Tag

Hà Nội chốt thời gian thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao

Đô thị 05/01/2023 21:18
aa
TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn thông tin, thành phố đã chốt kế hoạch thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy, kết hợp với mở rộng theo quy hoạch phần đi bằng đoạn từ Vĩnh Tuy đến Ngã Tư Vọng theo hình thức hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) vào ngày 11/1 tới.
Dự án đường Vành đai 2 dưới thấp dần hoàn thiện Hà Nội: Khởi công xây dựng hầm chui Vành đai 2,5 với đường Giải Phóng Hà Nội: Khẩn trương hoàn thiện thủ tục để thông xe đường Vành đai 2 Hà Nội: 3 công trình giao thông trọng điểm sẽ đưa vào khai thác trong năm 2023

Dự án đường Vành đai 2 trên cao đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, bao gồm cả tuyến đường bộ trên cao và phần mở rộng dưới thấp, có tổng vốn đầu tư hơn 9.400 tỷ đồng. Trong đó, đoạn tuyến Vành đai 2 trên cao có chiều dài hơn 5km, điểm đầu tiếp giáp phía Nam cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tiếp giáp với nút giao Ngã Tư Sở. Phần dưới thấp dài trên 3 km, điểm đầu kết nối với cầu Vĩnh Tuy, điểm cuối tại nút giao Ngã Tư Vọng.

Dự án nối liền 3 quận trung tâm gồm: Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, được khởi công từ năm 2018. Trong thời gian thi công, dự án bị gián đoạn nhiều lần do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Đến nay, dự án đã hoàn thành, sẵn sàng thông xe đưa vào khai thác phục vụ nhân dân ngay trước thềm Tết Nguyên đán Quý Mão 2023.

Hà Nội chốt thời gian thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao
Sau hơn 4 năm thi công, Vành đai 2 trên cao đoạn từ Ngã Tư Sở tới cầu Vĩnh Tuy sắp hoàn thiện.

Để tránh gây ùn tắc diện rộng khi tiến hành thông xe đường Vành đai 2, đoạn Vĩnh Tuy - Ngã Tư Sở, ngành Giao thông Vận tải Hà Nội đã nhiều lần họp bàn tìm phương án tối ưu tổ chức giao thông tại hai điểm lên xuống của tuyến đường Ngã Tư Sở và Ngã Tư Vọng. Sở sau đó nghiên cứu giải pháp phân luồng từ xa, phương tiện đi đường trên cao có thể phải hạn chế tốc độ.

Ông Nguyễn Phi Thường, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội cho biết, ngành giao thông Thủ đô đã xem xét phương án tổ chức giao thông cho nút Ngã Tư Sở, cần nghiên cứu trục xung quanh như đường Trường Chinh - Láng - Yên Lãng - Láng Hạ - Lê Văn Lương; Tây Sơn - Ngã Tư Sở - Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến.

Ông Thường giải thích, khi thông xe đường Vành đai 2 trên cao, phương tiện cả trên cao và dưới thấp cùng lúc đổ xuống Ngã Tư Sở rồi đi ra đường Láng. Trong khi đường Láng chỉ rộng 10,5m mỗi chiều; Thiết kế lưu lượng giao thông tối đa chỉ 3.000 phương tiện/giờ nhưng hiện đã lên đến 8.000 phương tiện/giờ nên thường xuyên ùn tắc giờ cao điểm.

"Việc tổ chức giao thông chỉ là ngọn, để giải quyết căn bản tình trạng ùn tắc giao thông phải xuất phát từ quy hoạch, sử dụng đất, phân bổ dân cư và phát triển giao thông khối lượng lớn", ông Thường nói.

Ông Thường cho hay, Hà Nội có khoảng 10 triệu dân với 7 triệu phương tiện, trong đó có 1 triệu ôtô. Số ôtô trong 10 năm qua tăng gấp 30 lần. Trung bình mỗi năm phương tiện tăng 4 - 5%, trong khi quỹ đất dành cho giao thông đô thị tăng 0,28%.

Hà Nội chốt thời gian thông xe tuyến đường Vành đai 2 trên cao
Toàn cảnh đường vành đai 2 nhìn từ trên cao

Một thành phố 10 triệu dân thì phải có metro, nhưng hiện mới có một đoạn tuyến Cát Linh - Hà Đông đi vào hoạt động và dự kiến đoạn tuyến Nhổn - ga Hà Nội hoạt động năm 2023. Theo quy hoạch giao thông vận tải, Hà Nội có 10 tuyến metro, nhưng thực tế cho thấy suất đầu tư metro rất lớn, khoảng 100 triệu USD/1km, trong khi nguồn ngân sách đầu tư công có hạn.

Hà Nội hiện đang dồn lực thực hiện đường Vành đai 4. Dự án không chỉ mang tính chất vành đai liên vùng mà còn để tái cấu trúc đô thị, giãn dân ra khỏi nội đô và kết nối hai thành phố trực thuộc Thủ đô trong tương lai. Đường Vành đai 4 cũng giúp giảm tải Vành đai 3, khi đó Vành đai 3 chỉ đóng vai trò vành đai đô thị chứ không là vành đai liên tỉnh cộng đô thị như hiện nay.

Trước mắt, để giải quyết 37 điểm ùn tắc giao thông (27 điểm từ trước và 10 điểm mới phát sinh), ông Thường cho biết Sở đã tái lập tổ công tác liên ngành về tổ chức và chống ùn tắc giao thông. Tổ họp hàng tuần để nghe báo cáo thực tế ngoài hiện trường, sau đó xem xét thảo luận, đưa ra phương án tổ chức giao thông, giải quyết dứt khoát từng “điểm đen”. Với những trục đường lưu lượng giao thông lớn, tổ chức đếm xe và áp dụng phần mềm mô phỏng để có cơ sở khoa học và thực tiễn tổ chức giao thông.

Tuyến đường Vành đai 2 trên cao là một trong những công trình trọng điểm của Thủ đô Hà Nội nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc và phát triển kinh tế-xã hội các khu vực dân cư dọc tuyến đường Vành đai 2 trong thời gian tới.

Trục đường Vành đai 2 của Hà Nội được quy hoạch theo lộ trình: Cầu Vĩnh Tuy - Minh Khai - Đại La - Ngã Tư Vọng - Trường Chinh - Ngã Tư Sở - đường Láng - Cầu Giấy - đường Bưởi - Võ Chí Công - cầu Nhật Tân - đường Võ Nguyên Giáp - đường Trường Sa - cầu Đông Trù - đường Lý Sơn - cầu chui Gia Lâm - đường Nguyễn Văn Linh - đường Đàm Quang Trung - cầu Vĩnh Tuy. Đến nay, Hà Nội đang gấp rút hoàn thành các đoạn tuyến chưa được mở rộng đồng bộ nhằm nâng cao năng lực đáp ứng giao thông với đường trên cao, dưới thấp.

Đọc thêm

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4 Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên Đô thị

Quận Tây Hồ: Tập trung toàn lực triển khai Dự án cầu Tứ Liên

TTTĐ - Ngay từ thời điểm này, quận Tây Hồ sẽ tập trung toàn lực để triển khai thực hiện Dự án cầu Tứ Liên. Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với quận Tây Hồ, từng bước xây dựng quận phát triển toàn diện, bền vững, văn minh, hiện đại.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến có hai phường Vũng Tàu và Bà Rịa Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu: Dự kiến có hai phường Vũng Tàu và Bà Rịa

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã thông qua phương án sắp xếp, tinh gọn còn 30 đơn vị hành chính cấp xã, phường, giảm 61,05%.
Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô Đô thị

Vận dụng hiệu quả cơ chế, chính sách đặc thù trong Luật Thủ đô

TTTĐ - Thực hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, TP yêu cầu vận dụng có hiệu quả các cơ chế, chính sách đặc thù được quy định trong Luật Thủ đô để tạo ra những đột phá tạo sức hút, huy động đa dạng các nguồn lực bên ngoài, các thành phần kinh tế tham gia khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế thành nguồn lực phát triển Thủ đô
Xem thêm