Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi):

Giáo dục chất lượng cao có vai trò quan trọng với Hà Nội

Giáo dục 10/04/2024 19:49
aa
TTTĐ - Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có những bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo. Dự thảo đề cập đến nhiều nội dung nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia, đổi mới sáng tạo và hội nhập quốc tế.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong ngành chăm sóc sắc đẹp Nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quan trọng nhất

Sự thay đổi phù hợp với thực tiễn

Là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội của cả nước, Thủ đô Hà Nội hiện có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với gần 2.900 trường học, gần 2,3 triệu học sinh mầm non, phổ thông. Mỗi năm, số học sinh ở các cấp học đều tăng nhanh.

Trong khi đó, Luật Thủ đô được Quốc hội thông qua ngày 21/11/2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Sau nhiều năm, Luật Thủ đô và các văn bản quy định chi tiết đã góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của chính quyền các cấp và Nhân dân về vị trí, vai trò, nhiệm vụ xây dựng, phát triển Thủ đô.

Các chính sách, cơ chế quy định trong Luật đã góp phần giúp thành phố đạt được một số thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực như: Kinh tế, văn hóa, giáo dục, an sinh xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội...

Giáo dục chất lượng cao có vai trò quan trọng với Hà Nội
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có những bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo

Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện chưa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô, mặt khác cũng đã bộc lộ một số tồn tại và yêu cầu mới trong bối cảnh mới.

Do đó việc sửa đổi Luật Thủ đô nhằm giải quyết những hạn chế, bất cập, tháo gỡ vướng mắc, điểm nghẽn về thể chế, tạo khuôn khổ pháp lý phù hợp giúp Thủ đô phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, sử dụng có hiệu quả cao nhất các nguồn lực để phát triển, xứng đáng với vị trí, vai trò Thủ đô là việc hết sức cần thiết.

Từ thực tiễn đó, các đề xuất trong Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) hướng đến mục tiêu xây dựng, phát triển Hà Nội trở thành trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục đào tạo chất lượng cao, thích ứng với quá trình chuyển đổi số quốc gia.

Dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều).

Liên quan đến lĩnh vực giáo dục, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) đã có bước tiến lớn về chính sách phát triển giáo dục và đào tạo của Thủ đô so với các quy định tại Luật Thủ đô hiện hành.

Theo đó, dự thảo Luật quy định nhiều nội dung nhằm xây dựng, phát triển Thủ đô Hà Nội trở thành một trung tâm lớn, tiêu biểu của cả nước về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.

Chẳng hạn, quy định tại Điều 24 dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cho phép các trường công lập của Thủ đô được liên kết giáo dục với cơ sở giáo dục của nước ngoài theo điều kiện, tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục do Chính phủ quy định.

Quy định này vượt trội hơn so với quy định tại Luật Giáo dục và Nghị định số 86/2018/NĐ-CP ngày 6/6/2018 của Chính phủ về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục (chỉ quy định cho phép cơ sở giáo dục ngoài công lập được liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài).

Nội dung này được đúc kết dựa trên kinh nghiệm thí điểm thành công một số trường công lập liên kết với cơ sở giáo dục nước ngoài trên địa bàn Thủ đô.

Ngoài ra, quy định của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng cho phép Hà Nội được điều chỉnh, bổ sung chương trình giáo dục mầm non, phổ thông đối với một số môn học, hoạt động để phù hợp với điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội đặc thù của Thủ đô.

Điều này góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu nâng cao hiểu biết và lưu truyền những kiến thức, giá trị, nét đẹp văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa xứ Đoài đặc trưng riêng có của Thủ đô; góp phần đưa chương trình giáo dục của Thủ đô tiệm cận gần hơn với nền giáo dục tiên tiến của khu vực và thế giới; giữ vị trí đứng đầu cả nước về khoa học, giáo dục, về tỷ lệ đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế; tăng tính chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh.

Đầu tư xứng tầm tạo nên điểm nhấn khác biệt

Thực tế có thể thấy, trong những năm qua, công tác giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn của Thủ đô đã đạt được nhiều thành tựu đáng tự hào. Năm 2023, tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông của thành phố Hà Nội chuyển biến rõ rệt so với năm 2022, xếp thứ 16 của cả nước (tăng 10 bậc xếp hạng so với năm 2022).

Hà Nội là địa phương có nhiều điểm 10 thi tốt nghiệp trung học phổ thông nhất cả nước với 1.232 điểm 10, tăng 3,35 lần so với năm 2022.

Giáo dục chất lượng cao có vai trò quan trọng với Hà Nội
UBND phường Giảng Võ (quận Ba Đình, Hà Nội) vừa có đề án tách trường THCS Giảng Võ thành THCS Giảng Võ và trường THCS Giảng Võ 2. Từ đề án này, Hà Nội sắp có thêm trường THCS chất lượng cao

Không chỉ vậy, học sinh Thủ đô đã khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 12 học sinh đạt giải quốc tế; là địa phương dẫn đầu cả nước với 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia.

Để có được sự phát triển toàn diện và những thành tích đáng tự hào ấy, ngoài sự nỗ lực của thầy và trò, không thể không kể đến sự quan tâm lớn từ các ban, ngành thành phố, sự đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục của cả hệ thống chính trị. Là Thủ đô, trái tim của cả nước, trong những năm qua, thành phố Hà Nội đặc biệt quan tâm đến giáo dục, đào tạo.

Trong nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XVII đã khẳng định một trong những nhiệm vụ trọng tâm, khâu đột phá trong nhiệm kỳ 2021 - 2025 là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.

Để cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố, Thành ủy đã ban hành Chương trình 06 về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”.

Trong đó, thành phố tập trung phát triển trường học chất lượng cao, xây dựng trường học thông minh, trường học tiên tiến hiện đại, phấn đấu ngang tầm khu vực và quốc tế, thúc đẩy mô hình quản trị nhà trường…

Hiện nay, Hà Nội có nhiều trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học. Các trường chất lượng cao đều là những đơn vị có thành tích xuất sắc, tiên phong trong phong trào thi đua đổi mới sáng tạo, có nhiều đóng góp trong đổi mới căn bản, toàn diện hệ thống giáo dục Thủ đô.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên đủ về số lượng, có năng lực chuyên môn cao, đạo đức chuẩn mực, tâm huyết với nghề nghiệp. Nội dung, phương pháp giảng dạy có nhiều đổi mới, ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học.

Một số mô hình trường chất lượng cao tiêu biểu như: Trường Mầm non Sài Đồng (quận Long Biên), Trường Mẫu giáo 20-10 (quận Hoàn Kiếm), Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm (quận Nam Từ Liêm), Trường Tiểu học Tràng An (quận Hoàn Kiếm); Trường THCS Thanh Xuân (quận Thanh Xuân), Trường THPT Phan Huy Chú (quận Đống Đa)…

Trường THCS Cầu Giấy hoạt động theo mô hình chất lượng cao kết hợp đào tạo song bằng quốc tế, đáp ứng đầy đủ tiêu chí của trường chất lượng cao theo yêu cầu của thành phố và bộ tiêu chí trường quốc tế Cambridge (Anh).

Bên cạnh việc bảo đảm chương trình giáo dục đại trà, trường xây dựng chương trình nâng cao phù hợp với trình độ học sinh, đặc biệt chú trọng vào các kỹ năng mềm, kỹ năng thực hành, kỹ năng tin học, ngoại ngữ.

Tỷ lệ học sinh giỏi của trường đạt gần 99%, nhiều học sinh đạt giải học sinh giỏi trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp thành phố, quốc gia và quốc tế; tham gia tích cực và đạt nhiều giải cao trong các cuộc thi trên nhiều lĩnh vực như toán, tiếng Anh, khoa học, công nghệ thông tin,

Cùng nằm trong hệ thống các trường chất lượng cao, Trường phổ thông liên cấp Nguyễn Siêu là một trong những trường chất lượng cao áp dụng mô hình đào tạo Cambridge từ lớp 1 đến lớp 12. Ở khối tiểu học, trường tổ chức 2 chương trình học: Lớp học chất lượng cao (CLC) và lớp Cambridge International Examinations (CIE).

Từ những minh chứng thực tế có thể thấy, chủ trương xây dựng mô hình trường chất lượng cao là đúng đắn và phù hợp với yêu cầu thực tế của Hà Nội.

Tuy nhiên, để mô hình đi vào thực chất phát triển toàn diện, với mục tiêu đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao trong tương lai, Hà Nội cần xây dựng cơ chế quản lý tài chính, chuẩn đầu ra của học sinh, chương trình đào tạo… bảo đảm mục tiêu giáo dục đồng thời tuân thủ pháp luật về giáo dục, phù hợp với những tính chất đặc thù trong chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Thủ đô.

Đọc thêm

Nghệ An: Sẽ xử lý việc ngăn cản học sinh thi lớp 10 Giáo dục

Nghệ An: Sẽ xử lý việc ngăn cản học sinh thi lớp 10

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An chỉ đạo xử lý nghiêm các cơ sở giáo dục nếu thực hiện sai chủ trương phân luồng, ngăn cản học sinh lớp 9 thi lên lớp 10 công lập.
Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy Giáo dục

Hơn 2.000 học sinh được tuyên truyền về phòng, chống ma túy

TTTĐ - Sáng 15/5, hơn 2,1 nghìn học sinh trường THPT Kim Liên, quận Đống Đa, Hà Nội tham gia buổi tuyên truyền về phòng, chống ma túy trong học đường.
Kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời Giáo dục

Kéo dài quy định về giá dịch vụ giáo dục tạm thời

TTTĐ - HĐND TP Hà Nội tán thành kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 02/2023/NQ-HĐND ngày 4/7/2023 của HĐND TP quy định giá dịch vụ giáo dục tạm thời để thực hiện thí điểm đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông sử dụng ngân sách Nhà nước của TP Hà Nội.
Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia Giáo dục

Học sinh Hà Nội đoạt 7 giải thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia

TTTĐ - Hà Nội có 7 dự án khối học sinh giành giải Cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp” lần thứ VI.
Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10 Giáo dục

Gần 100.000 học sinh TP HCM thi vào lớp 10

TTTĐ - Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, tổng số học sinh lớp 9 năm học 2023 - 2024 là 114.933 em, trong đó có 98.681 học sinh đăng ký thi lớp 10 và 16.252 em không đăng ký.
20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024 Giáo dục

20 phương thức xét tuyển ngành Giáo dục mầm non năm 2024

TTTĐ - Tại Công văn 1957/BGDĐT-GDĐH hướng dẫn tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định 20 phương thức xét tuyển đại học năm 2024.
Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025 Giáo dục

Hà Nội đảm bảo "5 rõ" trong tuyển sinh đầu cấp năm học 2024-2025

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà - Trưởng Ban Chỉ đạo thi, tuyển sinh năm học 2024-2025 vừa ký ban hành Kế hoạch số 150/KH-UBND ngày 14/5/2024 về tổ chức thi, tuyển sinh vào lớp 10 THPT và tuyển sinh vào các trường mầm non, lớp 1, lớp 6 năm học 2024-2025.
Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh Giáo dục

Tuyên truyền Luật Căn cước mới, tăng cường ý thức cho học sinh

TTTĐ - Trường THPT Thường Tín và THPT Vân Tảo (huyện Thường Tín, Hà Nội) phối hợp với Công an huyện tổ chức buổi tuyên truyền Luật Căn cước mới cho học sinh.
Thầy trò tăng tốc, dốc lực chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10 Giáo dục

Thầy trò tăng tốc, dốc lực chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10

TTTĐ - Chưa đầy 1 tháng nữa, học sinh lớp 9 Hà Nội sẽ chính thức bước vào kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Đây là kỳ thi được đánh giá căng thẳng hơn thi đại học bởi tính chất cạnh tranh khốc liệt. Thời điểm này, thầy và trò các nhà trường đều đang tăng tốc, dốc lực trong chặng nước rút…
Học sinh trường Ams giành giải Nhất thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia Giáo dục

Học sinh trường Ams giành giải Nhất thi ý tưởng khởi nghiệp quốc gia

TTTĐ - Dự án "Thiết bị thông minh hỗ trợ phục hồi chức năng cho người hạn chế vận động sau tai biến" của nhóm học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam vừa giành giải Nhất cuộc thi Học sinh sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp lần thứ VI năm 2024.
Xem thêm