Tag

Hà Nội cần cơ chế mới tương xứng với vai trò và trách nhiệm

Muôn mặt cuộc sống 09/11/2023 17:00
aa
TTTĐ - Sau 10 năm đi vào đời sống, việc thực thi những cơ chế đặc thù trong Luật Thủ đô đã mang lại những kết quả tích cực trong công tác xây dựng, phát triển, quản lý của TP Hà Nội, song cũng bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Thủ đô là vô cùng cần thiết nhằm mang lại những cơ chế tháo gỡ tồn tại, bất cập của TP Hà Nội hiện nay; khai thác nguồn lực để tạo bước chuyển đột phá cho TP.
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi): Cần thêm pháp lý để Hà Nội "hút" nhân tài Hà Nội phải phát huy vai trò "nhạc trưởng" dẫn dắt Vùng Thủ đô Hà Nội cần có Quỹ Bảo tồn di sản và phát triển văn hóa

Khắc phục thực trạng chính sách “vênh” thực tiễn

Luật Thủ đô năm 2012 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2013. Đây là văn bản pháp lý quan trọng, quy định vị trí, vai trò, trách nhiệm và chính sách xây dựng phát triển, bảo vệ Thủ đô.

Sau 10 năm thi hành, các quy định của Luật Thủ đô đã giúp thành phố Hà Nội thiết lập các công cụ pháp lý tương đối đồng bộ cho việc xây dựng, quản lý và phát triển Thủ đô, tạo sự chuyển động tích cực trên nhiều lĩnh vực. Các cơ chế đặc thù quy định trong luật đã giúp thành phố huy động được nguồn lực, tạo bước đột phá về tăng cường đầu tư kết cấu hạ tầng, nhất là giao thông và hạ tầng kỹ thuật khung. Kinh tế Thủ đô đạt tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều dự án, công trình phát triển kết cấu hạ tầng giao thông - vận tải được ưu tiên đầu tư đã hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao năng lực mạng lưới hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết phát triển kinh tế - xã hội giữa các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô.

Tuy nhiên, Luật Thủ đô đã bộc lộ nhiều bất cập trong thực hiện một số mục tiêu, giải pháp ở các lĩnh vực như: Quy hoạch; quản lý, sử dụng đất; thúc đẩy đầu tư, phát triển; bảo tồn và phát triển văn hóa; phát triển giáo dục, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường,...

Luật Thủ đô (sửa đổi)
Cơ chế để cải tạo chung cư cũ là một nội dung được kỳ vọng nhiều tại Luật Thủ đô (sửa đổi)

Ngoài các nguyên nhân khách quan, Luật Thủ đô còn mang tính nguyên tắc, có tính mục tiêu, định hướng mà chưa có những quy định cụ thể để áp dụng trực tiếp mà xử lý các vấn đề phát sinh trong từng lĩnh vực quản lý, phát triển Thủ đô; chưa có những quy định mang tính đặc thù, đột phá đúng với trị trí, vai trò của Thủ đô, nhằm tạo thể chế thuận lợi xây dựng, phát triển TPnhanh và bền vững.

Bên cạnh đó, một số nội dung của Luật Thủ đô chậm ban hành văn bản quy định chi tiết để kịp thời thực hiện thống nhất, đồng bộ, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực, hiệu quả thi hành luật. Điều này làm cho một số quy định của luật chậm đi vào cuộc sống; dẫn đến việc đầu tư dự án phát triển đô thị dàn trải, không theo quy hoạch và kế hoạch.

Đơn cử như việc cải tạo, xây dựng chung cư cũ đã được quy định tại điều 16 Luật Thủ đô nhưng còn chung chung, mang tính định hướng hơn là cơ chế thực hiện. Hay như việc tổ chức chính quyền và bộ máy của TP, trong Luật Thủ đô không có điều nào quy định, đồng nghĩa với không có phân cấp phân quyền cho TP trong tổ chức bộ máy.

Hay như đối với công tác di dời và quản lý quỹ đất sau khi di dời của một số cơ quan, tổ chức chưa được thực hiện nghiêm theo Quyết định số 130/QÐ-TTg ngày 23/1/2015 của Thủ tướng Chính phủ. Tiến độ di dời thực hiện rất chậm; quỹ đất sau khi di dời chưa được bàn giao lại cho thành phố để xây dựng, phát triển các công trình công cộng theo quy định tại khoản 4 Ðiều 15 Luật Thủ đô. Ðến nay, mới có hai cơ sở y tế đã di dời (gồm Bệnh viện K cơ sở 2 và Bệnh viện Nội tiết Trung ương), trong khi đó, dân số cơ học vẫn tiếp tục tăng nhanh, nhất là ở nội thành.

Rõ ràng, Hà Nội cần có thêm quy định về biện pháp ngoài những quy định của pháp luật hiện hành để giải quyết, xử lý các bất cập, tồn tại, hạn chế trên.

Tăng 3 chương, 32 điều

Để có thể giải quyết các yêu cầu thực tiễn và trên cơ sở tổng kết thực hiện Luật Thủ đô năm 2012, Luật Thủ đô (sửa đổi) được xây dựng theo 5 quan điểm: Thể chế hóa đầy đủ các chủ trương, nhiệm vụ, giải pháp của Đảng về xây dựng, phát triển Thủ đô; quy định các cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội cho Thủ đô bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng và tuân thủ Hiến pháp năm 2013; đặt trong tổng thể hệ thống pháp luật; bám sát 9 nhóm chính sách trong đề nghị xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua.

Đồng thời, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội nhằm tạo sự chủ động, sáng tạo, cần quy định tương ứng trách nhiệm của Hà Nội, cũng như cơ chế kiểm tra, giám sát việc thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ của các cấp chính quyền TP.

Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng phải kế thừa, phát triển các quy định đã được thực tiễn kiểm nghiệm tốt của Luật Thủ đô năm 2012, cơ chế thí điểm theo Nghị quyết số 97/2019/QH14, Nghị quyết số 115/2020/QH14, Nghị quyết số 160/2021/QH14 của Quốc hội. Theo sát quá trình chỉnh lý, hoàn thiện các Luật có liên quan đang được sửa đổi, bổ sung (Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản...) để lựa chọn những vấn đề đặc thù, chưa được quy định để hoàn thiện Dự thảo Luật.

Luật Thủ đô (sửa đổi)
Hà Nội cần những cơ chế, chính sách đặc thù để phát triển

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) gồm 7 chương, 59 điều; tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô năm 2012. Nội dung Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này bám sát 9 nhóm chính sách được Chính phủ thông qua để quy phạm hóa thành các cơ chế, chính sách cụ thể, mang tính đặc thù vượt trội phục vụ cho sự nghiệp xây dựng, phát triển Thủ đô.

9 nhóm chính sách này không chỉ giải quyết những vấn đề bất cập mà còn đưa ra các giải pháp pháp lý để tạo điều kiện đặc thù, vượt trội về cơ chế cho Thủ đô phát triển. Cụ thể như muốn đạt được mục tiêu “xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành đô thị thông minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp, an ninh, an toàn; phát triển nhanh, bền vững, có sức lan toả để thúc đẩy vùng đồng bằng Sông Hồng, vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước cùng phát triển” thì cần thiết phải có quy định đặc thù về công tác quy hoạch và bảo đảm quy hoạch.

Cùng với đó là những đặc thù về khai thác và quản lý đất đai, xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng (đường sắt đô thị nên là vấn đề trọng tâm) để có thể giải quyết được các vấn đề phát triển đô thị, tắc đường, ô nhiễm không khí, khai thác quỹ đất hiệu quả, chính sách về nhà ở, đô thị văn minh hiện đại… Những quy định đang được đề xuất ở dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) nhằm tập trung giải quyết bài toán cho một đô thị lớn của đất nước, Thủ đô của một quốc gia.

Đón nhận tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của Nghị quyết 15 – NQ/TW ngày 5/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Thủ đô Hà Nội phải là TP kết nối toàn cầu; có mức sống và chất lượng cuộc sống cao, kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, đặc sắc, hài hòa, tiêu biểu cho cả nước; có trình độ phát triển ngang tầm thủ đô các nước phát triển trên khu vực và thế giới.

Để đạt được mục tiêu này thì việc hoàn thiện thể chế mà trọng tâm then chốt là hoàn thiện Luật Thủ đô là vấn đề cấp bách hơn bao giờ hết. Đây cũng chính là cơ hội để Thủ đô bứt phá phát triển.

Theo chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều ngày 10/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long sẽ trình Quốc hội Tờ trình về Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Chiều cùng ngày, các đại biểu Quốc sẽ tiến hành thảo luận tổ về Dự án Luật này. Tiếp đó, sáng 27/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật.

Đọc thêm

Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng: Khánh thành, gắn biển và khởi công 12 công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 11/5, Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức các sự kiện, chương trình chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng; đồng loạt khánh thành, gắn biển và khởi công 12 dự án trọng điểm trên địa bàn thành phố.
Hoành tráng lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng Muôn mặt cuộc sống

Hoành tráng lễ diễu hành kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng

TTTĐ - Sáng 11/5, tại Quảng trường Nhà hát lớn thành phố, UBND TP Hải Phòng đã long trọng tổ chức Chương trình duyệt đội ngũ và diễu hành quần chúng chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025).
Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Nâng tầm giá trị ngành Hoa cây cảnh Muôn mặt cuộc sống

Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025: Nâng tầm giá trị ngành Hoa cây cảnh

TTTĐ - Sáng 10/5, trong không khí hướng tới kỷ niệm Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam (18/5) và thực hiện Nghị quyết 57-NQ/TW về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, Học viện Nông nghiệp Việt Nam (VNUA) tưng bừng tổ chức Khai mạc “Festival hoa, cây cảnh VNUA 2025”.
Cả nước xóa được gần 209.000 nhà tạm, dột nát Muôn mặt cuộc sống

Cả nước xóa được gần 209.000 nhà tạm, dột nát

TTTĐ - Sáng 11/5 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước, chủ trì Phiên họp lần thứ 4 của Ban Chỉ đạo.
Tổ chức thiện nguyện tiếp sức hàng trăm mảnh đời khó khăn Muôn mặt cuộc sống

Tổ chức thiện nguyện tiếp sức hàng trăm mảnh đời khó khăn

TTTĐ - Năm 2025, tổ chức thiện nguyện Vầng Trăng Khuyết (TP Hồ Chí Minh) đặt mục tiêu hỗ trợ 500 mảnh đời qua chương trình “Tiếp sức mưu sinh”; nấu 25.000 bữa ăn cộng đồng; vận hành 2 quán trọ đón tiếp cụ già vô gia cư và phụ nữ mang bầu cơ nhỡ…
Chi tiết phương án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Lâm Đồng mới Xã hội

Chi tiết phương án trụ sở làm việc cơ quan tỉnh Lâm Đồng mới

TTTĐ – Về phương án bố trí trụ sở làm việc, ngoài sử dụng các trụ sở hiện có, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng đề xuất tận dụng một số cơ sở khác để bố trí hoạt động được ngay, hạn chế việc sửa chữa lớn kéo dài.
Hải Phòng tổ chức ngày hội toàn dân chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Muôn mặt cuộc sống

Hải Phòng tổ chức ngày hội toàn dân chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025), tại xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy, Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố phối hợp với Huyện ủy Kiến Thụy tổ chức “Ngày hội toàn dân chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng - Thành phố Anh hùng”.
Quận Đồ Sơn vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Muôn mặt cuộc sống

Quận Đồ Sơn vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

TTTĐ - Quận ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam quận Đồ Sơn (Hải Phòng) long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Đồ Sơn (15/5/1955 -15/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng cho Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Đồ Sơn “Đã có thành tích xuất sắc trong việc phát triển du lịch, bảo đảm an sinh xã hội, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc”.
Bộ đội Biên phòng khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc Muôn mặt cuộc sống

Bộ đội Biên phòng khen thưởng tập thể, cá nhân xuất sắc

TTTĐ - Ngày 9/5, Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị sơ kết 2 đợt thi đua cao điểm chào mừng các ngày lễ lớn 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) và 50 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng TP Hồ Chí Minh (7/5/1975 - 7/5/2025).
Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường Muôn mặt cuộc sống

Người nổi tiếng quảng cáo sai cần phải liên đới bồi thường

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đề xuất cần quy định rõ hơn cơ chế bồi thường với việc quảng cáo gian dối, sai sự thật của người quảng cáo, nhất là người nổi tiếng, người có ảnh hưởng.
Xem thêm