Tag

Gợi ý đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Ngữ văn

Giáo dục 01/04/2021 09:18
aa
TTTĐ - Bộ GD&ĐT vừa công bố đề minh họa kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Giáo viên Hệ thống Giáo dục HOCMAI gợi ý đáp án đề minh họa thi môn Ngữ văn.
Đề thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 có gì đặc biệt? Quy trình ra đề thi, chấm thi dự kiến sẽ có điều chỉnh

Đề tham khảo môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 giữ nguyên cấu trúc chính của đề thi THPT quốc gia và tốt nghiệp THPT những năm gần đây với 2 phần: Đọc hiểu (3,0 điểm) và Làm văn (7,0 điểm).

Gợi ý đáp án đề minh họa thi tốt nghiệp THPT 2021 môn Ngữ văn
Ảnh minh họa

Phần đọc hiểu (3,0 điểm)

Ngữ liệu cho phần Đọc hiểu là một ngữ liệu ngoài SGK trích từ bài thơ Miền Trung của Hoàng Trần Cương. Ngữ liệu này có dung lượng vừa phải, có khả năng khơi gợi những suy nghĩ, xúc cảm mang giá trị nhân văn và có ý nghĩa thẩm mĩ sâu sắc cho học trò. Đi kèm ngữ liệu bao gồm bốn câu hỏi kiểm tra kiến thức về đọc hiểu văn bản phân bổ theo các cấp độ nhận thức: Nhận biết, thông hiểu và vận dụng.

Câu 1 là một câu hỏi nhận biết, hỏi về thể thơ của đoạn trích; Câu 2 cũng là một câu hỏi ở mức độ nhận biết, yêu cầu học sinh chỉ ra hai hình ảnh có trong đoạn trích diễn tả sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung.

Câu 3 là câu hỏi thông hiểu, từ hai câu thơ trong đoạn ngữ liệu, học sinh sẽ trình bày cách hiểu của mình về mảnh đất và con người miền Trung; Câu 4 là một câu hỏi ở mức độ vận dụng yêu cầu học sinh nhận xét về tình cảm của tác giả đối với miền Trung được thể hiện trong đoạn trích.

Trong những câu hỏi đọc hiểu này, câu hỏi số 4 sự thay đổi về cách hỏi so với đề thi của các năm trước. Mức độ câu hỏi cũng giảm từ vận dụng cao xuống vận dụng.

Cụ thể, câu hỏi đọc hiểu số 4 ở đề thi các năm trước yêu cầu học sinh nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình về một quan điểm được tác giả đưa ra trong đoạn trích và giải thích cho sự lựa chọn đó. Cách ra câu hỏi như vậy được nhận xét là có “liên hệ gần gũi” với vấn đề nghị luận của câu số 2 phần Làm văn (câu viết đoạn văn nghị luận xã hội). Điều này dễ dẫn tới hiện tượng trùng lặp khi học sinh làm bài.

Trong đề tham khảo tốt nghiệp THPT 2021, câu số 4 phần đọc hiểu yêu cầu học sinh nhận xét về tình cảm của tác giả được thể hiện trong đoạn thơ. Có thể thấy, việc thay đổi cách ra câu hỏi như vậy sẽ khắc phục tình trạng trùng lặp khi viết bài, đồng thời vẫn đảm bảo được mục đích kiểm tra đánh giá khả năng đọc hiểu văn bản của học sinh. Đây là một sự thay đổi khá phù hợp, có sự tiếp thu những ý kiến nhận xét về các đề thi trước đây.

Phần làm văn (7,0 điểm)

Phần Làm văn vẫn giữ nguyên cấu trúc bao gồm hai câu: một câu hỏi nghị luận xã hội và một câu hỏi nghị luận văn học.

Câu 1 (2,0 điểm)

Câu 1 là câu hỏi yêu cầu viết đoạn văn nghị luận xã hội (khoảng 200 chữ) bàn về một vấn đề được rút ra từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu. Đề bài đưa ra yêu cầu nghị luận về “sức mạnh của tình người trong hoàn cảnh khó khăn thử thách”. Đây là một vấn đề tư tưởng gắn liền với cuộc sống con người, gợi cho học sinh nhiều suy nghĩ.

Từ ngữ liệu của phần Đọc hiểu viết về mảnh đất miền Trung Việt Nam, học sinh dễ liên hệ đến thực tế những ngày bão lũ lịch sử vùi dập miền Trung cuối năm 2020 vừa qua. Trong những ngày tháng đau buồn với những thiệt hại về người và tài sản ấy, tình người, lòng nhân ái đã sưởi ấm trái tim, xoa dịu những thương tổn và tiếp thêm nghị lực để con người vượt qua khó khăn, thử thách.

Để giải quyết câu hỏi này, học sinh phải đưa ra và bảo vệ được quan điểm của bản thân bằng những lí lẽ, dẫn chứng thuyết phục. Việc yêu cầu học sinh viết đoạn văn trong câu nghị luận xã hội vừa giúp kiểm tra được kiến thức và kĩ năng, đồng thời cũng phù hợp với thời lượng và quỹ điểm của một đề thi tốt nghiệp THPT.

Câu 2 (5,0 điểm)

Câu 2 là câu hỏi nghị luận văn học. Ngữ liệu nghị luận là một đoạn văn trích từ bài bút kí Ai đã đặt tên cho dòng sông? của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Ai đã đặt tên cho dòng sông? là một văn bản học sinh đã được học trong chương trình Ngữ văn 12 học kì I, không nằm trong nội dung giảm tải của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Đoạn văn này tập trung thể hiện hình tượng sông Hương khi chảy về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế với vẻ đẹp vừa dịu dàng, duyên dáng, vừa trầm mặc, cổ kính. Qua đó, đoạn văn cũng thể hiện rõ tính trữ tình của bút kí Hoàng Phủ Ngọc Tường được thể hiện qua một cái tôi tài hoa, uyên bác và tình cảm nồng nàn, tha thiết với mảnh đất quê hương.

Ma trận đề thi:

Câu

Nội dung

Cấp độ nhận thức

Chương trình

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao

Ngữ văn 12 (chủ yếu)

I.1

Đọc - hiểu

x

I.2

Đọc - hiểu

x

I.3

Đọc - hiểu

x

I.4

Đọc - hiểu

x

II.1

Viết đoạn văn NLXH

x

II.2

Viết bài văn NLVH

x

Tổng

2

1

1

2

Tỉ lệ

33,3%

16,7%

16,7%

33,3%

Theo nhận định của giáo viên Ngữ văn Hệ thống giáo dục HOCMAI, đề thi tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 môn Ngữ văn vẫn giữ nguyên cấu trúc với 2 phần: Đọc hiểu (3,0 điểm); Làm văn (7,0 điểm) chia thành 2.

So với đề thi những năm trước đây, đề thi tham khảo lần này có sự thay đổi đáng chú ý trong câu số 4 phần đọc hiểu. Đây là sự thay đổi phù hợp. Đề đảm bảo kiến thức cơ bản và không có kiến thức thuộc nội dung giảm tải.

Đề vừa sức với học sinh, học sinh trung bình không khó để đạt mức điểm 5 - 6; Học sinh khá cứng đạt 7 - 8,5 điểm. Tuy nhiên để đạt mức điểm 9-10 đòi hỏi học sinh phải phát huy được tư duy phản biện, các trình bày vấn đề nghị luận sắc bén, thể hiện quan điểm cá nhân mang tính sáng tạo.

Đọc thêm

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng Giáo dục

Tận dụng sức mạnh công nghệ để tạo môi trường học tập đa dạng

TTTĐ - Ứng dụng AI để tổ chức các hoạt động giáo dục, kết hợp sức mạnh của công nghệ với tư duy và tâm huyết của giáo viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng, sáng tạo để dạy học sinh về nghề truyền thống… đó là những việc làm tiêu biểu của các nhà giáo Thủ đô tâm huyết, sáng tạo trong thời gian vừa qua.
Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Xem thêm