Tag

Giọt nước mắt hạnh phúc và hành trình 5 năm miệt mài tìm con

Sức khỏe 26/11/2022 10:00
aa
TTTĐ - Được nghe thanh âm thiêng liêng khi con cất tiếng khóc chào đời tưởng chừng là điều giản đơn với nhiều gia đình nhỏ. Thế nhưng, đôi khi để chạm tới giấc mơ làm cha, làm mẹ, nhiều cặp vợ chồng đã phải hi sinh bao thời gian, công sức và tài chính chỉ vì hai từ “hiếm muộn”.
Trái tim con người diệu kỳ lắm… Miễn phí 100% cho 10 cặp vợ chồng hiếm muộn thụ tinh trong ống nghiệm Hỗ trợ miễn phí các gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Hỗ trợ miễn phí cho 10 gia đình hiếm muộn có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Câu chuyện dưới đây về hành trình tìm con của vợ chồng Đại úy Lê Thanh Khương Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng và chị Đoàn Thị Thúy sẽ cho thấy những khó khăn, nhọc nhằn mà họ đã trải qua.

Hành trình 5 năm mỏi mắt tìm con

Lấy nhau từ năm 2017, vỏn vẹn 1 tuần sau lễ cưới, đại úy Lê Thanh Khương lại xa mái ấm nhỏ để lên đơn vị đóng quân ở tỉnh Cao Bằng làm nhiệm vụ bảo vệ biên giới tổ quốc.

“Không giống như các gia đình khác, vợ chồng quân nhân xa nhau là lẽ thường tình, khi đó 2 tháng anh Khương mới về một lần, mỗi lần về chỉ được vỏn vẹn 2 ngày rồi lại vội vàng quay về đơn vị”, chị Đoàn Thị Thúy kể lại.

Về phần mình, mỗi dịp cuối tuần hay nghỉ lễ dài ngày, chị Thúy cũng tranh thủ ngược lên đơn vị thăm nuôi chồng cho bớt nỗi nhớ và mong ngóng tin vui.

Giọt nước mắt hạnh phúc và hành trình 5 năm miệt mài tìm con

Nhưng gần 1 năm ròng rã đi lại ngược xuôi gần 400km từ Thái Bình lên Cao Bằng, đôi vợ chồng trẻ vẫn chưa thấy tín hiệu có con. Được anh em cùng đơn vị giới thiệu, hai vợ chồng lấy thuốc của bà con dân tộc uống gần 1 năm nhưng vẫn không có kết quả.

Cuối năm 2019, vợ chồng anh chị xuống Hà Nội thăm khám hiếm muộn thì được bác sĩ kết luận vẫn có thể có con tự nhiên. Chị Thúy kể lại: “ Sau khi khám, biết được tính chất công việc của anh Khương cũng ít nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe, bác sĩ khuyên cần thực hiện chế độ tập luyện, ăn uống, sinh hoạt điều độ thì mới mong sớm có con”.

Nghe vậy, anh chị tiếp tục nuôi hi vọng và tìm uống nhiều bài thuốc dân gian bồi bổ nhưng kết quả vẫn là con số 0, mong ước về “tiếng cười trẻ thơ” vẫn chưa thực hiện được.

Năm 2020 anh Lê Thanh Khương được chuyển đơn vị đóng quân dưới Hòa Bình. Khoảng thời gian này, anh chị quyết tâm tìm đến các phương pháp khoa học hỗ trợ sinh sản. Khám và thực hiện 2 lần thụ tinh nhân tạo – bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) nhưng vẫn không thành công. Nỗi thất vọng và buồn bã vùi lấp mọi cố gắng, đôi vợ chồng trẻ chỉ biết động viên cùng nhau cố gắng vượt qua để tiếp tục hi vọng được bế trên tay “trái ngọt” của mình.

Hiếm muộn gần 5 năm, gia đình vợ chồng anh Khương chị Thúy “gõ cửa” khắp mọi nơi, điều trị không biết bao nhiêu loại thuốc, từ đông y đến tây y… đều không thành công. “Có bệnh thì vái tứ phương”, hễ có ai mách bảo ở đâu là hai vợ chồng đều tìm đến, nhưng không có kết quả như mong đợi. Gần 5 năm dài không có con, gia đình đã tiêu tốn quá nhiều chi phí vào việc chữa trị, mọi thu nhập của vợ chồng đều dồn hết vào “hành trình tìm con”. Đã có có lúc anh Khương chị Thúy muốn từ bỏ và bàn với nhau nhận con nuôi để thỏa lấp ước mơ được làm cha mẹ.

Khát khao và nỗ lực, “con yêu sẽ về”

Khát khao về một mái ấm trọn vẹn, được nghe tiếng khóc, tiếng cười con trẻ một lần nữa thôi thúc anh chị tiếp tục hành trình tìm con yêu. Đến năm 2021, nhờ lời giới thiệu của chị đồng nghiệp từng “tìm con thành công” tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, vợ chồng chị Thúy lại quyết tâm vay mượn thêm tài chính để lên bệnh viện khám. Sau khi được bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân và tư vấn hướng điều trị, anh chị quyết định thực hiện phương pháp IVF (thụ tinh trong ống nghiệm) mong sớm đón được con yêu.

Chị Thúy chia sẻ: “Những ngày tháng kích và canh trứng là vất vả nhất. Em tranh thủ xin nghỉ làm bắt xe từ Thái Bình lên Hà Nội, chồng thì đi xe máy từ đơn vị ở Hoà Bình xuống. Hai vợ chồng hẹn nhau ở bến xe Giáp Bát để chở nhau đi khám. Có nhiều hôm trời đông rét buốt, 12h đêm chúng em vẫn lang thang tìm nhà trọ để nghỉ ngơi chờ đến ngày hôm sau khám sớm”.

Sau quá trình khám và kích trứng, đến tháng 3/2021 chị Thúy tiến hành chọc trứng sau đó tạo được 18 phôi, tuy nhiên vì lý do sức khỏe nên chị không thể chuyển phôi tươi ngay khi đó mà phải đợi đến chu kỳ tiếp theo. Tháng 4/ 2021 chị Thúy quay lại viện canh niêm mạc và chuyển phôi lần 1. Hồi hộp và mong chờ con yêu sẽ về trong đợt chuyển phôi này, nhưng “điều kỳ diệu” một lần nữa lại chưa xuất hiện. Suy sụp và thất vọng, vợ chồng anh Khương chị Thúy lại “lỡ hẹn” thêm một lần nữa.

Chị Thúy kể lại: “Tình hình dịch bệnh khi đó diễn biến phức tạp nên mãi đến cuối năm 2021 em mới tới Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội canh niêm mạc và chuyển phôi lần 2. Khi đó em lo lắng và sợ lại thất bại thêm lần nữa. Nhưng được chồng động viên an ủi, em lấy lại tinh thần và có thêm hi vọng con sẽ về bên vợ chồng”.

Bao ngày tháng vất vả ngược xuôi nhưng gặp nhiều thất bại, trong lần chuyển phôi này may mắn đã mỉm cười với đôi vợ chồng trẻ, cầm trên tay phiếu kết quả báo tin có thai, họ đã ôm nhau khóc vì bất ngờ hạnh phúc, chị Thúy xúc động nhắc về thời khắc đấy.

Giọt nước mắt hạnh phúc và hành trình 5 năm miệt mài tìm con

Sau 9 tháng thai nghén, ngày 20/8/2022, hạnh phúc như vỡ òa khi bé Bắp chào đời nặng 3,5kg cùng sự kiên cường của người vợ lính. Thời khắc lần đầu tiên được bế con yêu trong vòng tay sau 5 năm mỏi mòn chờ đợi, một lần nữa giọt nước mắt mang tên “hạnh phúc” lại rơi trên khóe mắt của đấng sinh thành.

Câu chuyện tìm con của vợ chồng Đại úy Lê Thanh Khương và chị Đoàn Thị Thúy là một trong rất nhiều câu chuyện mải miết tìm con của các cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn. Hành trình làm cha làm mẹ không phải ai cũng tới đích nếu thiếu sự kiên trì và khát khao không đủ lớn. Bên cạnh đó những trở ngại về thời gian và chi phí tài chính cũng làm cho các cặp vợ chồng hiếm muộn chưa tìm được con yêu.

Thấu hiểu khát khao cháy bỏng được làm cha làm mẹ và san sẻ phần nào gánh nặng cho các gia đình quân nhân hiếm muộn trên hành trình tìm kiếm con yêu. Tháng 12/2022 tới đây, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội sẽ công bố danh sách 10 ca miễn phí 100% thụ tinh trong ông nghiệm (IVF) cho 10 cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn.

Đây là một trong những hoạt động nổi bật nằm trong chương trình “Hỗ trợ Quân nhân hiếm muộn – Yêu thương lan tỏa” được bệnh viện tổ chức thường niên từ năm 2021 với các hỗ trợ miễn phí khám, siêu âm, xét nghiệm tinh dịch đồ, ưu đãi khi thực hiện xét nghiệm, tặng voucher 3 triệu đồng khi thực hiện IVF tại Bệnh viện; Tặng 10 ca IVF miễn phí cho các gia đình quân nhân hiếm muộn trong toàn quân thông qua hình thức nộp hồ sơ xét duyệt. Sau 2 năm tổ chức, nhiều gia đình được hỗ trợ đã đón con yêu thành công trong niềm hạnh phúc thiêng liêng của cha mẹ…

Đọc thêm

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập Tin Y tế

Kết luận thanh tra các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế vừa ban hành kết luận số 233/KL-TTr thanh tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh tại các phòng khám chuyên khoa ngoài công lập trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng Tin Y tế

Công ty Cổ phần dịch vụ phân tích di truyền bị phạt 45 triệu đồng

TTTĐ - Trong tuần qua, Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 6 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập và 2 cơ sở kinh doanh thực phẩm với số tiền trên 181 triệu đồng.
Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại Tin Y tế

Uống thuốc Nam bừa bãi, tế bào gan bị hủy hoại

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, bệnh viện đã tiếp nhận một bệnh nhân tự ý dừng thuốc kháng virus viêm gan B, chuyển sang uống thuốc nam không rõ nguồn gốc khiến tế bào gan bị hủy hoại rất nặng.
Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng Tin Y tế

Tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế ra thông báo 2980/SYT-NVD về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy lô sản phẩm Estro Skin Royal không đảm bảo chất lượng.
Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân Tin Y tế

Tăng cường công tác phòng, chống mù lòa cho người dân

TTTĐ - Nhằm tăng cường cơ hội tiếp cận của người dân với dịch vụ dự phòng, phát hiện sớm, điều trị và phục hồi chức năng mắt, giảm tỷ lệ các bệnh gây mù lòa, Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 2838/KH-SYT về việc phòng chống mù lòa trên địa bàn thành phố năm 2024.
Nâng cao hiệu quả công tác dân số Tin Y tế

Nâng cao hiệu quả công tác dân số

TTTĐ - Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn tổ chức các hoạt động hưởng ứng ngày Dân số Thế giới 11/7 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo công tác dinh dưỡng trong bệnh viện

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 2884/KH-SYT ngày 25/6 về việc kiểm tra, giám sát thực hiện quy chế chuyên môn công tác dinh dưỡng trong bệnh viện năm 2024.
Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết Tin Y tế

Hà Nội ghi nhận thêm 84 ca mắc sốt xuất huyết

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 21/6 đến ngày 28/6), toàn thành phố ghi nhận 84 ca mắc sốt xuất huyết; ghi nhận 30 ca mắc tay chân miệng, giảm 17 ca so với tuần trước.
Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nỗi lo thừa cân, béo phì mỗi dịp nghỉ hè

TTTĐ - Mỗi dịp hè đến, để con có được kỳ nghỉ “xả hơi” đúng nghĩa, nhiều phụ huynh thường cho con ăn uống và ngủ nghỉ thoải mái, khiến cân nặng của các con tăng vọt chỉ trong thời gian ngắn.
Hiểm hoạ từ… ăn rau sống Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hiểm hoạ từ… ăn rau sống

TTTĐ - Rau sống là một món rất thông dụng trong ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, cần hết sức cẩn thận khi ăn món ăn quen thuộc này.
Xem thêm