Tag

Nguồn nhân lực chất lượng cao là tài nguyên quan trọng nhất

Tin tức 26/12/2023 18:00
aa
TTTĐ - Sáng 26/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà dự Hội nghị triển khai nhiệm vụ lao động, người có công và xã hội năm 2024 của Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội...

Gắn kết nhà trường - doanh nghiệp trong đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam mong muốn được hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực y tế Hợp tác quốc tế nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Nguồn nhân lực đạt chuẩn quốc tế trong dịch vụ Private Banking tại Việt Nam
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu kịp thời cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu kịp thời cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Thị trường lao động phục hồi tích cực

Ghi nhận, đánh giá cao và biểu dương sự nỗ lực và những kết quả quan trọng mà ngành lao động, thương binh và xã hội đạt được, Phó Thủ tướng nhận định năm 2023 có rất nhiều biến động, với khó khăn, thách thức nhiều hơn so với dự báo.

Đứt gãy chuỗi cung ứng, suy giảm các động lực tăng trưởng từ sản xuất, thương mại, đầu tư trên toàn cầu cùng với xung đột và những bất ổn về an ninh năng lượng, an ninh lương thực; thiên tai, biến đổi khí hậu gây hậu quả nghiêm trọng làm kinh tế thế giới chậm phục hồi.

Ở trong nước, hậu quả nặng nề của đại dịch COVID-19 cùng với tác động của thị trường tài chính, tiền tệ, thị trường bất động sản đã ảnh hưởng tới tăng trưởng của nền kinh tế, thu nhập việc làm, an sinh, kéo theo các vấn đề xã hội khác. Tình trạng lao động buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp đã diễn ra từ quý IV/2022, kéo dài sang quý II/2023 ở nhiều địa phương và có xu hướng chuyển dịch sang khu vực phi chính thức.

Trong bối cảnh đó, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, kịp thời, quyết liệt của Ban Chấp hành Trung ương, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; sự chủ động từ xa từ sớm của Quốc hội trong hoàn thiện thể chế, giám sát; sự quyết liệt, bản lĩnh, sáng tạo, kịp thời hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và tinh thần trên dưới đồng lòng của các bộ, ngành, địa phương; sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp và toàn dân Việt Nam đã vượt những cơn gió ngược.

Kết quả phát triển kinh tế-xã hội đạt và vượt 10/15 chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Tăng trưởng GDP năm 2023 ước đạt trên 5%. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu ước đạt 683 tỷ USD. An ninh lương thực được bảo đảm. Đã có trên 220.000 doanh nghiệp đăng ký mới và quay trở lại hoạt động. Chúng ta đã đón khoảng 13 triệu lượt khách du lịch quốc tế cao hơn mục tiêu 5 triệu khách.

Thị trường lao động phục hồi tích cực. Tỉ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều năm 2023 còn 2,93%, giảm 1,1%. Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo.

Theo báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2023, Việt Nam tăng 12 bậc so với năm trước, từ vị trí 77 lên vị trí 65 trong hơn 150 quốc gia, vùng lãnh thổ được đánh giá.

Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội

Toàn ngành lao động, thương binh và xã hội đã chủ động trong công tác tham mưu hoàn thiện chủ trương, chính sách, pháp luật về phát triển xã hội, an sinh.

Nổi bật là Nghị quyết số 42-NQ/TW của Trung ương về tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng chính sách xã hội đáp ứng yêu cầu sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới chuyển đổi cách tiếp cận chính sách xã hội từ "bảo đảm và ổn định" sang "ổn định và phát triển"; gắn với quản lý phát triển xã hội bền vững, nâng cao phúc lợi xã hội toàn dân, bảo đảm an sinh xã hội, an ninh con người, an ninh xã hội; mở rộng toàn bộ các nhóm chính sách xã hội cho tất cả các đối tượng trên nguyên tắc bảo đảm tính toàn dân, toàn diện.

Các giải pháp phục hồi thị trường lao động được triển khai hiệu quả, nhất là giải quyết các vấn đề an sinh cho lao động bị buộc nghỉ giãn việc, thôi việc, mất việc ở các doanh nghiệp. Cùng với việc tạo việc làm trong nước, năm 2023, đã có 155.000 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, đạt 29% kế hoạch, tăng 8,5% so với năm 2022.

Ngành lao động, thương binh và xã hội đã tiếp tục đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp, cùng với ngành giáo dục và đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đưa tỉ lệ lao động qua đào tạo lên khoảng 68%, tỉ lệ thất nghiệp khu vực thành thị khoảng 2,76%, đạt mục tiêu đề ra.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao tặng Huân chương Lao động các hạng cho tập thể, cá nhân của Bộ LĐ-TB&XH có thành tích xuất sắc trong năm 2023 - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao tặng Huân chương Lao động các hạng cho tập thể, cá nhân của Bộ LĐ-TB&XH có thành tích xuất sắc trong năm 2023 - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Đồng thời, ngành thực hiện tốt định hướng, đào tạo trình độ, tay nghề, ngoại ngữ cho lực lượng lao động đáp ứng thị trường lao động quốc tế; đây chính là nguồn nhân lực chất lượng cao (làm việc môi trường công nghiệp, tiếp cận công nghệ tiên tiến) khi trở lại thị trường lao động trong nước sẽ có đóng góp cho phát triển.

Chính sách đền ơn, đáp nghĩa và huy động nguồn lực xã hội đã góp phần chăm lo đời sống cho 1,13 triệu người có công với cách mạng và thân nhân người có công; kịp thời tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

Công tác trợ giúp xã hội được nâng cao hiệu quả, tiếp tục mở rộng đối tượng thụ hưởng và nâng mức trợ cấp cho các đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Các chính sách, chương trình giảm nghèo được thực hiện khá toàn diện và tương đối đầy đủ.

Công tác bảo vệ và chăm sóc trẻ em được đẩy mạnh; phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em được tăng cường; bảo đảm duy trì các dịch vụ trợ giúp xã hội và kịp thời phát hiện, giải quyết, thông tin về các vấn đề, vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em và liên quan đến quyền trẻ em.

Việc thực hiện bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn Kinh tế thế giới công bố, chỉ số xếp hạng về bình đẳng giới của Việt Nam năm 2023 đứng thứ 72/146 quốc gia, tăng 11 bậc so với năm 2022. Công tác phòng, chống tệ nạn xã hội được quan tâm đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả.

Nhận diện điểm nghẽn an sinh, thị trường lao động

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, Phó Thủ tướng cho rằng ngành lao động, thương binh và xã hội phải nhận diện những thách thức, tồn tại cần tập trung giải quyết trong thời gian tới.

Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần khắc phục tình trạng chậm, xin lùi thời gian ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, với tinh thần của Nghị quyết 42-NQ/TW, với mục tiêu cao hơn, cách tiếp cận chính sách đổi mới, tư duy, tầm nhìn khác biệt.

Thị trường lao động còn mất cân đối cung-cầu, trong đó, cầu về lao động chưa bền vững, cung về lao động chưa có sự cải thiện nhiều về chất lượng. Số người có việc làm phi chính thức vẫn còn cao chiếm 65%. Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên còn cao (thất nghiệp của thanh niên 15-24 tuổi quý III/2023 là 7,86%).

Trước yêu cầu phát triển lực lượng lao động nhằm tận dụng được các cuộc cách mạng chuyển đổi số, năng lượng, tự động hoá, Phó Thủ tướng cho rằng phải hài hoà giữa yêu cầu thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài để chuyển giao công nghệ, tiến tới làm chủ từ thiết kế, sản xuất, thương mại… đi cùng với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

"Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu kịp thời cơ chế, chính sách đào tạo nguồn nhân lực đi trước một bước trong quá trình chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, kinh tế tri thức", Phó Thủ tướng lưu ý.

Bên cạnh đó, phạm vi bao phủ và khả năng giải quyết rủi ro của các chính sách an sinh xã hội còn thấp. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện dừng không tiếp tục tham gia có xu hướng tăng. Mất việc, cắt giảm việc làm khiến lao động rút bảo hiểm xã hội một lần tăng cao.

Nhấn mạnh, việc tham gia các công ước quốc tế về công đoàn và các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đặt ra những vấn đề mới trong quan hệ lao động trong các doanh nghiệp, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ động nghiên cứu, tham mưu, kiến nghị với Đảng, Nhà nước để kịp thời giải quyết các vấn đề liên quan đến quan hệ lao động, các tổ chức đại diện cho người lao động,… bảo đảm kinh tế, chính trị, an ninh quốc gia.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Bộ LĐ-TB&XH sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm và an sinh xã hội phù hợp tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các cam kết trong các FTA thế hệ mới - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà lưu ý, Bộ LĐ-TB&XH sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm và an sinh xã hội phù hợp tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các cam kết trong các FTA thế hệ mới - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế của thời đại

Phó Thủ tướng cho biết, năm 2024 được dự báo tiếp tục là một năm khó khăn đối với toàn cầu. Căng thẳng địa chính trị, xung đột vũ trang cùng với các thách thức an ninh phi truyền thống đến từ khủng hoảng lớn của toàn cầu.

Kinh tế tri thức, kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trở thành xu thế của thời đại được thúc đẩy bởi khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo. Trí tuệ nhân tạo, công nghệ tự động sẽ thay thế lao động giản đơn trong tương lai gần.

Vì vậy, nhân lực chất lượng cao chính là tài nguyên quan trọng nhất và nhân tài chính là động lực đột phá để Việt Nam rút ngắn khoảng cách, bắt kịp, đi cùng và vươn lên sánh vai với các cường quốc năm châu.

Điều đó đặt ra những trọng trách rất lớn đối với ngành lao động, thương binh và xã hội và khối ngành xã hội như giáo dục, y tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, thông tin và truyền thông,… cũng như Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.

Chia sẻ một vài suy nghĩ về quá trình triển khai nhiệm vụ năm 2024 và các năm tiếp theo của ngành lao động, thương binh và xã hội, Phó Thủ tướng đề nghị trong tháng 1/2024, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tham mưu trình Chính phủ Chương trình hành động triển khai Nghị quyết số 42-NQ/TW.

Đồng thời, Bộ tập trung thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Nghị quyết 42-NQ/TW trong Dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam trong xây dựng Luật Công đoàn sửa đổi.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện cơ chế huy động nguồn lực thực hiện chính sách xã hội theo hướng linh hoạt, hiệu quả; nguồn lực nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tăng cường xã hội hoá, hợp tác công - tư trong thực hiện chính sách xã hội.

Đặc biệt, Bộ cần sớm tham mưu hoàn thiện hệ thống pháp luật về tiêu chuẩn lao động, quan hệ lao động, việc làm và an sinh xã hội phù hợp tiêu chuẩn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và các cam kết trong các FTA thế hệ mới; giải quyết các vấn đề trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và lao động: đối thoại, thương lượng tập thể, đình công, giải quyết tranh chấp lao động đúng pháp luật.

Bộ phải chú trọng dự báo sát nhu cầu của thị trường lao động để chủ động đào tạo, phát triển nguồn nhân lực với cơ cấu hợp lý đảm bảo hài hòa cung – cầu, trong đó cần hoàn thiện khung pháp lý để vận hành sàn giao dịch việc làm công khai, minh bạch trong quý I/2024.

Phó Thủ tướng giao Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế hoàn thiện khung chính sách quốc gia và chiến lược thích ứng với quá trình già hoá và mất cân bằng giới trong cơ cấu dân số.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện các cơ chế liên thông về chương trình giữa các bậc học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo. "Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào phải đóng vai trò chính trong đặt hàng đào tạo nguồn nhân lực cho chuyển đổi số, chuyển đổi xanh…", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng tin tưởng ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân - Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng tin tưởng ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt chính sách ưu đãi người có công

Ngành lao động, thương binh và xã hội cần tiếp tục đóng vai trò là hạt nhân trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện thật tốt chính sách ưu đãi người có công với cách mạng. Trong thời gian tới, ngành cần nghiên cứu tham mưu hoàn thiện mức chuẩn trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo hướng phải là mức cao nhất trong các chính sách xã hội.

Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội cần ban hành các định mức, đơn giá trong tháng 3/2024 và phối hợp chặt chẽ với Bộ Quốc phòng, các tổ chức chính trị xã hội tổ chức tốt việc tìm kiếm; xác định danh tính hài cốt liệt sĩ, tìm kiếm thân nhân của các liệt sĩ.

Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện tốt công tác an sinh xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa, mở rộng, khuyến khích người lao động, người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội, hướng tới mục tiêu bảo hiểm xã hội toàn dân; khắc phục hiệu quả tình trạng chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội và các hành vi gian lận, trục lợi khác, hạn chế tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần.

Cơ quan chức năng hoàn thiện các chính sách đối với người cao tuổi và trình ban hành Chiến lược quốc gia về người cao tuổi Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp chặt chẽ với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Bộ Xây dựng, các địa phương để giải quyết các vấn đề của công nhân như: Nhà ở, điều kiện sống cho công nhân và điều kiện học tập cho con em người lao động.

Phó Thủ tướng chỉ đạo phát triển hệ thống dịch vụ xã hội đa dạng, liên thông, chuyên nghiệp, đáp ứng cơ bản nhu cầu và tăng khả năng tiếp cận cho các nhóm đối tượng, nhất là công nhân, người có hoàn cảnh khó khăn, người di cư, đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng đội ngũ nhân viên làm công tác xã hội hiểu biết pháp luật, có phẩm chất đạo đức, tận tâm, hoạt động chuyên nghiệp. Thúc đẩy xã hội hóa trong phát triển mạng lưới dịch vụ chăm sóc xã hội.

"Chúng ta cần đưa ra những định hướng, ưu đãi rõ ràng để huy động nguồn lực tư nhân tham gia, đầu tư vào hệ thống trợ giúp xã hội; tạo điều kiện để những người khó khăn, khuyết tật được tiếp cận được với các dịch vụ xã hội như giáo dục, y tế, văn hoá,…", Phó Thủ tướng nêu rõ.

Ngành lao động, thương binh và xã hội cũng phải quan tâm đến các giải pháp bảo vệ trẻ em, nhất là trên môi trường mạng.

Nhấn mạnh yêu cầu kiện toàn, nâng cao năng lực lãnh đạo chỉ đạo, tăng cường phân cấp, cải cách hành chính, Phó Thủ tướng mong muốn tập thể lãnh đạo, cán bộ, công nhân viên ngành lao động, thương binh và xã hội cần tiếp tục phát huy bản lĩnh, truyền thống đoàn kết, tinh thần đổi mới. Đó chính là nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện các mục tiêu đặt ra trong năm 2024 và những năm tiếp theo.

Phó Thủ tướng tin tưởng, bước vào năm 2024 với tâm thế mới, cùng khát vọng phát triển ngành lao động, thương binh và xã hội sẽ tiếp tục phát huy những kết quả đạt được; nỗ lực vượt qua mọi khó khăn thách thức, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, đóng góp nhiều hơn nữa cho sự nghiệp phát triển của đất nước, vì hạnh phúc của nhân dân.

Đọc thêm

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8 Tin tức

Ngày mai, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của kỳ họp thứ 8

TTTĐ - Từ ngày mai (20/11), đợt 2 của kỳ họp thứ 8 sẽ bắt đầu. Trong đợt này, Quốc hội sẽ xem xét, thông qua nhiều dự án luật và nghị quyết quan trọng.
Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng Tin tức

Mở rộng phân cấp, uỷ quyền trong giải quyết TTHC, đầu tư xây dựng

TTTĐ - Phân cấp, uỷ quyền tạo được động lực, tính chủ động giải quyết nhiệm vụ, sát với thực tiễn, giảm tầng nấc trung gian, thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết. Nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, Luật Thủ đô đã quy định các điều khoản trong giải quyết thủ tục hành chính và trong đầu tư xây dựng. HĐND TP Hà Nội đã cụ thể hoá các quy định, thông qua tại kỳ họp chuyên đề sáng nay (19/11).
Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết Xã hội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Xem thêm