Giải pháp nào khắc phục tình trạng ô nhiễm không khí tại Hà Nội?
![]() |
Nhiều nơi trên địa bàn Hà Nội có chỉ số ô nhiễm bụi ở mức cao; Ảnh: Hạnh Nguyên
Bài liên quan
Chống rác thải nhựa: Cơ hội lớn cho star-up
Ứng dụng có hiệu quả khoa học công nghệ trong thích ứng với biến đổi khí hậu
Tạo sinh kế lâu dài cho người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển
Cảnh báo nguy cơ xâm nhập mặn mùa khô khu vực Đồng bằng sông Cửu Long
Cùng bảo vệ môi trường với “Đổi rác lấy quà” của tuổi trẻ Hai Bà Trưng
Làn tái chế từ dây nhựa của phụ nữ phường Xuân La
Những con số báo động
Theo công bố mới nhất từ Cục Quản lý Môi trường Y tế (Bộ Y tế), chất lượng không khí ở các thành phố lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đang ở mức báo động.
Trong 3 ngày 15-16-17/9, chỉ số AQI trên Pam Air - ứng dụng tra cứu chỉ số chất lượng không khí tại hơn 20 điểm của Hà Nội luôn ở ngưỡng trên 100 (mức Xấu). Tại đường Tô Hiệu (quận Hà Đông), Trường THPT Trung Văn (quận Nam Từ Liêm), Công viên Hòa Bình, Hàng Đậu (quận Hoàn Kiếm) đều cho thấy AQI trên 150 (mức "kém"). Chỉ số bụi mịn PM 2.5 từ 90 đến 140 (mức "nguy hiểm"). Riêng điểm quan trắc Hàng Đậu, AQI duy trì mức trên 150 trong 3 ngày liên tiếp. Còn kết quả do hệ thống quan trắc của Đại sứ quán Mỹ đặt tại quận Đống Đa cho thấy chỉ số bụi PM 2.5 có thời điểm đã đạt đỉnh 183 hôm 16/9.
Cùng với Hà Nội, nhiều điểm ở đồng bằng Bắc Bộ có chỉ số AQI ở ngưỡng ô nhiễm nghiêm trọng. Ngày 17/9, từ 5 giờ sáng, nhiều điểm đo đã đỏ rực (ngưỡng AQI từ 150 trở lên), như: Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh) 170; TP Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình) và TP Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) 151; Hải Phòng 161; TP Phúc Yên (Vĩnh Phúc) 163; TP Việt Trì (Phú Thọ) 162. Có thời điểm, khi chất lượng không khí ở Hà Nội được cải thiện, nhiều tỉnh lân cận vẫn ô nhiễm nghiêm trọng.
Lý giải tình trạng trên, ông Lê Thanh Hải, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dự báo khí tượng thủy văn, cho rằng những ngày qua, thời tiết miền Bắc ở giai đoạn chuyển giao giữa mùa nóng và lạnh nên các khối không khí ít biến động. Không khí không thể bốc lên cao theo hoạt động đối lưu, không có hiện tượng ngưng kết mây, gây mưa. Ở phương ngang thì không có gió thổi vào để di chuyển khối khí ô nhiễm đi nơi khác. Ngoài ra, hiện tượng nghịch nhiệt bức xạ cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng không khí xấu.
Tại Hà Nội, nguyên nhân còn được xác định là do hoạt động giao thông và tình trạng phá dỡ các công trình xây dựng.
Đây không phải là lần đầu tiên không khí Hà Nội “gặp vấn đề”. Năm 2017, Trung tâm Phát triển Sáng tạo Xanh (GreenID) đã tiến hành lắp đặt máy đo chất lượng không khí trong nhà tại 4 địa điểm ở Hà Nội gồm: phố Trần Thái Tông, Hà Đông, Khương Đình và Cầu Diễn. Những con số đo được vẽ nên bức tranh màu xám về bầu không khí của Hà Nội với chỉ số chất lượng không khí (AQI) tại Thủ đô có 103 ngày ở ngưỡng trung bình, 14 ngày vượt quy chuẩn quốc gia, 257 ngày vượt quá tiêu chuẩn WHO.
Sang năm 2018, tình trạng không mấy khả quan với 91% số ngày trong 3 tháng đầu năm 2018, mức độ ô nhiễm không khí của Hà Nội vẫn liên tục vượt tiêu chuẩn cho phép của WHO .
Cần khẩn trương triển khai các giải pháp
Lý giải nguyên nhân khiến không khí Hà Nội bị ô nhiễm, GS Nghiêm Trung Dũng (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho rằng, nguyên nhân là do khí thải giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp, xây dựng, đốt bếp than, đốt rơm rạ… “Cùng với quá trình đô thị hoá, lượng phương tiện cá nhân tăng lên rất nhanh, tạo ra lượng lớn khí thải. Điều này lí giải vì sao trong giờ cao điểm, nồng độ ô nhiễm lại tăng cao đột biến. Một lượng lớn phương tiện đã hết hạn sử dụng từ năm 2000 vẫn hoạt động hàng ngày, xả khí thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng”- GS Dũng lí giải.
Để giảm thiểu tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội, ông Nghiêm Trung Dũng đề xuất, cần quản lý giao thông, quy hoạch lại đô thị và kiểm soát phát thải của phương tiện giao thông cơ giới. Ngoài ra, phải thu hút cộng đồng và doanh nghiệp vào mối quan tâm chung về ô nhiễm …
Khẳng định, ô nhiễm không khí ở Hà Nội không phải do thời tiết mà chính do con người, ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam cho rằng, Hà Nội phải kiểm soát việc xử lý khí thải ngay từ cơ sở, trong các nhà máy, các khu công nghiệp. Phải tìm cách để giảm mật độ lưu thông của các phương tiện cá nhân, ưu tiên sử dụng các phương tiện công cộng. “Vấn đề này phải có biện pháp đồng bộ và phải làm ngay" - ông Tùng chỉ rõ.
Bên cạnh đó, thành phố cần nghiên cứu, đưa những kỹ thuật tiên tiến vào xây dựng các công trình giao thông, hạ tầng… để giảm phát sinh bụi. Các vùng ven Hà Nội, người dân có thói quen đốt rơm rạ, chính quyền phải có cách để xóa bỏ tình trạng này. "Số lượng cây xanh ở Hà Nội hiện nay là chưa đủ, cần nghiên cứu và trồng thêm nhiều cây xanh hơn nữa để điều hòa không khí" - ông Tùng nói thêm.
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho biết Hà Nội đang có kế hoạch lắp đặt thêm các trạm quan trắc môi trường. Ngoài ra, thành phố cũng phát triển các phương tiện giao thông công cộng thân thiện với môi trường. Song theo ông Nhân, việc cấp bách hiện nay là di dời các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi nội thành.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, nguyên nhân gây tình trạng ô nhiễm không khí gia tăng là do quá trình đô thị hoá và hoạt động kinh tế - xã hội đang diễn ra rất mạnh mẽ, trong khi đó hệ thống hạ tầng kỹ thuật môi trường chưa được quan tâm đầu tư tương xứng với yêu cầu của quá trình phát triển…
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm ở hai thành phố lớn là Hà Nội, TP HCM và các đô thị nói chung cần có các giải pháp đồng bộ từ quy hoạch phát triển hệ thống đô thị, bố trí dân cư, phát triển hạ tầng, các biện pháp giảm phương tiện cá nhân,… đến thay đổi ý thức của người dân.
Thời gian tới, Bộ Tài nguyên môi trường sẽ phối hợp với các ngành, các địa phương ban hành các quy chuẩn, tiêu chuẩn tiệm cận với các nước có trình độ tiên tiến để kiểm soát khói, bụi từ các hoạt động công nghiệp, giao thông; đẩy mạnh hoạt động quan trắc và kiểm kê nguồn thải.
Đối với 3 lĩnh vực gây ô nhiễm không khí nhiều nhất là giao thông, xây dựng, công nghiệp, các Bộ, ngành, địa phương cần phối hợp để quản lý chất lượng phương tiện giao thông, tăng cường sử dụng nhiên liệu sạch, phát triển hạ tầng giao thông đô thị bền vững…Đồng thời, thực hiện nghiêm các quy định về bảo vệ môi trường trong xây dựng, hoạt động sản xuất công nghiệp…
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Ủy quyền 4 nhiệm vụ kiểm soát thủ tục hành chính

Phạt hơn 300 triệu đồng đối với Công ty Posco VST

Vi phạm về môi trường, Công ty Hyosung Vina Industrial Machinery bị phạt

100 kiều bào tham gia "Chuyến tàu Đại đoàn kết"

Đà Nẵng: Khánh thành công trình cải tạo cảnh quan bờ sông đường Thăng Long

Nghiên cứu các phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên

Quảng Ngãi gắn biển công trình kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

Tôn vinh thế hệ nữ anh hùng cách mạng, cống hiến cho Tổ quốc

Quảng Ngãi: Hơn 1.000 tác phẩm sinh vật cảnh tham gia triển lãm
