Tag
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng:

Giải pháp tổng thể cho giá sách giáo khoa

Giáo dục 22/04/2021 17:00
aa
Các nhà xuất bản vừa công bố giá sách giáo khoa mới, trong đó sách lớp 2 và lớp 6 tăng giá bán so với sách giáo khoa cũ. Giá bán sách giáo khoa bộ mới đã thu hút sự quan tâm lớn của dư luận xã hội.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng.

Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Phạm Ngọc Thưởng trao đổi với phóng viên về vấn đề này.

- Thưa Thứ trưởng, theo các nhà xuất bản công bố, giá bán sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 tăng so với giá sách giáo khoa cũ. Theo ông vì sao có những bộ sách giáo khoa có giá bán cao hơn cũ?

Theo quy định về Luật Giá thì giá sách giáo khoa do doanh nghiệp (các Nhà xuất bản khác nhau trên cả nước) tự xây dựng, tự chịu trách nhiệm về giá bán và thực hiện kê khai giá với cơ quan có thẩm quyền là Bộ Tài chính.

Căn cứ ý kiến của cơ quan có thẩm quyền, các nhà xuất bản đã thực hiện việc công bố giá sách giáo khoa, theo đó giá các bộ sách giáo khoa lớp 2 dao động từ 170.000 đồng đến 203.000 đồng; giá bộ sách giáo khoa lớp 6 là 234.000 đồng đến 259.000 đồng. Nếu so sánh với mức giá của các bộ sách trước đây thì một số bộ sách mới có giá cao hơn.

Việc biên soạn, xuất bản một bộ sách mới có những điểm khác biệt so với bộ sách trước đây.

Cụ thể, số môn học theo chương trình giáo dục phổ thông ban hành 2018 nhiều hơn so với chương trình cũ. Do thực hiện chủ trương xã hội hóa nên một số khoản chi phí như tổ chức bản thảo, dạy thực nghiệm, chi phí nhuận bút lần đầu... trước đây do ngân sách hỗ trợ đối với bộ sách cũ, nay được kết cấu toàn bộ trong giá thành của sách giáo khoa.

Ngoài ra, với cơ chế một chương trình nhiều bộ sách như hiện nay, các nhà xuất bản phải có các khoản chi phí thông thường như hoạt động của doanh nghiệp khi phát hành sách, như chi phí quảng bá giới thiệu sách ra thị trường chẳng hạn, điều này cũng nằm trong giá thành sách. Trong khi đó bộ sách cũ không phát sinh khoản chi phí này. Bên cạnh đó, khổ sách mới cũng lớn hơn 1,3 lần, in màu nhiều hơn từ 2 màu lên 4 và chất lượng giấy in cũng tốt hơn; giá giấy in, mực in và nhân công cũng tăng so với năm trước. Trước đây, chỉ có một bộ sách giáo khoa, số lượng xuất bản nhiều hơn, nay nhiều bộ sách, lượng xuất bản mỗi bộ giảm đi, việc đó cũng có thể làm tăng giá in sách nói riêng và giá sách nói chung.

Giáo viên nghiên cứu, lựa chọn SGK mới. Ảnh minh họa/INT

- Nhưng có một thực tế là nhiều ý kiến trong dư luận xã hội không muốn giá sách tăng. Tại sao Bộ Giáo dục và Đào tạo không yêu cầu giảm giá bán sách, hoặc giữ nguyên giá bán như bộ sách giáo khoa cũ?

Với chức năng nhiệm vụ của mình, theo cơ chế hiện hành, Bộ Giáo dục và Đào tạo không có thẩm quyền quyết định hoặc áp đặt giá bán của sách giáo khoa. Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm ban hành quy định về: tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức cá nhân biên soạn SGK; hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK; đồng thời thẩm định, phê duyệt sách giáo khoa. Các nhà xuất bản thực hiện công bố giá bán trên cơ sở thực hiện các quy định của Luật giá và các quy định liên quan khác.

Với trách nhiệm là cơ quan phối hợp với Bộ Tài chính trong việc rà soát phương án kê khai giá của các nhà xuất bản, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều văn bản yêu cầu các nhà xuất bản kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất, tiết giảm chi phí đặc biệt là chi phí phát hành để giảm giá sách giáo khoa qua các lần kê khai. Kết quả, phương án giá công bố của các nhà xuất bản đã giảm từ 3-9% so với phương án kê khai lần đầu.

Ngoài ra, đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam là đơn vị trực thuộc Bộ, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo thực hiện nhiều biện pháp từ việc rà soát, tinh gọn đầu mối quản lý, tính toán lại toàn bộ định mức chi phí, phương pháp phân bổ chi phí vào giá thành sách giáo khoa để tiết giảm giá thành sách giáo khoa; tăng cường kiểm tra, giám sát tài chính hàng năm đối với doanh nghiệp, yêu cầu bổ sung đầy đủ định mức chi tiêu vào quy chế nội bộ bảo đảm chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả nhằm kiểm soát chặt chẽ chi phí sản xuất trực tiếp.

- Ngoài giải pháp trực tiếp nêu trên, về lâu dài có những giải pháp quản lý vĩ mô nào sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra để góp phần điều tiết giá sách giáo khoa và hỗ trợ học sinh?

Như tôi đã đề cập ở trên, giá sách giáo khoa do doanh nghiệp (các nhà xuất bản) tự xây dựng, tự chịu trách nhiệm về giá bán và thực hiện kê khai giá với Bộ Tài chính. Do đó, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên môn, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan có liên quan ban hành văn bản quy định tiêu chí, tiêu chuẩn kỹ thuật đối với bộ sách giáo khoa về khổ sách, định lượng giấy… làm căn cứ thẩm định, rà soát phương án giá sách giáo khoa theo hướng giữ giá thành sách giáo khoa hợp lý nhất có thể.

Với phương pháp phát hành như hiện nay chi phí phát hành chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 23,5%) trong cơ cấu giá sách giáo khoa. Do đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ yêu cầu các nhà xuất bản ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử trong việc in ấn và phát hành sách giáo khoa.

Bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, các nhà xuất bản có thể nắm được nhu cầu về sách giáo khoa chính xác đến từng học sinh, nhà trường và thông qua các sàn thương mại điện tử, hệ thống phân phối sách để có thể chuyển trực tiếp đến người dùng, giảm bớt các kênh trung gian. Nếu làm tốt, có thể góp phần khắc phục tình trạng sách lậu, sách giả trên thị trường; đồng thời góp phần tiết giảm đáng kể chi phí phát hành sách giáo khoa như hiện nay. Với mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội, trong thẩm quyền của mình Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ quyết liệt, chỉ đạo các nhà xuất bản thực hiện chủ trương này. Chúng tôi tin rằng, các đại lý, doanh nghiệp sẽ đồng tình, ủng hộ chủ trương này.

Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng tiếp tục phối hợp với Bộ Tài chính, chính quyền địa phương rà soát chặt chẽ phương án kê khai giá sách giáo khoa của các nhà xuất bản đảm bảo phân bổ chi phí cấu thành sách giáo khoa một cách hợp lý; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện công khai thông tin về giá vật tư, thiết bị giáo dục, sách giáo khoa bảo đảm công khai, minh bạch theo đúng quy định của Luật giá và các văn bản có liên quan.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo các địa phương, các trường phổ thông, tích cực thực hiện phương án mua sách giáo khoa trang bị cho các thư viện trường, kết hợp với việc dùng lại sách cũ của học sinh tặng lại thư viện, việc này có thể giúp số không nhỏ học sinh chỉ cần mượn sách thư viện để học tập mà không cần mua sách mới.

Bảng giá sách giáo khoa lớp 2, lớp 6 của Nhà xuất bản Giáo dục phục vụ năm học 2021-2022

- Việc sách tăng giá sẽ ảnh hưởng đến học sinh vùng sâu, vùng xa. Bộ Giáo dục và Đào tạo có giải pháp gì trong việc hỗ trợ các đối tượng này? Và về lâu dài, Bộ có quan điểm thế nào đối với vấn đề giá sách giáo khoa ?

Các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, vùng sâu, vùng xa là đối tượng dễ bị tổn thương trước các biến động của xã hội đặc biệt liên quan đến việc tăng giá các mặt hàng thiếu yếu. Đảng và Nhà nước luôn có nhiều chế độ, chính sách hỗ trợ các em trong việc hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

Tại Nghị định 86 năm 2015 đã quy định: Nhà nước thực hiện hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho các đối tượng học sinh có hoàn cảnh khó khăn với mức 100.000 đồng/học sinh/tháng để mua sách, vở và các đồ dùng học tập khác trong thời gian không quá 9 tháng/năm học. Hiện nay, tại dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề xuất với Chính phủ tăng mức hỗ trợ từ 100.000 đồng/học sinh/tháng lên 150.000 đồng/học sinh/tháng để hỗ trợ các em mua sách, vở và các đồ dùng học tập. Bên cạnh đó, việc trợ giá sách giáo khoa cho một số khu vực, một số thời điểm, theo tôi là cần được xem xét.

Thông tư liên tịch số 109 năm 2009 quy định Nhà trường xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung để cho mỗi học sinh mượn 1 bộ sách tương ứng với từng lớp học mà học sinh đó đang theo học; hàng năm trường được mua bổ sung số sách giáo khoa bằng 10% số đầu sách giáo khoa của tủ sách dùng chung; Tại Quyết định số 01 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định: Trước ngày khai giảng năm học mới nhà trường phải có "tủ sách giáo khoa dùng chung" để đảm bảo cho mỗi học sinh có 1 bộ sách giáo khoa (bằng các hình thức mua, thuê hoặc mượn).

Ngoài các chế độ chính sách chung, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo đều phối hợp, đề nghị các địa phương quan tâm, có chính sách đặc thù hỗ trợ sách giáo khoa cho các học sinh thuộc hộ nghèo, vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo… trên địa bàn.

Một giải pháp khác, chúng tôi cho là căn cơ hơn, là đề xuất Bộ Tài chính cùng đẩy nhanh tiến độ rà soát tổng thể quá trình triển khai, thực hiện Luật Giá, trong đó tiếp tục đánh giá, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét bổ sung sách giáo khoa vào danh mục nhà nước định giá.

Vấn đề sách giáo khoa, với vai trò là vật tư, thiết bị giáo dục thiết yếu, giá sách giáo khoa có tác động lớn đến xã hội, đặc biệt đối với học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn, nên Quốc hội, Thủ tướng, Phó Thủ tướng Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo sát sao vấn đề này.

- Xin trân trọng cảm ơn Thứ trưởng.

Đọc thêm

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số Giáo dục

Nâng cấp bản thân để bứt phá trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Thay vì lo lắng, băn khoăn, các bạn trẻ cần trang bị cho mình kiến thức chuyên môn, kỹ năng mềm thật tốt; lựa chọn ngành nghề phù hợp với tố chất, đam mê của mình.
Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu… Giáo dục

Muốn thi tốt, hãy tạm quên mạng xã hội, TikTok và người yêu…

TTTĐ - Đó là chia sẻ của chuyên gia, khách mời tại chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025, diễn ra sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) do Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức. Các học sinh đã được lắng nghe nhiều điều thiết thực, ý nghĩa, giúp giải tỏa băn khoăn, thắc mắc khi chọn ngành, chọn nghề và chuẩn bị hành trang tốt nhất cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân? Giáo dục

Chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 đang đến rất gần. Trong thời điểm này, các em đang đứng trước lựa chọn đầu tiên đầy quan trọng mang tính bước ngoặt của cuộc đời. Khi đứng trước vô vàn cơ hội và thách thức, không ít bạn trẻ cảm thấy hoang mang, lo lắng khi phải đưa ra quyết định có thể định hình tương lai của mình. Câu hỏi "Nên chọn nghề theo xu hướng thị trường hay đam mê cá nhân?" trở thành nỗi trăn trở chung của nhiều bạn trẻ và phụ huynh.
Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề Giáo dục

Học trò Hà thành háo hức nghe chuyên gia “mách nước” chọn nghề

TTTĐ - Chương trình “Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức sáng 5/4 tại trường THPT Hà Đông thu hút gần 2.000 học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội tham gia. Nhiều thông tin bổ ích đã được các chuyên gia “bật mí” để các em có thể chọn ngành, nghề, trường học phù hợp với bản thân.
Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn Giáo dục

Khơi mở tương lai cho học sinh từ những lựa chọn đúng đắn

TTTĐ - Sáng 5/4, tại Trường THPT Hà Đông (quận Hà Đông, thành phố Hà Nội), Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp năm 2025 - hoạt động thiết thực giúp học sinh, đặc biệt là khối 12 xác định rõ định hướng tương lai giữa muôn vàn lựa chọn ngành nghề.
Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp Giáo dục

Bộ GD&ĐT yêu cầu rà soát tổ hợp xét tuyển không phù hợp

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ yêu cầu các trường đại học rà soát lại việc xây dựng tổ hợp xét tuyển không phù hợp với ngành học.
7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 Giáo dục

7 điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học năm 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/2025/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non.
Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Xây dựng nền tảng giúp học sinh vượt qua kỳ thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Trong chương trình Đối thoại tư vấn hướng nghiệp năm 2025” do báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức ngày 5/4 tại Trường THPT Hà Đông, quận Hà Đông, Hà Nội, Thạc sĩ Nguyễn Văn Chung, Giám Đốc Trung tâm Luyện thi Tâm Chí Tài sẽ tham gia với vai trò là chuyên gia, nhằm giải đáp những vướng mắc của các em học sinh trong quá trình ôn luyện thi tốt nghiệp THPT, đặc biệt là bí quyết giành điểm cao đối với môn Toán.
Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Những mốc thời gian quan trọng trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ diễn ra vào tháng 6. Dưới đây là chi tiết các mốc thời gian quan trọng thí sinh và phụ huynh cần lưu ý.
Mở rộng cơ hội, phát triển bản thân từ thói quen tự học ngoại ngữ Giáo dục

Mở rộng cơ hội, phát triển bản thân từ thói quen tự học ngoại ngữ

TTTĐ - Phong trào “Tháng tự học ngoại ngữ” Hà Nội đã đạt được những kết quả ấn tượng, tiếp tục khẳng định vị thế tiên phong của ngành giáo dục Thủ đô trong việc nâng cao trình độ ngoại ngữ và phát huy tinh thần tự học trong cộng đồng học sinh và giáo viên.
Xem thêm