỗ Thị Phượng, sống tại ngõ 139 Âu Cơ vẫn bị ngập hoàn toàn trong nước. Với kinh nghiệm từ nhiều năm trước nên thấy mưa to, bà lại kê hết đồ điện tử lên cao. Bà Phượng cho biết, cả gia đình và các hộ xung quanh đã phải chịu cảnh ngập lụt từ năm 2011 đến nay. Dù chưa vào mùa mưa bão, chỉ có trận mưa lớn cuối tháng 5 đã khiến các hộ dân sống trong biển nước, giao thông gặp nhiều khó khăn, cuộc sống đảo lộn.

Với cuộc sống tạm bợ của cả gia đình ở trên tầng 2, bà Phượng lo lắng vì mỗi khi mưa lại lo khi nào nước mới rút hết. "Theo dự báo, miền Bắc sắp tới lại có mưa to. Tôi dự định nếu còn mưa to, sẽ sơ tán các cháu về bên ngoại. Trẻ con hiếu động, nếu cứ để ở đây sẽ rất nguy hiểm" - bà Phượng nói.

Khu vui chơi cho trẻ nhỏ ở phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) trong tình trạng ngập úng lâu ngày sau cơn mưa ngày 29/5 (ảnh LĐ)
Khu vui chơi cho trẻ nhỏ ở phường Tứ Liên (quận Tây Hồ) trong tình trạng ngập úng lâu ngày sau cơn mưa ngày 29/5 (ảnh LĐ)

Để “sống” qua mùa ngập, những cây "cầu khỉ" được người dân dựng lên phục vụ cho việc di chuyển khi nơi đây bị ngập lụt vì mưa lớn. Nhiều người sống tại đây đã tự sắm cho mình một chiếc thuyền để di chuyển. Không ít gia đình phải đến nhà người thân để tá túc do tầng 1 bị nước thải bủa vây bốc mùi hôi thối. Những người không có nơi đâu để tránh nước ngập thì đành lấy tấm gỗ, bao cát chặn cửa, dùng máy bơm hút nước ra. Những biện pháp đó không có tác dụng là mấy khi bơm ra ngoài, không lâu sau nước lại ngấm vào.

Không chỉ riêng nhà dân, mỗi khi mưa lớn, nhiều “điểm nóng” về ngập úng của Hà Nội lại khiến người dân vừa lo vừa sợ. Tắc đường, tai nạn, hư hỏng phương tiện, ô nhiễm môi trường… là những nỗi lo của người dân sống ở Thủ đô khi thấy cảnh mênh mông nước các điểm ngập lụt trong khi trời chưa ngớt mưa.

(Còn nữa)

Theo thống kê của Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội, với cường độ mưa từ 50 - 100mm/2 giờ, Hà Nội dự kiến sẽ có 11 trọng điểm về ngập úng gồm: Phố Nguyễn Khuyến (khu vực trước cổng trường THCS Lý Thường Kiệt); Hoa Bằng (số nhà 91 đến 97 và số nhà 54 đến 56); ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; ngã năm Đường Thành - Bát Đàn nhà Hỏa; Cao Bát Quát (trước cửa Công ty Môi trường đô thị Hà Nội); Thụy Khuê (dốc La Pho); Minh Khai (đoạn chân gầm cầu Vĩnh Tuy), Nguyễn Chính (đoạn từ ngõ 74 Nguyễn Chính đến cống hóa mương Tân Mai); Đại lộ Thăng Long (ngã ba Lê Trọng Tấn, hầm chui số 3, 5, 6, km9+656, nút giao An Khánh); Phố Ngọc Lâm (từ ngã ba Long Biên 1 đến xí nghiệp Môi trường Đô thị Gia Lâm); Hoàng Như Tiếp (trường tiểu học Ngọc Lâm đến ngã 3 Hoàng Như Tiếp - Ái Mộ).

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm