Giới trẻ Việt bảo vệ môi trường: Từ trào lưu đến hành động thực tiễn
Giới trẻ Việt ngày càng quan tâm hơn tới vấn đề môi trường
Bài liên quan
Bảo vệ môi trường - giáo dục học sinh từ những việc làm nhỏ nhất
Chống rác thải nhựa: Cơ hội lớn cho startup
Bảo vệ môi trường từ những dự án khởi nghiệp sáng tạo
Cô học trò kêu gọi bảo vệ môi trường – sự sống của hành tinh
"Chiến binh xanh" bảo vệ môi trường
Từ trào lưu trên mạng xã hộiKhi những vấn đề môi trường ảnh hưởng tới cuộc sống của con người thì chúng ta bắt đầu quan tâm nhiều tới việc bảo vệ nó. Sự quan tâm đó được thể hiện bằng nhiều cách như: thành lập các tổ chức, các dự án, chiến dịch bảo vệ môi trường với các quy mô và hình thức khác nhau.
Cùng với các chiến dịch bảo vệ môi trường, mạng xã hội trở thành kênh thông tin giao tiếp quan trọng để tuyên truyền, kết nối các bạn trẻ yêu môi trường. Chắc hẳn chúng ta đã biết đến trào lưu Challengefor Change - thử thách nhặt rác và chụp lại sự thay đổi trước và sau khi dọn rác. Trào lưu này bắt nguồn từ 2 bức ảnh đăng tải của 1 thanh niên người Mỹ Byon Roman vào tháng 3/2019 trên mạng xã hội.
Một số trào lưu khác cũng “làm mưa làm gió” không hề kém đó là Nostrawchallenge - không sử dụng ống hút nhựa, sử dụng ống hút gạo, ống hút tre để thay thể; trào lưu Noplasticbag – mang theo túi vải, túi cói đi chợ để từ chối túi nilon. Trên khắp các trang mạng xã hội, các trào lưu đã tạo nên cơn sốt. Các trào lưu thường xuất hiện trong một thời gian ngắn, có một phần cao trào rồi dễ dàng đi vào quên lãng. Tuy nhiên, trào lưu bảo vệ môi trường cần được sự hưởng ứng để nó tồn tại lâu dài.
Chính vì thế, từng có một bạn trẻ đặt câu hỏi: “Chúng ta bắt đầu các chiến dịch ấy, hô to khẩu hiệu trên khắp các trang mạng xã hội. Mạng xã hội có tốc độ lan truyền thông tin nhanh chóng và có khả năng kết nối mạnh mẽ, vì vậy, các chiến dịch đã được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là “Chúng ta đã thực sự hành động chưa?”
Chúng ta lướt mạng mỗi ngày, nhìn thấy hình ảnh những chú cá voi ăn rác thải nhựa rồi chết, chú rùa biển bị ống hút cắm vào mũi hay con cá bị chết đi vì mắc kẹt trong chiếc vòng nhựa ở cổ chai nhựa,… Những hình ảnh ấy được chia sẻ rộng rãi với những cảm xúc buồn rầu có, tức giận có. Chúng ta thi nhau chia sẻ chúng nhưng chúng ta có thực sự hành động vì chúng chưa?
Đằng sau những tuyên ngôn bảo vệ môi trường trên mạng xã hội, chúng ta vẫn thấy những bạn trẻ ung dung uống trà sữa đựng trong ly nhựa dùng 1 lần, vẫn thấy tầng tầng lớp lớp túi nilon được xả ra mỗi ngày. Tết Trung thu vừa qua, hình ảnh những cốc nhựa, túi nilon ngập ngụa trên đường cho thấy rằng một bộ phận giới trẻ vẫn thiếu ý thức và thờ ơ trước vấn đề môi trường, xem bảo vệ môi trường như một trào lưu?”
Đến hành động thực tiễnGiữa những nghi ngờ, giới trẻ Việt đã chứng minh bằng hành động chứ không chỉ dừng lại với những cái like, share hay những lời tuyên bố suông trên mạng xã hội. Những bức ảnh Before and After (Trước và Sau) được chia sẻ rộng rãi với những đống rác khổng lồ được dọn sạch, bãi biển được trả lại dải cát trắng phau, gầm cầu không còn rác… Challengefor Change với hàng nhìn bức ảnh được chia sẻ trên toàn cầu đã cho thấy lợi ích thực tế của những trào lưu bảo vệ môi trường.
Không chỉ trên thế giới mà ở ngay Việt Nam, các trào lưu cũng được hưởng ứng mạnh mẽ. Hàng loạt quán cafe chuyển sang dùng ống hút thân thiện với môi trường. Dự án ống hút cỏ của Nguyên Võ được Shark Tank rót vốn đầu tư với hi vọng giảm thiểu được lượng rác thải nhựa.
Phong trào hạn chế dùng túi nilon, tái chế rác thải cũng lan rộng từ gia đình đến nhà trường và xã hội. Những cá nhân tuy nhỏ bé nhưng đều đang nỗ lực xây dựng một ý thức hệ mới: sống xanh, thân thiện với môi trường.
Hòa chung tinh thần bảo vệ môi trường đang diễn ra mạnh mẽ, tại các trường đại học, sinh viên thành lập các dự án truyền thông với những hành động thiết thực để chung tay giảm sức ép lên môi trường.
Sự kiện Đổi giấy lấy cây của Green life diễn ra 2 lần/tháng thu về hàng tấn giấy loại. Đây là một dự án được thành lập bởi nhóm sinh viên Đại học Bách Khoa để kêu gọi mọi người mang rác thải nhựa, giấy loại, pin,… đổi lấy cây xanh. “Nếu chúng ta biết sử dụng thì rác chính là tài nguyên” - anh Hoàng Quý Bình, founder của Green life chia sẻ.
Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, các dự án truyền thông về bảo vệ môi trường được giảng viên khuyến khích và hướng dẫn sinh viên thực hiện. Có thể kể đến dự án tiêu biểu như Chọn xanh của nhóm sinh viên Báo mạng điện tử K37A2. Thông qua các nền tảng mạng xã hội, dự án chia sẻ các kiến thức về môi trường, các cách sống xanh, hạn chế rác thải. Ngày 27/10 vừa qua, buổi tọa đàm “Chọn xanh - Chọn tương lai” về xây dựng lối sống xanh của dự án này đã thu hút được sự quan tâm của rất nhiều bạn trẻ.
Giới trẻ dần quan tâm hơn tới vấn đề môi trường. Sự quan tâm đó không chỉ dừng lại ở những câu nói trên mạng xã hội mà đã tác động đến hành động trực tiếp. Chúng ta không có hành tinh khác để dự trù. Vì vậy, bảo vệ hành tinh này là trách nhiệm của mỗi cá nhân. Hãy ý thức hành động của bản thân, đừng gây tác động xấu lên môi trường sống của chúng ta!
* Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2019