Gò Đống Đa được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt
Lễ hội Gò Đống Đa diễn ra vào mùng 5 tháng Giêng hàng năm tại Hà Nội.
Bài liên quan
Thủ tướng dự lễ đón nhận danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng
Lạng Sơn: 32 điểm di tích bị xâm phạm
Chùa Hương đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt
Bảo tồn, tôn tạo Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Nghệ An
Cụ thể, xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đối với 11 di tích gồm:
1- Di tích kiến trúc nghệ thuật Tháp Nhạn, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên.
2- Di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Thái Lạc, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.
3- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đền thờ Lê Hoàn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa.
4- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Tường Phiêu, huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
5- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường.
6- Di tích kiến trúc nghệ thuật Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội.
7- Di tích lịch sử Gò Đống Đa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.
8- Di tích lịch sử Nhà đày Buôn Ma Thuột, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk
9- Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh (tại các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Bình Phước).
Bổ sung thêm 9 điểm di tích vào Di tích lịch sử Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2383/QĐ-TTg ngày 9/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ.
10- Danh lam thắng cảnh Ngũ Hành Sơn, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
11- Danh lam thắng cảnh Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang - Lâm Bình, huyện Na Hang và huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang.
Khu vực bảo vệ di tích được xác định theo Biên bản và Bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND các cấp nơi có di tích được xếp hạng nêu trên trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.