Tag
15 năm mở rộng địa giới hành chính Thủ đô

Giáo dục Hà Nội tỏa sáng, khẳng định vị trí dẫn đầu

Giáo dục 01/08/2023 08:00
aa
TTTĐ - 15 năm điều chỉnh địa giới hành chính là hành trình để ngành Giáo dục Thủ đô từng bước khắc phục khó khăn, xóa ngắn khoảng cách giữa các quận, huyện, thị xã để vươn mình tỏa sáng, khẳng định vị trí dẫn đầu.
Chất lượng giáo dục Thủ đô từng bước được khẳng định Chủ động, linh hoạt triển khai chương trình mới với giáo dục trung học

Ngày 1/8/2008, Hà Nội chính thức mở rộng, trở thành Thủ đô có diện tích lớn thứ 17 thế giới với hơn 3.300km2 (gấp 3,6 lần trước đó), số dân tăng 80% từ 3,4 lên 6,2 triệu người.

15 năm điều chỉnh địa giới hành chính đối với thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan nhanh như cái chớp mắt của lịch sử. Tuy nhiên, cái chớp mắt đó đồng thời là hành trình để ngành Giáo dục Thủ đô từng bước khắc phục khó khăn, xóa ngắn khoảng cách giữa các quận, huyện, thị xã để vươn mình tỏa sáng, khẳng định vị trí dẫn đầu.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trò chuyện với thầy, trò trường THPT Đan Phượng ngày khai giảng năm học mới
Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến trò chuyện với thầy, trò trường THPT Đan Phượng ngày khai giảng năm học mới

Trường, lớp khang trang, hiện đại hơn

Song song với sự phát triển vượt bậc về kinh tế - xã hội, sau 15 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính, môi trường giáo dục được cải thiện rõ nét. Cơ sở vật chất cho các nhà trường được đầu tư ngày càng khang trang, hiện đại hơn…

Đến với trường Tiểu học Văn Yên (quận Hà Đông, Hà Nội) hôm nay, thật khó có thể hình dung, cách đây gần 20 năm, ngôi trường nhỏ bé nằm giữa lòng phố cổ của thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ, mỗi mùa mưa về lại ngập ngang đầu gối. Những lúc ấy, giáo viên phải cõng học sinh đi qua đoạn sân ngập vào trường.

Về Hà Đông công tác từ năm 2003, cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên chứng kiến từng sự đổi thay ở ngôi trường có bề dày lịch sử. Cô Thìn chia sẻ: “Trường Tiểu học Văn Yên có tiền thân là trường cấp 1, 2 Văn Yên, sau đó được tách thành trường Tiểu học Văn Yên A và THCS Văn Yên. Đến năm 1998, trường chính thức mang tên Tiểu học Văn Yên. Từ cơ sở vật chất thô sơ với phòng học cũ, sân trường thấp, nhỏ hẹp, thường ngập nước mỗi khi trời mưa, trường được đầu tư cải tạo, sửa chữa nhiều lần.

Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương động viên học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024
Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Trần Thế Cương động viên học sinh tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2023 - 2024

Đến tháng 10/2009 - một năm sau khi Hà Nội điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính, trường tiếp nhận lại toàn bộ trường THCS Văn Yên, nâng tổng diện tích lên 7.356,7m2. Đây được coi là bước ngoặt lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động giáo dục của nhà trường, các thầy cô giáo đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với sự phát triển của Thủ đô”.

Trường Tiểu học Văn Yên là một trong số rất nhiều ngôi trường minh chứng rõ ràng cho sự phát triển vượt bậc của ngành Giáo dục quận Hà Đông sau khi mở rộng địa giới hành chính

Không chỉ có quận Hà Đông, sự đổi thay của ngành Giáo dục Thủ đô còn thể hiện ở nhiều trường học các huyện vùng sâu, vùng xa của Hà Nội. Tại huyện Ba Vì, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Ba Vì Phùng Ngọc Oanh cho biết, huyện hiện có 120 trường từ cấp mầm non đến THPT với 2.358 lớp và 76.359 học sinh, cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của con em Nhân dân trên địa bàn.

“Cơ sở vật chất trường học ngày càng được quan tâm, đầu tư theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa. Toàn huyện có 32 trường được mở rộng diện tích, 17 trường được quy hoạch ra khu đất mới. UBND huyện cũng đã chỉ đạo 3 trường (Mầm non Trung tâm Nghiên cứu Bò và Đồng cỏ, Tiểu học Tây Đằng B và Trung học cơ sở Tản Đà) xây dựng đề án trường chất lượng cao theo kế hoạch của thành phố. Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên dần phù hợp với trình độ đào tạo, vị trí việc làm, cơ bản đáp ứng việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018”, ông Phùng Ngọc Oanh nhấn mạnh.

Giáo dục Hà Nội tỏa sáng, khẳng định vị trí dẫn đầu
Cô Phương Thị Thìn - Hiệu trưởng trường Tiểu học Văn Yên, quận Hà Đông, bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về ngôi trường gần 20 năm về trước

Tầm vóc mới, vị thế mới

Theo ghi nhận của phóng viên, ngay sau khi hợp nhất, ngành GD&ĐT Hà Nội đã tăng cường đầu tư các danh mục thiết bị phục vụ chương trình đổi mới giáo dục phổ thông. Công tác thư viện trường học được quan tâm, đầu tư và hoạt động có hiệu quả. Chương trình chiếu sáng học đường, vệ sinh nước sạch đã được quan tâm đầu tư cơ bản đáp ứng được yêu cầu.

Năm học 2022-2023, học sinh Thủ đô tiếp tục đạt nhiều thành tích, dẫn đầu cả nước trong các cuộc thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế với 8 học sinh đạt giải quốc tế, 141 học sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tăng 16 giải so với năm học trước.

Tại huyện Mê Linh, theo Trưởng phòng GD&ĐT huyện Nguyễn Văn Hậu, ngay từ khi sáp nhập về Hà Nội đến hết 2022, huyện đã tập trung đầu tư mở rộng quỹ đất, xây dựng bổ sung cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các nhà trường với tổng mức kinh phí là trên 2.500 tỷ đồng. Diện tích đất đã mở rộng cho các nhà trường là 151.040,4m2, xây mới 620 phòng học, 364 phòng học bộ môn/thực hành, 35 nhà giáo dục thể chất.

Nhìn từ sự phát triển vượt bậc trong lĩnh vực giáo dục đào tạo của các địa phương sau khi được hợp nhất có thể thấy được một phần trong bức tranh toàn cảnh của giáo dục Thủ đô sau 15 năm. Năm học 2022 - 2023, toàn thành phố có 2.840 đơn vị trường học với gần 2,2 triệu học sinh và gần 123 nghìn giáo viên.

Trường Tiểu học Vật Lại, huyện Ba Vì được đầu tư cơ sở vật chất ngày càng khang trang, hiện đại hơn
Học sinh trường Tiểu học Vật Lại, huyện Ba Vì học tập trong ngôi trường được đầu tư cơ sở vật chất khang trang, hiện đại

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ dạy và học trong nhà trường tiếp tục được đầu tư theo hướng chuẩn hóa, đồng bộ, hiện đại. Diện mạo các nhà trường ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn thành phố.

Công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia và trường chất lượng cao được tập trung thực hiện. Chất lượng giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ vững và có nhiều tiến bộ, đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện được đẩy mạnh ở cấp học, bậc học mang lại kết quả nhất định.

Chất lượng giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn được khẳng định. Nhiều năm liền, giáo dục Hà Nội duy trì vị trí dẫn đầu cả nước trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Hà Nội tăng 10 bậc xếp hạng so với năm 2022. Nhiều học sinh ở các trường làng đã vươn lên đạt thành tích xuất sắc trong các kỳ thi. Những kết quả đáng tự hào đó là minh chứng rõ ràng nhất cho nỗ lực kéo gần khoảng cách của trường nội - ngoại thành mà lãnh đạo ngành Giáo dục Thủ đô đang dành nhiều tâm huyết thực hiện.

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023, Hà Nội dẫn đầu 10 địa phương có nhiều thí sinh đạt điểm 10 nhất cả nước. Số lượng thí sinh đạt điểm 10 trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2023 của Hà Nội là 1.215 thí sinh, tăng hơn 3 lần so với năm ngoái.

Tỷ lệ tốt nghiệp chung toàn thành phố đạt 99,56%. Trong đó, khối giáo dục trung học đạt 99,75% và khối giáo dục thường xuyên đạt 98,29%.

Đọc thêm

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non Giáo dục

Chú trọng giải pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non

TTTĐ - Đó là một trong những nhiệm vụ được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đề ra tại Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 với giáo dục Mầm non tổ chức sáng 23/7.
Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện Giáo dục

Đã tìm được Quán quân mùa đầu tiên cuộc thi truyền hình về điện

TTTĐ - Trường THCS Nam Sài Gòn, Quận 7 đã giành chiến thắng ngoạn mục cuộc thi truyền hình “Kilowatt? - Học sinh chung tay sử dụng điện an toàn, tiết kiệm”.
Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ Giáo dục

Teen Hà Nội thỏa sức sáng tạo tại trại hè tranh biện song ngữ

TTTĐ - Trại hè tranh biện song ngữ Camp Aletheia 2024 vừa diễn ra tại trường Tiểu học - THCS Sunshine Maple Bear.
Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật Giáo dục

Quyết tâm tháo gỡ vướng mắc liên quan đến Dự án xây dựng Trường Đại học Việt-Nhật

TTTĐ - Chiều 22/7, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã tiếp Cố vấn Đặc biệt Liên minh Nghị sĩ hữu nghị Nhật-Việt Takebe Tsutomu, người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam.
Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ Giáo dục

Điểm sàn xét tuyển của Đại học Y Hà Nội tăng nhẹ

TTTĐ - Trường Đại học Y Hà Nội vừa công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) năm 2024.
21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng Giáo dục

21 điểm được nộp hồ sơ xét tuyển vào Học viện Ngân hàng

TTTĐ - Học viện Ngân hàng vừa thông báo về mức điểm sàn nhận hồ sơ xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2024.
Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân Giáo dục

Điểm chuẩn xét tuyển kết hợp vào Đại học Kinh tế Quốc dân

TTTĐ - Chiều 22/7, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố điểm chuẩn đủ điều kiện trúng tuyển đại học chính quy năm 2024 theo phương thức xét tuyển kết hợp.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình Giáo dục

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - người học trò trọng ân tình

TTTĐ - Những câu chuyện về người trò trọng ân tình Nguyễn Phú Trọng vẫn vẹn nguyên trong kí ức người ở lại...
Hà Nội tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Giáo dục

Hà Nội tạo “cú hích” phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao

TTTĐ - Học sinh đoạt huy chương Vàng quốc tế có thể được thưởng hàng trăm triệu đồng hay các cơ sở giáo dục đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất, tăng cường mua sắm thiết bị dạy học… tất cả đều là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển toàn diện của ngành Giáo dục Thủ đô.
Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô Giáo dục

Thành tích vượt trội ở ngôi trường “đầu vào” thấp nhất Thủ đô

TTTĐ - Trong các kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, trường THPT Minh Quang, huyện Ba Vì, Hà Nội thường có điểm đầu vào thấp nhất Thủ đô với trung bình chỉ 3 điểm/môn học.
Xem thêm