“Giảng đường doanh nghiệp” chắp cánh tương lai cho sinh viên thời đại mới
Giảng đường đại học tìm đâu những nhân tố tích cực? "Đại học không giảng đường": Chuyện bận rộn của 2K3 năng động Giảng đường, ký túc xá ĐHQG Hà Nội tại Hoà Lạc sẽ hoạt động từ tháng 9/2022 |
Khi học đi đôi với hành
Bước vào ngưỡng cửa đại học, cánh cửa tri thức mở ra ngày càng rộng lớn với mỗi sinh viên. Tuy nhiên, nhìn nhận từ thực tế, một bộ phận sinh viên chưa thích ứng được với môi trường mới, giữ nguyên sự bị động trong việc tiếp thu kiến thức, cùng với đó là những thiếu sót về kinh nghiệm khi bước vào công việc mình theo học.
Không ít sinh viên tốt nghiệp nhưng đánh mất những cơ hội việc làm bởi kỹ năng mềm còn hạn chế, thiếu kinh nghiệm làm việc cũng như thiếu trải nghiệm với môi trường công sở. Nhiều sinh viên từng “sốc” khi rời ghế nhà trường.
Trường Đại học Nguyễn Trãi đẩy mạnh liên kết đào tạo với các trường đại học Hàn Quốc |
Ngày nay, trước sự canh tranh trong thị trường lao động với yêu cầu ngày càng cao từ doanh nghiệp, tấm bằng cử nhân đôi lúc cũng chỉ là điều kiện “đủ” với các ứng viên. Nắm bắt tình hình này, giảng đường của người trẻ hiện nay không chỉ còn là bảng đen, phấn trắng trong căn phòng học truyền thống mà còn là những phòng thí nghiệm thực tế, thậm chí là chính tại doanh nghiệp - nơi làm việc tương lai của các em.
Từ đây, những “giảng đường doanh nghiệp” đã ra đời, giải quyết bài toán về việc kết hợp hài hòa giữa lý thuyết và thực hành. Đây được đánh là giá là không gian cho sinh viên có thêm cơ hôi học tập ngoại khóa, tiếp xúc thường xuyên với môi trường doanh nghiệp, học hỏi kinh nghiệm của chuyên gia trong ngành. Cùng với đó, việc trực tiếp tham gia vào các công việc trong tập đoàn, công ty, xưởng sản xuất… sẽ giúp các em tự rút ra những bài học chân thực, khách quan, và không còn bở ngỡ khi ra trường.
Trường Đại học Nguyễn Trãi đã làm khá tốt mô hình này. Trường đã ứng dụng mô hình đào tạo kép gắn liền và đồng hành cùng doanh nghiệp theo chuẩn mô hình đào tạo của các quốc gia có nền giáo dục phát triển: Đức, Hàn, Nhật, Úc.
“Với mô hình giáo dục này, sinh viên theo học từng modul học phần, tham gia các chuyên đề, dự án bao gồm lý thuyết với 70% thực hành tại trường và doanh nghiệp, sinh viên có cơ hội việc làm ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Hơn nữa doanh nghiệp không mất cho phí đào tạo lại nhân sự.”, TS. Nguyễn Tiến Luận, Nhà sáng lập, Hiệu trưởng trường Đại học Nguyễn Trãi cho biết.
Doanh nghiệp chú trọng hợp tác đào tạo cùng Nhà trường giải quyết tốt bài toán không mất chi phí đào tạo lại nhân sự khi ra trường |
Tại Trường Đại học Công nghệ thành phố Hồ Chí Minh (HUTECH), các hoạt động tham quan thực tế, kiến tập, Học kỳ doanh nghiệp… được xem như một phần chương trình học tập. Đối với sinh viên nhóm ngành Quản trị Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn, từ năm hai trở đi sẽ bắt đầu học tập tại các khách sạn, trung tâm hội nghị như Intercontinental, Majestic, GEM Center…
Bên cạnh đó, HUTECH cũng hợp tác để đưa sinh viên tới FPT Software HCM, DXC Techonology, TMA Tech Group... (nhóm ngành Công nghệ thông tin); các doanh nghiệp có vốn nước ngoài và trung tâm ngoại ngữ (nhóm ngành Ngôn ngữ Anh - Trung - Nhật - Hàn); nhiều agency, công ty truyền thông, ê-kíp làm phim… (nhóm ngành Truyền thông - Quan hệ công chúng).
Giảng đường doanh nghiệp chắc chắn sẽ có phần khắc nghiệt hơn giảng đường truyền thống. Tuy nhiên, tại đây, ngoài việc có thể hòa nhập với môi trường lao động, các bạn sinh viên còn có cơ hội “học thật – thực hành thật” với đúng thực tế yêu cầu, giúp xây dựng nền tảng kiến thức và kĩ năng chuyên môn nghiệp vụ chắc chắn. Việc cọ xát thực tiễn giúp bạn trẻ định hướng con đường khởi nghiệp một cách thuận lợi hơn.
Lọt vào “mắt xanh” nhà tuyển dụng
Theo TS. Nguyễn Tiến Luận, những sinh viên Đại học Nguyễn Trãi đủ khả năng còn được tham gia chương trình thực tập sinh tại Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc từ 6 tháng đến 12 tháng, được nhận chứng chỉ thực tập sinh quốc tế.
Trường Đại học Nguyễn Trãi là thành viên của Hiệp hội các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam - Korcharm, giải quyết bài toán thất nghiệp cho sinh viên |
Có thể nhận thấy, mô hình này đã mở rộng cánh cửa, giúp sinh viên dễ dàng gặp gỡ và gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Đây trở thành một “đặc quyền” có 1 không 2 cho bạn trẻ trong việc tìm kiếm việc làm.
“96% sinh viên được doanh nghiệp tuyển dụng ngay sau khi tốt nghiệp với thu nhập cao; Doanh nghiệp đánh giá rất cao chất lượng sinh viên, đồng thời tích cực tham gia vào quá trình đào tạo, với hệ thống giảng đường doanh nghiệp ngày càng nhân rộng; Hàng trăm sinh viên tham gia các chương trình thực tập sinh quốc tế tại Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc…”, TS Nguyễn Tiến Luận nói về những kết quả đáng mừng từ mô hình này.
Đại học đã mở ra cánh cửa đến với tương lai cho bạn trẻ. Còn “giảng đường doanh nghiệp” được xem như một con đường, dẫn họ đến gần hơn với nhà tuyển dụng. Từ đó, sinh viên nhận biết và khắc phục những hạn chế, phát huy năng lực, tự tin bước chân vào thị trường lao động.