Tag

Hà Nội cảnh giác cao độ, chủ động ứng phó với bão số 3

Môi trường 05/09/2024 08:59
aa
TTTĐ - Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3. Các đơn vị chức năng của thành phố cũng đã chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ"
Thủ tướng chỉ đạo khẩn trương triển khai ứng phó với bão số 3 Sẵn sàng ứng phó với bão số 3 theo tinh thần cao nhất Bão số 3 đổi hướng, gió mạnh cấp 15, giật cấp 17
Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tham gia cuộc họp trực tuyến ứng phó bão số 3. Ảnh: Bảo Châu
Các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội tham gia cuộc họp trực tuyến ứng phó bão số 3

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 5/9, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,1 độ Vĩ Bắc; 116 độ Kinh Đông trên vùng biển phía Bắc khu vực Bắc Biển Đông, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 580 km về phía Đông.

Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 15 (167-183 km/giờ), giật cấp 17, bão di chuyển theo hướng Tây với tốc độ khoảng 10 km/giờ.

Dự báo, đến 4 giờ ngày 6/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 10-15 km/giờ, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 210 km về phía Đông. Sức gió mạnh cấp 16, giật cấp 17. Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông; độ rủi ro thiên tai cấp 4.

Đến 16 giờ ngày 7/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 15-20 km/giờ và suy yếu dần trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, Sức gió mạnh cấp 13-14, giật trên cấp 17.

Dự báo đường đi của bão số 3.
Dự báo đường đi của bão số 3.

Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông với độ rủi ro thiên tai cấp 4; phía Đông Bắc vịnh Bắc Bộ với độ rủi ro thiên tai cấp 3.

Đến 16 giờ ngày 8/9, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ khoảng 20 km/giờ và suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Tây Bắc Bộ; sức gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.

Khu vực chịu ảnh hưởng của bão là phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông và vịnh Bắc Bộ; độ rủi ro thiên tai cấp 3. Cảnh báo, từ 72 đến 96 giờ tiếp theo, áp thấp nhiệt đới di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được 15-20 km và suy yếu thành một vùng áp thấp.

Do ảnh hưởng của bão, khu vực Bắc Biển Đông gió mạnh cấp 11-13, vùng gần tâm bão đi qua cấp 14-16, giật trên cấp 17, biển động dữ dội. Từ đêm 6/9, khu vực vịnh Bắc Bộ có gió mạnh cấp 10-12, vùng gần tâm bão đi qua cấp 13-14, giật cấp 17, biển động dữ dội.

Trong 24 giờ tới, vùng biển khu vực Bắc Biển Đông có sóng biển cao 7-9m, vùng gần tâm bão 10-12m, biển động dữ dội, rất nguy hiểm đối với tàu thuyền hoạt động tại vùng biển trên.

Dự báo, ngày và đêm 5/9, Thủ đô Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào, dông vài nơi; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Gió Bắc đến Tây Bắc cấp 2-3. Nhiệt độ thấp nhất 26-28 độ C. Nhiệt độ cao nhất 35-37 độ C.

Nhân viên Công ty Thoát nước Hà Nội ứng trực tại các điểm úng ngập. Ảnh: VGP/Diệu Anh
Nhân viên Công ty Thoát nước Hà Nội sẵn sàng ứng trực tại các điểm úng ngập (Ảnh minh hoạ)

Chú trọng các phương án phòng, chống úng ngập

Theo Trưởng phòng Khí tượng thủy văn (Đài Khí tượng thủy văn khu vực Đồng bằng và trung du Bắc Bộ) Đinh Hữu Dương, hoàn lưu bão số 3 rất rộng, gây mưa lớn, gió mạnh trên đất liền…

Do ảnh hưởng bão số 3 nên từ chiều 7/9, thành phố Hà Nội có gió mạnh cấp 5, cấp 6, sau tăng lên cấp 7, cấp 8, giật cấp 9. Từ ngày 7 đến 9/9, thành phố Hà Nội mưa to đến rất to.

Lượng mưa tại các quận: Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa, Long Biên, Tây Hồ, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hà Đông, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm và các huyện: Gia Lâm, Hoài Đức, Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín, Thanh Oai, Mỹ Đức, Ứng Hòa, Phú Xuyên, Chương Mỹ, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Ba Vì và thị xã Sơn Tây đạt 200-300mm, có nơi cao hơn 350mm. Các huyện: Đông Anh, Sóc Sơn, Mê Linh 150-250mm, có nơi cao hơn 300mm.

“Cơ quan phòng, chống thiên tai và người dân Thủ đô đặc biệt đề phòng nguy cơ gãy đổ cây xanh, ngập lụt đô thị…”, ông Dương cảnh báo.

Để giảm đến mức thấp nhất thiệt hại do bão số 3 gây ra, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Công điện số 10/CĐ-UBND chỉ đạo chủ động ứng phó bão số 3.

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu giám đốc, thủ trưởng các ban, sở, ngành thành phố, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chỉ đạo, hướng dẫn của trung ương và thành phố trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đặc biệt là Chỉ thị số 01/CT-UBND ngày 2/2/2024 về việc tăng cường công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2024 trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các quận, huyện thường xuyên theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo và diễn biến thời tiết, thiên tai để thông báo, hướng dẫn kịp thời, thường xuyên cho các cấp chính quyền, Nhân dân chủ động phòng, tránh, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, sự cố.

Căn cứ tình hình thời tiết, thiên tai, các đơn vị chủ động rà soát, sẵn sàng triển khai các kế hoạch, phương án ứng phó với thiên tai theo phương châm "4 tại chỗ", phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và địa bàn phụ trách. Các đơn vị chú trọng tập trung các phương án phòng, chống úng ngập nội thành, ngoại thành; phương án chằng chống, cắt tỉa, giải tỏa cây đổ, ứng phó mưa to, gió lớn; phương án chằng chống nhà cửa, công trình, biển báo, bảo đảm an toàn về người, tài sản và hoạt động sản xuất của Nhân dân; phương án bảo đảm an toàn cho hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình đê điều, thủy lợi, phòng, chống thiên tai; phương án hỗ trợ bảo đảm đời sống nhân dân, phục hồi sản xuất, vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả khi có thiên tai, sự cố xảy ra.

Hà Nội cảnh giác cao độ, chủ động ứng phó với bão số 3

Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu tăng cường công tác kiểm tra an toàn hệ thống cơ sở hạ tầng, công trình tiêu thoát nước, các khu dân cư để kịp thời phát hiện các nguy cơ có thể xảy ra. Các đơn vị sẵn sàng sơ tán, có phương án bảo đảm an toàn đối với người dân khu vực nguy hiểm (ven sông, địa bàn trũng, thấp, nơi có nguy cơ sạt lở đất, khu vực chịu tác động của lũ rừng ngang và các khu vực nguy hiểm khác). Đặc biệt lưu ý đối với các huyện thường xuyên, trực tiếp bị ảnh hưởng bởi lũ rừng ngang, lũ quét, sạt lở đất, như: Ba Vì, Sóc Sơn, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức...

Cơ quan chuyên môn phối hợp với đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã, các cơ quan thông tin truyền thông cơ sở tăng cường các hoạt động phổ biến, hướng dẫn người dân cách nhận biết, kỹ năng ứng phó với dông, lốc, sét, mưa lớn, lũ, lũ quét, sạt lở đất và ngập úng cục bộ... để giảm thiểu thiệt hại.

Các địa phương, đơn vị trực ban nghiêm túc, thường xuyên tổng hợp báo cáo chi tiết, đầy đủ, kịp thời tình hình diễn biến thiên tai, sự cố, các thiệt hại và công tác ứng phó, khắc phục hậu quả; kịp thời tham mưu báo cáo, đề xuất khó khăn, vướng mắc và các nội dung vượt thẩm quyền theo quy định.

Phó Trưởng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn thành phố Hà Nội Nguyễn Xuân Đại cho biết, để chủ động ứng phó với diễn biến của bão số 3 và các ảnh hưởng của thời tiết, thiên tai có thể xảy ra, Văn phòng Thường trực đã có công văn đề nghị các quận, huyện, thị xã, sở, ban, ngành tập trung triển khai kịp thời, hiệu quả các phương án, kế hoạch, biện pháp ứng phó.

Nhiệm vụ trọng tâm của các đơn vị là là thường xuyên theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, tình hình thời tiết, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất trên các phương tiện thông tin đại chúng; thông tin cảnh báo kịp thời đến người dân để chủ động phòng tránh; chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó kịp thời, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.

Cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực trũng thấp, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động tổ chức di dời, sơ tán người dân khi có tình huống xảy ra; đồng thời, sẵn sàng nhân lực, vật tư, phương tiện để hộ đê, kịp thời xử lý các sự cố đê điều ngay từ giờ đầu.

Đọc thêm

Lũ trên các sông tiếp tục xuống, lũ trên sông Hồng dưới báo động 2 Môi trường

Lũ trên các sông tiếp tục xuống, lũ trên sông Hồng dưới báo động 2

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lúc 20h ngày 12/9, lũ trên sông Cầu (tỉnh Bắc Ninh) đã đạt đỉnh ở mức 7,79m (trên báo động 3 là 1,49m), dưới mức lũ lịch sử năm 1971 (7,84m) 0,05m và đang xuống chậm.
Ninh Bình theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên sông Hoàng Long Môi trường

Ninh Bình theo dõi chặt chẽ diễn biến mực nước trên sông Hoàng Long

TTTĐ - Chiều muộn 12/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và đoàn công tác đã kiểm tra phương án thoát lũ sông Hoàng Long, có nguy cơ ảnh hướng đến 60.000 người dân thuộc 12 xã của 2 huyện Nho Quan và Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình.
Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi Môi trường

Rà soát, tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi

TTTĐ - Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 412/TB-VPCP ngày 12/9/2024 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về việc tháo gỡ khó khăn cho các dự án điện khí, điện gió ngoài khơi.
Đêm 12/9: Các tỉnh Bắc Bộ và Hà Nội có mưa rào rải rác và dông Môi trường

Đêm 12/9: Các tỉnh Bắc Bộ và Hà Nội có mưa rào rải rác và dông

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Quốc gia, đêm 12/9, các tỉnh Bắc Bộ và Hà Nội có mưa rào rải rác và dông.
Nam Định cần tiếp tục chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân Môi trường

Nam Định cần tiếp tục chuẩn bị đầy đủ phương án để giảm thiểu thiệt hại cho người dân

TTTĐ - Chiều 12/9, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã kiểm tra công tác khắc phục hậu quả sau bão số 3 và tình trạng ngập lụt tại tỉnh Nam Định.
Nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường ngay đến đó Môi trường

Nước rút đến đâu, vệ sinh môi trường ngay đến đó

TTTĐ - Huyện Phúc Thọ xác định rõ phương châm chỉ đạo “nước rút đến đâu, xử lý vệ sinh ngay đến đó” để đảm bảo môi trường, không phát sinh dịch bệnh sau mưa lũ.
Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê Môi trường

Tăng cường công tác vận hành, điều tiết hồ chứa thủy điện, đảm bảo an toàn hệ thống đê

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện 94/CĐ-TTg ngày 12/9/2024 về việc tăng cường công tác vận hành, điều tiết các hồ chứa thủy điện ở các tỉnh phía Bắc nhằm đảm bảo an toàn các hệ thống đê và giảm thiểu đến mức thấp nhất thiệt hại do ngập, lụt tại vùng hạ du.
Lũ trên các sông có dấu hiệu giảm Môi trường

Lũ trên các sông có dấu hiệu giảm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, lũ trên các sông có dấu hiệu giảm.
Quốc Oai: Người dân Bến Vôi an tâm tại nơi tránh lũ lụt Môi trường

Quốc Oai: Người dân Bến Vôi an tâm tại nơi tránh lũ lụt

TTTĐ - Hơn 500 người dân tại xóm Bến Vôi (xã Cấn Hữu, huyện Quốc Oai, Hà Nội) đang quen dần với cuộc sống tại nơi trú ngụ mới sau khi buộc phải rời nhà do mưa lũ dâng cao.
Hà Nam cần tiếp tục gia cố các điểm đê xung yếu Môi trường

Hà Nam cần tiếp tục gia cố các điểm đê xung yếu

TTTĐ - Sáng 12/9, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đi thị sát, kiểm tra công tác phòng, chống lũ tại Hà Nam.
Xem thêm