Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Giải pháp nào gỡ “nút thắt” hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội?

Đô thị 01/08/2023 14:54
aa
TTTĐ - Thực tế áp dụng cho thấy, một số điều trong Luật Thủ đô 2012 vẫn còn tồn tại những bất cập cần được điều chỉnh cả về mục tiêu, nguyên lý và các quy định chi tiết; Đặc biệt là các nội dung liên quan đến vấn đề quản lý và phát triển hệ thống giao thông vận tải (GTVT).
Khắc phục những bất cập đối với công tác tư vấn đầu tư xây dựng các công trình, dự án ngành giao thông vận tải Phương án tổ chức lại giao thông tại các nút giao thường xuyên ùn tắc Tổ chức lại giao thông tại nút giao Chùa Bộc - Phạm Ngọc Thạch

Chưa phát huy hiệu quả lợi thế Vùng Thủ đô

Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua vào ngày 21/11/2012 và có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2013.

Sau gần 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của TP Hà Nội.

Một số thành tựu Thủ đô Hà Nội đạt được từ cơ sở hành lang pháp lý mà Luật Thủ đô hiện hành đã tạo ra như: Hệ thống giao thông vận tải, hạ tầng kỹ thuật đã có những bước phát triển vượt bậc cả về quy mô, số lượng các dự án, công trình trọng điểm được kết nối thông suốt, đồng bộ, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Cảnh quan kiến trúc hai bên đường trên một số tuyến phố thực hiện thí điểm đã được chỉnh trang sạch đẹp; Nhiều dự án khu đô thị mang tầm vóc của đô thị hiện đại đang dần hiện hữu. Hà Nội đang dần phát huy được vị thế, vai trò, tạo động lực phát triển, hỗ trợ các địa phương trong Vùng Thủ đô và cả nước cùng phát triển.

Tuy nhiên, qua gần 10 năm thi hành Luật Thủ đô, việc thực hiện một số mục tiêu, giải pháp, quy định được đề ra trong luật còn nhiều tồn tại, hạn chế trong các lĩnh vực: Xây dựng, hoàn thiện thể chế và quản lý thực hiện quy hoạch chung, quy hoạch kỹ thuật chuyên ngành, nhất là trong quy hoạch quản lý không gian, không gian ngầm; Quản lý, sử dụng đất, nhất là đất sử dụng cho các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, hạ tầng xã hội, văn hóa, tôn giáo, công trình công cộng phục vụ cộng đồng, dân cư…

Giải pháp gỡ “nút thắt bất cập” hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội
Giao thông đông đúc trên đường Giảng Võ

Nguyên nhân của các tồn tại, hạn chế nêu trên là do việc thực thi chính sách, pháp luật chưa đồng bộ, kịp thời, đầy đủ, chưa phát huy hiệu lực, hiệu quả của các cơ chế, chính sách để phát triển Thủ đô với vị trí, vai trò là trái tim của cả nước. Một số quy định của Luật Thủ đô chủ yếu mang tính nguyên tắc, định hướng chung, thiếu quy định về các cơ chế đặc thù cụ thể để thực hiện được trên thực tế.

Mặt khác, sau khi Luật Thủ đô có hiệu lực thi hành, đã có nhiều đạo luật chuyên ngành được ban hành để cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, các luật ban hành sau có quy định khác về cùng một vấn đề hoặc bãi bỏ quy định của Luật Thủ đô (Luật Cư trú đã bãi bỏ khoản 3, 4 Điều 19 Luật Thủ đô).

Việc chưa có quy định về nguyên tắc áp dụng trong Luật Thủ đô đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả trong việc tổ chức thi hành Luật này.

Đồng thời, Luật Thủ đô giao thẩm quyền ban hành các văn bản quy định chi tiết cho TP Hà Nội (nghị quyết của HĐND, quyết định của UBND), về thứ bậc hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản quy phạm pháp luật do Trung ương ban hành nên khi các luật, nghị định, thông tư được ban hành có quy định khác, nhiều nội dung đặc thù được giao cho Hà Nội quy định chi tiết đã không thể thực hiện được.

Gỡ khó trong quản lý và phát triển hệ thống GTVT

Luật Thủ đô (sửa đổi) được chuẩn bị với mục tiêu là tháo gỡ những khó khăn, tạo ra hành lang pháp lý giải quyết các vấn đề thực tiễn đặt ra cho Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Thanh Chương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học GTVT cho rằng, việc sửa đổi Luật Thủ đô trong tình hình hiện nay là cần thiết.

Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, có nhiều yêu cầu phát triển chính đối với hệ thống GTVT của Thủ đô như: Phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, hiện đại; Đẩy nhanh tiến độ các dự án đường sắt đô thị, đường vành đai; Phân cấp mạnh hơn cho thành phố trong việc quản lý, bảo trì các tuyến đường quốc lộ, vành đai, đường Hồ Chí Minh, đường cao tốc đô thị nằm trên địa bàn Hà Nội; Phân quyền cho HĐND TP Hà Nội quy định chính sách ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng khối lượng lớn; Khuyến khích đầu tư xây dựng, khai thác bến xe, bãi đỗ xe ô tô; Khuyến khích áp dụng công nghệ cao trong quản lý, điều hành hệ thống giao thông và chính sách ưu tiên phát triển đô thị theo định hướng giao thông (TOD)…

Giải pháp gỡ “nút thắt bất cập” hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội
PGS.TS Nguyễn Thanh Chương, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải

Phó Hiệu trưởng trường Đại học Giao thông vận tải đã đưa ra các nhóm giải pháp để triển khai được các định hướng trên. Theo đó, trước hết, thành phố phải giảm khối lượng giao thông ở khu vực nội thành.

Thứ hai, thành phố hoàn thiện hệ thống hạ tầng giao thông vận tải trong đô thị, trong đó định hướng chung là phát triển hệ thống giao thông công cộng sức chứa lớn, với cốt lõi là hệ thống đường sắt đô thị, buýt, BRT; Giảm phương tiện cá nhân; Thúc đẩy giao thông xanh, giảm phát thải.

Trong đó, cấp bách là nhu cầu xây dựng nhanh, hiệu quả cơ sở hạ tầng giao thông đồng bộ, đặc biệt là hệ thống đường sắt đô thị; Luật hóa những chính sách hỗ trợ người đi bộ, người xe đạp và người khuyết tật trong giao thông đô thị.

Cùng với đó, thành phố cần tổ chức giao thông hiệu quả trên nền tảng công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.

Hà Nội cần hoàn thiện cơ chế tài chính huy động được các nguồn lực trong nước, ngoài nước, Nhà nước, xã hội hóa đầu tư cho các dự án giao thông và cơ chế thực hiện các dự án giao thông đặc thù cho Thủ đô.

Giải pháp gỡ “nút thắt bất cập” hệ thống giao thông vận tải ở Hà Nội
Đầu nút giao Trường Chinh

Cuối cùng, Hà Nội cần tổ chức tốt vận tải hành khách và hàng hóa trong đô thị, quy hoạch và định hình các trung tâm logistic lớn cho Thủ đô để thay thế hệ thống logistic tự phát bằng phương tiện cá nhân đang phổ biến như hiện nay.

“Việc sửa đổi Luật Thủ đô trong tình hình hiện nay là rất cần thiết để tạo hành lang pháp lý thống nhất nhằm thể chế hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đối với cơ chế đặc thù của Thủ đô.

Đồng thời, việc sửa đổi luật cũng sẽ giúp Hà Nội giải quyết được những hạn chế, bất cập hiện nay, trước hết là cơ chế, chính sách, tài chính để đầu tư phát triển hạ tầng, xử lý ô nhiễm môi trường, di dời các cơ sở y tế, giáo dục của nội đô...”, PGS.TS Nguyễn Thanh Chương nhận định.

Đọc thêm

Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên Đô thị

Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên

TTTĐ - Ngay từ thời điểm này, quận Tây Hồ sẽ tập trung toàn lực để triển khai thực hiện Dự án cầu Tứ Liên. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với quận Tây Hồ, từng bước xây dựng quận phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến có hai phường Vũng Tàu và Bà Rịa Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến có hai phường Vũng Tàu và Bà Rịa

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn còn 30 đơn vị hành chính cấp xã, phường, giảm 61,05%.
Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô Đô thị

Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP yêu cầu vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô
Ban hành thông báo cưỡng chế thu hồi đất tại phường Mễ Trì Đô thị

Ban hành thông báo cưỡng chế thu hồi đất tại phường Mễ Trì

TTTĐ - Ngày 16/4, lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) cho biết, UBND quận đã ban hành thông báo tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định thu hồi đất đối với 28 hộ gia đình, cá nhân tại phường Mễ Trì để thực hiện dự án Công viên giải trí, trường học và Tổ hợp nhà ở thương mại, dịch vụ Golden Palace A.
Ưu tiên nhiệm vụ di dời nhà ven kênh, rạch địa bàn Quận 8 Đô thị

Ưu tiên nhiệm vụ di dời nhà ven kênh, rạch địa bàn Quận 8

TTTĐ - Theo Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, đề án chỉnh trang nhà ở trên và ven kênh rạch của Quận 8 có ý nghĩa thiết thực, nhằm sắp xếp lại chỗ ở đàng hoàng, mang lại cuộc sống an toàn hơn cho người dân.
TP Huế đầu tư tuyến đường đi bộ 35 tỷ đồng dọc sông Hương Xã hội

TP Huế đầu tư tuyến đường đi bộ 35 tỷ đồng dọc sông Hương

TTTĐ - Thêm một tuyến đường đi bộ ven sông Hương với mức tổng mức đầu tư 35 tỷ đồng đang được xây dựng và sẽ kết nối với các đường đi bộ hiện có.
Dự kiến Bình Dương sau sáp nhập còn 36 xã, phường Đô thị

Dự kiến Bình Dương sau sáp nhập còn 36 xã, phường

TTTĐ - Theo Dự thảo đề án tóm tắt sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn tỉnh, sau khi sáp nhập 91 xã, phường, thị trấn, Bình Dương sẽ còn 36 đơn vị xã, phường (12 xã và 24 phường), giảm 55 đơn vị.
Cơ chế đặc thù gỡ vướng cho hàng loạt chung cư cũ Đô thị

Cơ chế đặc thù gỡ vướng cho hàng loạt chung cư cũ

TTTĐ - Luật Thủ đô năm 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025 với những quy định đặc thù tháo "điểm nghẽn", đẩy nhanh tiến độ cải tạo các chung cư cũ, góp phần tạo nên diện mạo mới khang trang, đẹp đẽ hơn cho thành phố...
Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc mang tầm vóc quốc gia Xã hội

Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc mang tầm vóc quốc gia

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn, việc nâng cấp Tượng đài Dũng sĩ Điện Ngọc nhằm để xứng tầm là công trình lịch sử, văn hóa, xã hội mang tầm vóc quốc gia.
Đường phố TP Hồ Chí Minh trang hoàng chào đón đại lễ 30/4 Nhịp sống phương Nam

Đường phố TP Hồ Chí Minh trang hoàng chào đón đại lễ 30/4

TTTĐ - Hàng loạt băng rôn, pano, áp phích, cờ hoa... xuất hiện tràn ngập khắp các nẻo đường tại TP Hồ Chí Minh, tạo nên bầu không khí lễ tưng bừng, phấn khởi chào đón 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
Xem thêm